Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Sau đường bộ, sẽ nhượng quyền khai thác đường sắt

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Sau đường bộ, sẽ nhượng quyền khai thác đường sắt

Lê Anh

Sau đường bộ, sẽ nhượng quyền khai thác đường sắt
Việc xã hội hóa và nhượng quyền khai thác các dự án đường sắt nhằm thúc đẩy ngành vận tải này phát triển để thoát khỏi cảnh trì trệ nhiều năm nay – Ảnh: Anh Quân

(TBKTSG Online) – Sau việc nhượng quyền khai thác đường bộ, sẽ có nhiều dự án đường sắt cũng được nhượng quyền khai thác cho nhà đầu tư, theo đề án huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt mới được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt.

Theo đề án này, ngành đường sắt sẽ xã hội hóa các hạng mục như nhà ga hành khách, ga hàng hóa, nhượng quyền khai thác một số đoạn và mời gọi đầu tư các tuyến đường sắt nối đến cảng biển.

Cụ thể, đối với các hạng mục nhà ga sẽ mời gọi đầu tư xây dựng khu ga hành khách Nha Trang mới và kho bãi hàng hóa ga Vĩnh Trung; cải tạo nâng cấp hệ thống nhà ga, kho bãi của 6 ga khác gồm: Sóng Thần, Bỉm Sơn, Giáp Bát, Yên Viên, Lào Cai, Đồng Đăng; Xuân Giao A;  khu nhà ga hàng Cái Lân và bãi cảng Cái Lân.

Danh mục nhượng quyền khai thác các tuyến đường sắt gồm Hà Nội – Vinh; Vinh – Đồng Hới; Đồng Hới – Đà Nẵng; Đà Nẵng – Nha Trang; Nha Trang – TPHCM; Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Kép – Hạ Long – Cái Lân;

Bộ GTVT cũng khuyến khích nhượng quyền kinh doanh, khai thác kết cấu hạ tầng toàn tuyến hoặc từng hạng mục đoạn: Hà Nội – Đồng Đăng; Đông Anh – Quán Triều; Bắc Hồng – Văn Điển; Kép – Lưu Xá; Cầu Giát – Nghĩa Đàn; Diêu Trì – Quy Nhơn.

Đề án cũng mời gọi xây dựng các tuyến đường sắt mới gồm: Đắk Nông – Chơn Thành – Vũng Tàu; di dời ga Đà Nẵng; xây dựng đường sắt vào cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.

Việc xã hội hóa các hạng mục đường sắt cũng như việc nhượng quyền khai thác một số đoạn đường sắt đang nhận được sự quan tâm của một số nhà đầu tư. Trong đó, liên doanh Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại đường sắt (Ratraco) và Công ty Logistics đường sắt (ITL) đang quan tâm đến dự án cải tạo và xây dựng kho bãi hàng của ga Yên Viên.

Không chỉ có các công ty vận chuyển, một số nhà đầu tư đang xây dựng dự án đường bộ cũng quan tâm đến việc nhượng quyền đường sắt. Trao đổi với TBKTSG Online, ông Hồ Minh Hoàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư đèo Cả (đơn vị đang thi công hầm đèo Cả) cho biết, doanh nghiệp cũng đang quan tâm tới việc nhượng quyền khai thác tuyến Hà Nội – Hải Phòng.

Năm 2010, Cục đường sắt Việt Nam đã đề xuất 20 dự án đường sắt đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), BT (chuyển giao – kinh doanh), BTO (xây dựng – chuyển giao – kinh doanh). Tuy nhiên, đến nay hầu như rất ít dự án thu hút được tư nhân tham gia.

Theo đánh giá của ông Hồ Minh Hoàng, các dự án đường sắt có vốn đầu tư lớn, trong khi việc thu hồi vốn kéo dài nhiều năm. Do vậy, việc đầu tư dự án đường sắt theo hình thức BOT không thu hút được nhà đầu tư tham gia. Ông Hoàng cho rằng, các dự án đường sắt nên nghiên cứu đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP).

Mời đọc thêm:

>> Bốn dự án đường sắt chờ vốn tư nhân

>> Nhà đầu tư không mặn mà dự án BOT đường sắt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới