Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Sẽ bán sân bay Phú Quốc và một phần nhà ga Nội Bài

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Sẽ bán sân bay Phú Quốc và một phần nhà ga Nội Bài

Lê Anh

Sẽ bán sân bay Phú Quốc và một phần nhà ga Nội Bài
Sân bay Phú Quốc sẽ được bán quyền khai thác – Ảnh: Anh Quân

(TBKTSG Online) – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ thí điểm nhượng quyền khai thác sân bay Phú Quốc và một phần nhà ga sân bay Nội Bài (Hà Nội) để có vốn đầu tư cho các dự án sân bay khác.

Đây là nội dung được Bộ GTVT đưa ra bàn thảo hôm nay, 25-2, nhằm hoàn thiện đề án huy động vốn xã hội để đầu tư hạ tầng hàng không.

Thông tin từ Bộ GTVT cho biết, tại cuộc họp, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị sớm thành lập ban chỉ đạo để thí điểm nhượng quyền khai thác sân bay quốc tế Phú Quốc hoặc nhượng quyền khai thác nhà ga của sân bay này.

Theo đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam, sân bay Phú Quốc được xây dựng với số vốn 3.000 tỉ đồng chủ yếu bằng vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nên việc bán quyền khai thác cho nhà đầu tư là có cơ sở và tính khả thi cao.

Theo ông Nguyễn Danh Huy, Trưởng ban Ban quản lý đầu tư các dự án đối tác công – tư (PPP) thuộc Bộ GTVT,  việc cổ phần hóa các doanh nghiệp hàng không cũng là một hình thức để xã hội hóa đầu tư.

Đánh giá về tiềm năng của lĩnh vực hàng không, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, lĩnh vực này có sức hấp dẫn rất lớn, do vậy, hoàn toàn có thể thu hút nguồn vốn bên ngoài.

Ông Thăng đề nghị, trong thời gian tới Tổng công ty cảng Hàng không Việt Nam (ACV) khẩn trương hoàn thiện phương án cổ phần hóa và trình Bộ trong tháng 4 tới đây.

Đồng thời, xây dựng ngay phương án thí điểm bán 100% vốn sân bay Phú Quốc và chuyển nhượng quyền khai thác một số sân bay cũng như thành lập liên doanh để đầu tư mới. Ngoài ra, cũng sẽ thí điểm bán sảnh E, nhà ga T1 sân bay Nội Bài.

Theo kế hoạch trong năm nay, Bộ GTVT sẽ đầu tư mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất bao gồm đường lăn, sân đỗ máy bay; khởi công đường cất hạ cánh sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) và một số dự án khác.

Hồi cuối năm 2014, Bộ GTVT đã khởi công nâng cấp một loạt nhà ga các sân bay Cát Bi (Hải Phòng), Phù Cát (Bình Định), Thọ Xuân (Thanh Hóa). Nguồn vốn để nâng cấp các sân bay đều từ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, từ trước đến nay mới chỉ có đào tạo phi công là xã hội hóa được, còn trong lĩnh vực hạ tầng hàng không, rất ít dự án được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa.

Qua tìm hiểu của TBKTSG Online từ các nhà đầu tư, hiện nay do có sự mâu thuẫn giữa nghị định quy định về hình thức đầu tư BOT, BT (Nghị định 108/2009/NĐ-CP) với quyết định quy định về hình thức đầu tư PPP (Quyết định 71/2010/QĐ-TTg) khi áp dụng vào thực tế nên nhà đầu tư vẫn còn e ngại.

Thế nhưng, với việc Chính phủ mới ban hành Nghị định PPP hôm 14-2 và sẽ có hiệu lực từ 10-4 thì sẽ mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng hàng không.

Mời đọc thêm:

>> Bộ GTVT muốn bán quyền khai thác sân bay Phú Quốc

>> Buông cảng biển, tập trung sân bay, nhưng…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới