Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Sau một thập kỷ “vận động”, hàng Việt vẫn còn trăm mối lo

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Sau một thập kỷ “vận động”, hàng Việt vẫn còn trăm mối lo

Thành Vũ

(TBKTSG Online) – Chương trình "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thấm thoát đã gần tròn 10 năm, nhưng vấn đề hàng Việt đứng ở đâu trong thị trường nội địa vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Hàng Việt phải “lớn lên” để chinh phục người tiêu dùng

Hàng Việt chậm chân bước vào thị trường ASEAN

Sau một thập kỷ
Ảnh chụp tại một một phiên chợ nông sản. Ảnh: Thành Hoa

Hàng hóa Việt Nam vẫn còn rất nhiều điều để lo lắng.

Giá trị nông sản Việt như một chiếc bè trồi sụt trên dòng chảy thị trường. Người nông dân làm ra hạt lúa nhưng không được quyền quyết định giá cả. Bài ca được mùa mất giá nay có thêm điệp khúc giải cứu nông sản.

Mùa nào giải cứu thức nấy. Người dân đã quá quen thuộc với cảnh giải cứu khoai, giải cứu vải thiều, giải cứu dưa hấu… Trong khi ngành trái cây tồn tại một nghịch lý khó có thể chấp nhận được: trái cây nội phải kêu gọi cộng đồng chung tay giải cứu, trong khi trái cây ngoại phải xếp hàng chờ mua, với giá đắt không tưởng: một chùm nho Nhật Bản có giá hàng triệu đồng.

Ngành chăn nuôi lao đao vì dịch bệnh, những đợt tồn ứ hàng nghìn con heo hơi đến ngày xuất chuồng cũng “bùng phát” thành những cuộc giải cứu lợn.

Ngành sản xuất công nghiệp cũng không đứng ngoài cuộc. Hệ thống doanh nghiệp Việt vẫn còn đấu đá nhau trên chính sân nhà qua câu chuyện nước mắm, nước chấm… Một số công ty, tập đoàn Việt rơi vào tay ông chủ người nước ngoài… Hàng do các doanh nghiệp Việt sản xuất ra vẫn chưa đủ thuyết phục người tiêu dùng trong nước mở hầu bao.

Những cuộc tổng kết 10 năm vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đang được tổ chức ở các địa phương trên toàn quốc. Những số liệu, những bài báo cáo dĩ nhiên luôn luôn hướng về những điều tốt đẹp.

Nhưng, chúng ta cần tỉnh táo để nhìn nhận rằng, phải làm sao để những năm tới, không cần phải "vận động", "ưu tiên", người tiêu dùng Việt vẫn sẽ tự chủ động tìm mua hàng nội địa vì chúng chất lượng cao và giá cả phù hợp với túi tiền.

Trên hết, chúng ta vẫn có quyền ước mơ hàng Việt chinh phục được thị trường nước ngoài, doanh nghiệp Việt tự tin mỗi lần “đem chuông đi đánh xứ người”.

Vị trí đặt bình chọn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới