Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Sở Công Thương TPHCM khẳng định hàng hóa thiết yếu không bị thiếu hụt

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Sở Công Thương TPHCM khẳng định hàng hóa thiết yếu không bị thiếu hụt

Chánh Trung – Lan Nhi

(KTSG Online) – Chiều 7-7, TPHCM tiếp tục thông tin về tình hình cung ứng, phân phối lương thực, thực phẩm. Chính quyền thành phố cũng công bố danh sách các điểm bán hàng thiết yếu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm các mặt hàng thiết yếu.

Danh sách các điểm bán hàng thiết yếu tại TPHCM

Sở Công Thương TPHCM khẳng định hàng hóa thiết yếu không bị thiếu hụt

Nhiều người dân tập trung mua sắm tại các siêu thị ở TPHCM. Ảnh: Đại Dương

Chỉ thiếu hụt tạm thời, nguồn cung vẫn dồi dào

Theo Sở Công Thương TPHCM, hiện nay, trên địa bàn TPHCM có 106 siêu thị cung cấp lương thực, thực phẩm, 112 cửa hàng chuyên về thịt gia súc, gia cầm, 2.469 siêu thị mini và cửa hàng tiện ích, 28.700 cửa hàng bách hóa bán thực phẩm phục vụ cho người dân TP. Thủ Đức và các quận, huyện. Lượng hàng dự trữ của doanh nghiệp bình ổn, lượng hàng thông qua các tiểu thương hoạt động tại 3 chợ đầu mối vẫn về TPHCM với khối lượng tương đối dồi dào.

 Sở Công Thương khẳng định, với nguồn cung ứng dồi dào và các kênh phân phối đa dạng, người dân không phải lo lắng về việc thiếu hụt lương thực trong tất cả các tình huống.

Về giá cả hàng hóa, đối với các mặt hàng thiết yếu Sở Công thương TPHCM cho biết, thành phố có chương trình bình ổn thị trường, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn có nhiệm vụ cung ứng hàng hóa với giá bình ổn, ổn định phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM đã phối hợp với Sở Công Thương điều chỉnh cách thức hoạt động của 3 chợ đầu mối (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức).

Theo đó, trong quá trình cung ứng hàng hóa cho các chợ truyền thống và các điểm bán lẻ trên địa bàn TPHCM, các thương nhân, thương lái thay vì trao đổi, mua bán hàng hóa trực tiếp sẽ chuyển sang giao dịch qua thương mại điện tử, điện thoại.

Trước tình trạng người dân đổ xô tích trữ hàng hóa trong những ngày qua, Sở Công Thương cho rằng việc tập trung lượng người mua sắm tại cùng một thời điểm đã tạo nên sự thiếu hụt tạm thời. Vì vậy, sở đã làm việc với các chuỗi cung ứng để kịp thời tăng nguồn hàng, tăng thời gian hoạt động của các điểm bán hàng.

Saigon Co.op cho biết đã tiến hành tăng trữ lượng hàng hóa thiết yếu và nâng cao mức độ chống dịch tại toàn bộ hệ thống bán lẻ. Tại các siêu thị Co.opmart đã chuẩn bị phương án phân luồng, điều tiết số lượng người vào siêu thị, áp dụng hình thức phục vụ tại chỗ hạn chế di chuyển Pick & Ship,… để đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch.

Satrafoods cho biết do lượng khách mua hàng trong những ngày qua tăng mạnh dẫn đến tình trạng thiếu hụt cục bộ trong cung ứng. Đơn vị đã tăng cường thêm nhân viên để kịp thời cung cấp hàng hóa lên kệ. Cùng với đó, các cửa hàng, siêu thị của Satrafoods sẽ tăng thời gian hoạt động, cụ thể mở cửa từ 7g đến 23g hàng ngày.

TPHCM công bố danh sách các điểm bán hàng thiết yếu

Chiều 7-7, Sở Công Thương TPHCM cũng công bố danh sách các điểm bán những mặt hàng thiết yếu của tất cả các hệ thống phân phối hiện đại ở các quận, huyện và TP. Thủ Đức.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân TPHCM mua sắm các mặt hàng thiết yếu trong giai đoạn hiện nay, Sở Công Thương TPHCM cung cấp danh sách điểm bán các mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm, khẩu trang, nước rửa tay… của hệ thống phân phối trên toàn TPHCM.

Danh sách này bao gồm tên siêu thị/cửa hàng thực phẩm tổng hợp/cửa hàng tiện lợi… thuộc các hệ thống Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, LOTTE Mart, Aeon, Bách Hoá Xanh, Aeon, Vinmart, Binmart+, Satra Foods, siêu thị Satra, siêu thị MM Mega Market, Big C, Go!, Emart, Circle K, Cửa hàng B's mart, MiniStop, Family Mart…

Danh sách này cung cấp thông tin cụ thể về địa điểm, thời gian hoạt động, thông tin người liên lạc, hình thức giao hàng trực tuyến tại điểm bán. Đồng thời, cập nhật tình trạng đang hoạt động hay tạm dừng của điểm bán.

Người dân có thể xem danh sách các điểm bán hàng thiết yếu tại đây.

Ngày 7-7 UBND TPHCM cũng ban hành văn bản khẩn về việc bảo đảm cung cầu hàng hóa lương thực thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TPHCM, trong đó có bổ sung các điểm bán hàng đồng giá.

Theo đó UBND TPHCM chỉ đạo các quận, huyện tổ chức cung ứng thực phẩm cho người dân theo phương án cung ứng của TPHCM, bổ sung các điểm bán hàng đồng giá và thực hiện bán hàng đăng ký trước; huy động phương tiện vận chuyển có sẵn để cung ứng hàng hóa thiết yếu kịp thời, liên tục.

Bên cạnh đó, tính toán phương án điều tiết khu vực kinh doanh phù hợp tại các chợ có mật độ mua sắm đông. Nghiên cứu thực hiện phương án phát phiếu đi chợ, tổ chức cho thương nhân kinh doanh theo hình thức luân phiên, xen kẽ… trong trường hợp cần thiết.

Hàng hóa cung cấp cho các siêu thị vẫn đầy đủ. Ảnh: Đại Dương

Bộ Công Thương đã thành lập Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho các tỉnh phía Nam

Chiều 7-7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã triệu tập cuộc họp khẩn với yêu cầu cấp bách: cung ứng đủ nguồn hàng thiết yếu người dân tại TPHCM và các tỉnh phía Nam có dịch, đồng thời không để tình trạng thiếu điện trong bất cứ tình huống nào. Bộ Công Thương đã thành lập ngay Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho TPHCM và các tỉnh phía Nam. Ban chỉ đạo này do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải làm Trưởng ban.

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông khẳng định, công tác dự trữ hàng hóa ở TPHCM hoàn toàn đảm bảo để cung cấp cho tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó, tại TPHCM và các địa phương có dịch đã có kịch bản dự trữ hàng hóa sớm nên không có hiện tượng tăng giá, sức mua đến nay cũng đã ổn định trở lại.

 

Hàng hóa giá cả ổn định, khuyến cáo người dân không tập trung đông người tại siêu thị

Bán lẻ xoay sở đủ cách để cung và cầu gặp nhau an toàn

Siêu thị nỗ lực đổi mới để thích ứng trong đại dịch

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới