Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Sợ cạnh tranh không lại với doanh nghiệp Trung Quốc

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Sợ cạnh tranh không lại với doanh nghiệp Trung Quốc

Ngọc Hùng

Sợ cạnh tranh không lại với doanh nghiệp Trung Quốc
Các đại biểu trong phần hỏi đáp về những vấn đề liên quan đến rừng, nguyên liêu gỗ tại hội thảo. Ảnh: NH

(TBKTSG Online) – Hiện nay, khoảng 74% lượng gỗ cung cấp cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ đến từ nguồn trong nước. Tuy nhiên, nguồn cung này đang bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là mặt hàng gỗ cao su.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo quản lý, chia sẻ dữ liệu tài nguyên rừng và xúc tiến đầu tư tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 8-3 tại TPHCM.

Hiện tại, Việt Nam đã có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, vì thế nguồn cung gỗ nguyên liệu cho doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn gỗ từ rừng trồng và nhập khẩu.

Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), năm 2016, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ cần 31 triệu mét khối gỗ, trong đó 23 triệu mét khối (tương đương 74%) là từ nguồn cung trong nước, còn lại là nhập khẩu. Năm 2016, giá trị nhập khẩu mặt hàng này là 1,82 tỉ đô la Mỹ, giảm 16% so với năm 2015

Trong thời gian tới, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam sẽ phụ thuộc vào nguồn cung trong nước, còn nguồn nhập khẩu sẽ ít hơn, sẽ khó khăn hơn do phải cạnh tranh với doanh nghiệp các nước trong khu vực, đặc biệt là cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Thông tin từ VIFORES, mỗi năm Trung Quốc cần 60 triệu mét khối gỗ tròn, gỗ xẻ. Nguồn gỗ này phải nhập khẩu, tức là trong thời gian tới các doanh nghiệp gỗ trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt về giá với doanh nghiệp đến từ Trung Quốc tại những quốc gia mà Việt Nam đang mua gỗ lâu nay.

Không những thế, doanh nghiệp Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm đến Việt Nam như một nguồn cung gỗ, tức là sẽ cạnh tranh với chính doanh nghiệp Việt Nam ngay trên sân nhà. Một trong những mặt hàng mà doanh nghiệp gỗ đang đứng trước áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc là gỗ cao su. Dự kiến mỗi năm ngành cao su cung cấp cho thị trường khoảng 3-5 triệu mét khối gỗ.

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2016, giá trị xuất khẩu gỗ ước đạt hơn 6,9 tỉ đô la Mỹ, tăng 0,3% so với năm 2015. Trong đó, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc là ba thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam.

Mục đích của hội nghị nói trên là giới thiệu về dự án FORMIS II mà Chính phủ Phần Lan đang tài trợ cho Việt Nam trong việc tổng hợp các dữ liệu, thông tin về rừng, quản lý rừng từ nhiều nguồn về thành một nơi cung cấp duy nhất.

Tại đây, người dân, doanh nghiệp có thể truy cập những dữ liệu liên quan đến diện tích rừng các tỉnh, thành, bản đồ rừng hiện tại Việt Nam được cập nhật hằng năm và nhiều dữ liệu khác liên quan đến rừng. Đây là dự án do Chính phủ Phần Lan tài trợ với giá trị 9,7 triệu euro, trong thời gian 2014-2018.

Doanh nghiệp, các chủ rừng có thể truy cập vào đường dẫn: http://maps.vnforest.gov.vn để cập nhât những thông tin liên quan đến rừng.

 

Xem thêm

>>> Doanh nghiệp gỗ còn yếu về vốn và tiếp cận thị trường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới