Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Số hóa chuỗi cung ứng: Cách thức để doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Covid-19

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Số hóa chuỗi cung ứng: Cách thức để doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Covid-19

Số hóa chuỗi cung ứng đóng vai trò cấp thiết giúp các doanh nghiệp Việt Nam phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Đại dịch Covid-19 đã gây gián đoạn hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Việc Trung Quốc đóng cửa các nhà máy và cơ sở sản xuất vào những ngày đầu bùng phát đại dịch Covid-19 vào năm ngoái 2020 đã tác động đến chuỗi cung ứng không chỉ ở trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Những tác động đó đã làm thay đổi cách tiếp cận của doanh nghiệp đối với vai trò số hóa chuỗi cung ứng.

Báo cáo “Số hóa chuỗi cung ứng: Bước chuyển từ gia tăng tính hiệu quả sang xây dựng khả năng phục hồi” của TM Insight chỉ ra rằng 98% số nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam đã có kế hoạch áp dụng các công cụ và công nghệ số.

Theo ông James Christopher, Chủ tịch TM Insight khu vực châu Á, việc số hóa chuỗi cung ứng cho phép các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng đối phó với nhu cầu gia tăng đột biến mà các hoạt động vận hành cơ bản không đáp ứng được. Doanh nghiệp có thể nhìn rõ hơn những gì đang xảy ra trong chuỗi cung ứng, dự đoán các thách thức tiềm tàng cũng như xây dựng khả năng phục hồi chuỗi cung ứng trước những cú sốc trong tương lai.

Số hóa chuỗi cung ứng: Cách thức để doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Covid-19
Ông James Christopher, Giám đốc TM Insight khu vực châu Á.

“Số hóa chuỗi cung ứng sẽ giúp các doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh trong một môi trường không ngừng thay đổi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều thách thức khi bắt đầu số hóa chuỗi cung ứng như thiếu kiến thức chuyên môn về các giải pháp số hóa hiện có cũng như chưa nắm rõ quy trình nào cần số hóa và lựa chọn được đối tác phù hợp để triển khai.”

“Chi phí số hóa tương đối cao cũng là một thách thức khác cho các doanh nghiệp Việt Nam. Họ có xu hướng sử dụng nguồn lao động dồi dào giá rẻ trong chuỗi cung ứng thay vì đầu tư vào các công nghệ số hiện đại đắt tiền. Điều đáng nói là khi nhu cầu tăng đột biến, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, các doanh nghiệp vẫn khó có khả năng đáp ứng dù có bổ sung thêm lực lượng lao động", ông James nói thêm.

Smartlog – công ty giải pháp chuyên cung cấp nền tảng công nghệ logistics tại Việt Nam – đồng thời là đơn vị đóng góp cho sự phát triển và hoàn thiện báo cáo của TM Insight cũng đang tìm kiếm cơ hội từ số hóa chuỗi cung ứng. Ông Kurt Bình, CEO của Smartlog, chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy tiềm năng khổng lồ trị giá hàng trăm triệu đô la Mỹ chi phí sẽ giảm đáng kể nhờ vào việc số hóa chuỗi cung ứng. Đồng thời, kỹ thuật số hóa giúp chuỗi cung ứng di chuyển nhanh hơn, thông minh hơn và gần gũi hơn với người dùng cuối của họ bằng cách tận dụng đa kênh và công nghệ. Ngoài ra, các chuỗi cung ứng bắt đầu trao đổi với nhau và hợp tác để cải thiện dịch vụ và giảm thiểu chi phí nhờ nền tảng công nghệ”.

Ông Kurt Bình, nhà sáng lập và CEO của Công ty cổ phần chuỗi cung ứng Smartlog.

Tính đến nay, Smartlog sở hữu hơn 15.000 xe tải và 1 triệu m2 diện tích nhà kho. Hàng nghìn người dùng đang sử dụng nền tảng Quản lý kho – SWM và nền tảng Vận tải – STM của Smartlog với hơn 5.000 giao dịch mỗi ngày. Smartlog có kế hoạch tăng trưởng gấp đôi số lượng khách hàng và doanh thu trong năm nay.

Tương tự, TM Insight, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản và chuỗi cung ứng tại Australia và New Zealand, cũng đang lên kế hoạch tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam.

Việc số hóa giúp các doanh nghiệp dự đoán chính xác hơn những thách thức và các giai đoạn thay đổi.

Ông James đánh giá từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều công ty đã đẩy mạnh kế hoạch dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam. TM Insight dự báo Việt Nam sẽ chứng kiến xu hướng mở rộng năng lực sản xuất hàng hóa cho thị trường xuất khẩu và nội địa. Do đó, các giải pháp và nhu cầu cho chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục tăng cao để đáp ứng cho sự chuyển dịch này.

Bên cạnh đó, ngành thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển tại Việt Nam đặc biệt sau giai đoạn giãn cách xã hội. Thương mại điện tử sẽ trở thành yếu tố chính trong mô hình kinh doanh và chiến lược tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy nhu cầu kho bãi và hậu cần tăng cao.

Mô hình bán hàng đa kênh (omnichannel) tuy không mới nhưng đã trở nên phổ biến khi người tiêu dùng và doanh nghiệp cố gắng tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội. Những doanh nghiệp đã đầu tư vào mô hình bán hàng đa kênh từ trước đại dịch đã bắt đầu ổn định hơn.

Do đó, để tối ưu hóa chuỗi cung ứng, chủ tịch TM Insight khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung triển khai các mô hình bán hàng đa kênh, áp dụng các hình thức tự động hóa mới cũng như phân tích dữ liệu để nắm rõ xu hướng tiêu dùng.

Để biết thêm thông tin về TM Insight, vui lòng truy cập tại đây.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới