Thứ Tư, 17/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Sẽ chấm dứt tình trạng đánh trống bỏ dùi trong việc chống tin rác?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Sẽ chấm dứt tình trạng đánh trống bỏ dùi trong việc chống tin rác?

Song Nghi

(TBKTSG Online) – Cuộc chiến chống tin "rác" ở Việt Nam vừa được tăng viện một vũ khí hạng nặng: DoNotCall. Nếu được thực thi nghiêm chỉnh, DoNotCall sẽ giúp tình trạng đánh trống bỏ dùi trong việc chống tin 'rác' như trong nhiều năm qua sẽ không lập lại.

Theo quy định tại Nghị định số 91/2020/NĐ-CP quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác vừa được Chính phủ ban hành, từ ngày 1-10 tới, người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi được người sử dụng đồng ý trước về việc nhận quảng cáo.

Nghị định số 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.

Sẽ chấm dứt tình trạng đánh trống bỏ dùi trong việc chống tin rác?
Cuộc chiến chống tin "rác" đã được các cơ quan chức năng nhà nước tiến hành từ hơn 10 năm qua. Ảnh minh họa: TTXVN

Quản lý rất chặt … trên luật

Tin "rác" (spam) – từ dùng chung để chỉ các loại tin SMS, email, cuộc gọi quảng cáo không mong muốn – đã xuất hiện khá lâu tại Việt Nam và tăng vọt song hành với đà phát triển của thị trường viễn thông.

Cuộc chiến chống tin "rác" đã được các cơ quan chức năng nhà nước tiến hành từ hơn 10 năm qua, bắt đầu từ các quy định bắt buộc các doanh nghiệp muốn gởi SMS hay email quảng cáo phải đăng ký với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT-thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) để được cấp mã số quản lý (MSQL) hoặc thông qua một doanh nghiệp quảng cáo được VNCERT cấp MSQL. 

Hiện tại theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP (Nghị định 91/2020) thì chức năng quản lý ngăn chận tin "rác" thuộc về Cục An toàn thông tin (AIS) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Nếu xét về quy định luật chống tin "rác" thì Việt Nam rất chặt chẽ. Theo Điều 3 NĐ 91/2020, chỉ cần người gởi vi phạm một trong sáu Luật sau: Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông, Luật Quảng cáo, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng thì tin gởi đi bị xem là "rác". Chưa hết, hành vi gởi tin "rác" còn bị cấm theo Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tin nhắn, email, cuộc gọi bị xem là "rác" khi:

– Không được sự đồng ý trước của người nhận.
– Vi phạm các quy định tại:
Điều 12 Luật Công nghệ thông tin.
Điều 9 Luật Giao dịch điện tử.
Điều 12 Luật Viễn thông.
Điều 8 Luật Quảng cáo.
Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng.
Điều 8 Luật An ninh mạng.
Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì có đến bảy Luật dùng để quản lý ngăn chận việc quảng cáo bằng tin "rác". Với một rừng luật như như vậy, tưởng chừng tin nhắn rác sẽ hết đất sống. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, tin "rác" và cuộc gọi quảng cáo vẫn chưa có dấu hiệu giảm đi.

Dù cơ quan chức năng quản lý nhà nước có mở ra các kênh tiếp nhận phản ánh tin "rác" thông qua số điện thoại và email, nhưng có vẻ việc xử lý tiếp theo vẫn chưa đủ mạnh. Việc ngăn chận nhắm vào các số phát tán tin "rác" như bắt cóc bỏ dĩa, chận số này lại mọc ra số khác. 

Ách chủ bài Danh sách không quảng cáo (DoNotCall)

Liệu Nghị định 91/2020 vừa ban hành có trở thành vũ khí hữu hiệu trong cuộc chiến dai dẳng với tin "rác"?

Từ ngày 1-10-2020, việc kiểm soát gia tăng thêm với quy định hành vi “gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo có thể bị xử phạt hành chính từ 80 đến 100 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 91/2020.

Trước đó, hành vi “quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ hai lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng” đã bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Có thể thấy điểm tiến bộ nổi trội trong Nghị định số 91/2020 là đưa vào quy định pháp luật hai khái niệm mới "cuộc gọi rác" và "Danh sách không quảng cáo (DoNotCall)".

Có thể nói, Danh sách không quảng cáo là điểm tiến bộ  ách chủ bài trong cuộc chiến chống tin "rác" nếu được các nhà cung cấp dịch vụ thực thi nghiêm túc. Nếu việc hậu kiểm, giám sát các nhà mạng không nghiêm thì việc chống tin "rác" dễ bị rơi vào tình trạng đánh trống bỏ dùi như trước đây.

Vấn đề còn lại quyết định thành công trong việc áp dụng Danh sách không quảng cáo vào thực tế sau khi Nghị định 91/2020 có hiệu lực tùy thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động. Chỉ khi nào các nhà mạng cung cấp công cụ để khách hàng dễ dàng đăng ký số điện thoại của họ vào DoNotCall thì khi đó quy định này mới có hiệu quả trong ngăn chận tin "rác". 

Bởi lẽ, trong tình hình doanh thu từ cuộc gọi và tin nhắn SMS giảm quá mạnh như hiện nay, cuộc gọi và tin nhắn quảng cáo trở thành một nguồn doanh thu không nhỏ cho các nhà mạng. Vì vậy, việc giám sát các nhà mạng áp dụng đầy đủ quy định DoNotCall đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực thi Nghị định 91/2020.  

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong dịp Tết Canh Tý 2020, các doanh nghiệp viễn thông di động đã chận 1,350 triệu tin nhắn "rác", tăng khoảng 20% so Tết 2019.

Danh sách không quảng cáo (DoNotCall)

– Là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.

– Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền đăng ký vào hoặc rút ra khỏi Danh sách không quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.

– Người quảng cáo, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo.

Theo Điều 7-Nghị định 91/2020

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới