Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Silicon Valley thất vọng với kế hoạch cải cách nhập cư của TT Obama

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Silicon Valley thất vọng với kế hoạch cải cách nhập cư của TT Obama

Thái Bình

Silicon Valley thất vọng với kế hoạch cải cách nhập cư của TT Obama
Tổng thống Mỹ Obama công bố kế hoạch cải tổ nhập cư tối 20-11. Ảnh Reuters

(TBKTSG Online) – Các doanh nghiệp lớn ở Thung lũng Điện tử (Silicon Valley) kỳ vọng chương trình cải cách nhập cư của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tạo thuận lợi cho họ tuyển dụng chuyên viên nước ngoài, song hầu hết đều bày tỏ thất vọng sâu sắc khi chương trình được công bố vào sáng nay 21-11.

Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp lúc 8 giờ tối thứ Năm 20-11 giờ miền Đông Hoa Kỳ, tức 8 giờ sáng nay21-11 giờ Việt Nam, ông Obama đã trình bày tóm tắt kế hoạch sử dụng quyền của hành pháp (tổng thống) để giúp hàng triệu người nhập cư tại Mỹ khỏi bị trục xuất.

Phản ứng ngay lập tức với kế hoạch này, một số đại diện các tập đoàn công nghệ cao tại Silicon Valley, bang California nói với hãng tin Reuters rằng họ thất vọng vì những thay đổi về chính sách nhập cư không đáp ứng được đòi hỏi lâu nay của giới doanh nghiệp là Mỹ phải cấp thêm nhiều thị thực (visa) cho chuyên viên nước ngoài, rút ngắn thời gian xem xét cấp “thẻ xanh” (thường trú nhân) cho những người lao động có tay nghề trong các lĩnh vực công nghệ.

“Nếu cải cách nhập cư mà chỉ thế này thì Tổng thống Obama đang để lỡ một cơ hội thật sự. Lẽ ra Tổng thống nên tạo thuận lợi hơn cho những người nhập cư nước ngoài có trình độ cao được trở thành công dân Mỹ thông qua hệ thống “thẻ xanh”, từ đó bảo vệ cả người lao động nước ngoài và doanh nghiệp Mỹ”,

Russ Harrison, đại diện pháp lý của IEEE

Các đại diện này công nhận kế hoạch cải cách của ông Obama sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp hoạt động tại Mỹ, sẽ kéo dài một chương trình cho phép sinh viên nước ngoài tốt nghiệp các chương trình đào tạo bậc cao (advanced degrees) của các trường đại học Mỹ được làm việc tạm thời tại nước này. Tuy nhiên, họ nói rằng tác động của những thay đổi này rất hạn chế.

Cho đến nay, Mỹ vẫn có chương trình cấp giấy phép làm việc tạm thời, gọi là visa H1-B, cho chuyên viên nước ngoài làm trong các lĩnh vực công nghệ. Muốn được cấp visa này, ngoài điều kiện về trình độ, người lao động phải có hợp đồng làm việc với một doanh nghiệp tại Mỹ, được doanh nghiệp bảo lãnh và phải làm việc cho doanh nghiệp ấy. Năm 2014 dự kiến sẽ có 85.000 visa H1-B được cấp, trong đó có khoảng 20.000 visa H1-B thuộc loại “ADE” cấp cho sinh viên nước ngoài tốt nghiệp thạc sĩ (master) tại các trường đại học Mỹ, số còn lại là “Regular” có thể cấp cho người lao động đang sinh sống bên ngoài nước Mỹ muốn đến Mỹ làm việc.

Con số 85.000 visa H1-B mỗi năm là quá ít, không đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Mỹ. Các tập đoàn công nghệ lớn như Intel Corp., Microsoft Corp., Qualcomm… luôn than phiền họ không thể tìm ra đủ số nhân viên có tay nghề cao và nhiều năm qua đã vận động Washington tăng số lượng visa H1-B được cấp mỗi năm. Cho tới nay, cuộc vận động đó vẫn  chưa có kết quả.

Tập đoàn Intel chẳng hạn, hiện có 2.500 nhân viên đang sống ở Mỹ với visa H1-B, nói rằng tập đoàn sẽ tiếp tục gây sức ép với các nhà làm luật Mỹ để thay đổi hiện trạng, theo lời Peter Muller, giám đốc quan hệ công chúng của Intel. “Trọng tâm thật sự của chúng tôi là visa H1-B và chúng tôi yêu cầu mở rộng số lượng những chuyên viên kỹ thuật tài năng được đến làm việc ở Mỹ. Những quy định được Tổng thống Obama công bố hôm nay vẫn còn nhiều khoảng trống để cải thiện”, George Davis, giám đốc tài chính của Qualcomm- nhà sản xuất chip di động lớn nhất thế giới – cho biết.

Trong khi đó, Hiệp hội các kỹ sư điện và điện tử (IEEE) – với 200.000 thành viên là các doanh nghiệp điện tử – mong đợi chính phủ Mỹ có biện pháp làm giảm danh sách những người đang chờ đợi được chuyển từ visa H1-B sang thẻ xanh và sau đó là nhập tịch Mỹ. Một đề xuất của IEEE là chính phủ Mỹ hãy cấp giấy phép làm việc (work permit) cho vợ/chồng những người đang có visa H1-B cũng chưa được giải quyết. “Nếu cải cách nhập cư mà chỉ thế này thì Tổng thống Obama đang để lỡ một cơ hội thật sự. Lẽ ra Tổng thống nên tạo thuận lợi hơn cho những người nhập cư nước ngoài có trình độ cao được trở thành công dân Mỹ thông qua hệ thống “thẻ xanh”, từ đó bảo vệ cả người lao động nước ngoài và doanh nghiệp Mỹ”, Russ Harrison, đại diện pháp lý của IEEE nhận xét.

(theo Reuters)

Đọc thêm:

– Mỹ: xung đột quanh chuyện nhập cư

– Kế hoạch 10 điểm cải cách nhập cư Mỹ của TT Obama

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới