SHTP thu hút thêm gần 20 triệu đô la vốn đăng ký
Quốc Hùng
![]() |
Bà Lê Bích Loan, Phó ban Quản lý SHTP trao giấy chứng nhận đầu tư cho một doanh nghiệp tại buổi lể kỷ niệm 10 năm thành lập Khu công nghệ cao TPHCM – Ảnh: Hải Long |
(TBKTSG Online) – Ngày 24-10, Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho hai dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký gần 20 triệu đô la Mỹ tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP).
>>> Khu công nghệ cao TPHCM tạo giá trị gia tăng thấp
Cụ thể, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn thành lập công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn Amura Precision tại SHTP để thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí chính xác cao nhằm cung cấp sản phẩm cho các đơn vị trong tổng công ty, các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao trong nước và tiến đến xuất khẩu. Theo Ban quản lý SHTP, dự án này có vốn đầu tư khoảng 9,7 triệu đô la Mỹ, nhà đầu tư sẽ xây dựng nhà máy trên diện tích hơn 1 héc ta.
Trong khi đó, Công ty cổ phần United Healthcare sẽ đầu tư gần 10 triệu đô la Mỹ để xây dựng một nhà máy sản xuất stent mạch vành tại đây theo tiêu chuẩn của Mỹ, với giá thành phù hợp, nhằm giúp bệnh nhân mắc bệnh mạch vành có cơ hội được cứu chữa, thay thế hàng nhập khẩu và hướng đến xuất khẩu đi các nước.
Theo kế hoạch của nhà đầu tư, giai đoạn 1 của dự án (năm 2014- 2015), công ty sẽ sản xuất 12.000 ống nong động mạch vành/năm sử dụng trong tim mạch với doanh số dự kiến 5,5 triệu đô la Mỹ/năm. Giai đọan II (2015- 2062), công ty sẽ sản xuất 47.000 sản phẩm/năm (gồm ống nong mạch sử dung trong mạch máu, phát triển sản xuất các lọai trang thiết bị và dụng cụ y tế khác) với doanh số dự kiến 12,5 triệu đô la Mỹ /năm.
Theo ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý SHTP, Sau 10 năm thành lập, Khu công nghệ cao TPHCM đã thu hút được
Cũng tại buổi lễ, Ban Quản lý SHTP đã ký kết ghi nhớ hợp tác nghiên cứu công nghệ nano với Đại học Illinois (Mỹ). Biên bản ghi nhớ này là cơ sở để SHTP và Đại học Illinois cùng hợp tác nghiên cứu lĩnh vực công nghệ nano và ứng dụng của công nghệ nano trong năng lượng và chiếu sáng, nước và môi trường, điện tử, y tế và an toàn. Ngoài ra, Trung tâm Đào tạo SHTP và học viện Microsoft ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo đó, học viên được đào tạo theo giáo trình và công nghệ của Microsoft sẽ được cấp chứng nhận của Học viện Microsoft. |
63 dự án với số vốn đăng ký 2, 22 tỉ đô la Mỹ. Số dự án đã đi vào hoạt động ổn định đến nay là 30 dự án, số vốn giải ngân đạt khoảng 40%. Ông Quốc cho rằng, đây là tiến độ tương đối khá cao so với vốn giải ngân dự án đầu tư trung bình cả nước.
Tốc độ doanh số sản xuất hàng công nghệ cao xuất khẩu trong 5 năm gần đây tại SHTP luôn đạt năm sau gấp đôi năm trước. Cụ thể năm 2007 doanh số xuất khẩu toàn khu đạt 53,9 triệu đô la Mỹ, năm 2008 đạt 131 triệu đô la Mỹ, năm 2009 đạt 259 triệu đô la Mỹ, năm 2010 đạt 501 triệu đô la Mỹ, năm 2011đạt 1 tỉ đô la Mỹ, và năm 2012 ước sẽ đạt khoảng 2 tỉ đô la Mỹ.
Đến tháng 10-2012, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong SHTP chiếm 28,33% so với giá trị xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài của TPHCM.
Mặc dù vậy, ông Quốc cũng thừa nhận doanh số tăng nhưng giá trị gia tăng của sản phẩm chế tạo tại đây còn chưa cao, việc thâm dụng lao động lắp ráp vẫn còn nhiều, cản trở tăng dần hàm lượng trí tuệ có giá trị cao hơn của sản phẩm.
Điểm sáng hiện nay của SHTP là việc đầu tư và nghiên cứu – phát triển (R&D) của doanh nghiệp đang tăng lên. Cụ thể từ cuối năm 2011 đến nay, số kinh phí đầu tư cho R&D tại một số doanh nghiệp từ dưới 5% đã vượt lên trên 10% doanh số. Có doanh nghiệp đạt số đầu tư R&D từ 25% – 35%, cơ cấu nhân lực từ trình độ đại học trở lên ở mức 10% – 30% như Intel, FPT, Nanogen, Thái Dương-UPV…