Thứ Ba, 16/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Syngenta muốn khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen mới

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Syngenta muốn khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen mới

Ngọc Hùng

Syngenta muốn khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen mới
Người dân đang tham quan một ruộng bắp lai của Syngenta. Ảnh: Minh Sáng

(TBKTSG Online) – Syngenta cho biết doanh nghiệp này có kế hoạch khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen (GMO) mới là MIR 162 tại Việt Nam trong thời gian tới. Đây là giống bắp biến đổi gen có thể chống lại phổ tác động của hai loại côn trùng là sâu đục thân, côn trùng cánh vảy (miệng nhai) và kháng thuốc diệt cỏ.

>>> Các công ty lên tiếng về cây trồng biến đổi gen

>>> Kết quả nghiên cứu thực phẩm biến đổi gen gây sốc

>>> Ăn bắp biến đổi gen bị ung thư?

Ông Dương Bá Cầu, Giám đốc tiếp thị cây bắp của Syngenta khu vực Đông Nam Á, cho biết ngày 16-9-2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PNTNT) đã ra Quyết định số 2133/QĐ-BNN-KHCN về việc công nhận tạm thời giống bắp biến đổi gen là Bt11, GA21 và Bt11xGA21 của Công ty TNNH Syngenta Việt Nam đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên nhiều khả năng phải đến 2015 hai giống bắp này mới được trồng đại trà, nên có thể những giống bắp biến đổi gen nói trên không còn phù hợp với thị trường Việt Nam vào thời điểm đó. Vì thế, Syngenta muốn khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen mới để chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh lâu dài của tập đoàn tại thị trường Việt Nam.

“Hiện mọi thủ tục liên quan đến việc xin phép trồng khảo nghiệm đã được Syngenta chuẩn bị xong. Công ty chờ kết quả từ Bộ NN&PTNT trước khi tiến hành trồng khảo nghiệm”, ông Cầu nói.

Phía Syngenta cũng cho biết doanh nghiệp không bán trực tiếp các giống như bắp lai, giống dưa hấu, cà chua  ra thị trường mà thông qua các đại lý phân phối là các công ty giống cây trồng trong nước.

Trong trường hợp giống bắp biến đổi gen được trồng đại trà, nhiều khả năng tập đoàn này sẽ chọn cách bán những giống bắp biến đổi gen qua các công ty trung gian thay vì bán trực tiếp ra thị trường.

Về diễn biến khác có liên quan đến thông tin chuột ăn bắp biến đổi gen NK603 gây ung thư và khối u , ngày 22-10, Cơ quan quản lý An toàn thực phẩm châu Âu EFSA (European Foods Safety Authority) đã đưa ra kết luận rằng công trình nghiên cứu của nhà sinh học phân tử Pháp Gilles-Eric Seralini thuộc Đại học Caen (Normandy, Pháp) là không đủ chất lượng khoa học để được coi là có giá trị dùng đánh giá rủi ro.

Theo EFSA các báo cáo bố trí mẫu thí nghiệm, phân tích và nghiên cứu, như được nêu trong tạp chí khoa học Chất độc học Thực phẩm và Hóa chất ngày 19- 9 là không đầy đủ. Dựa trên những thông tin được công bố bởi các tác giả, EFSA cho rằng không cần phải xem xét đánh giá lại an toàn trước đó của cây bắp NK603 cùng chất diệt cỏ glyphosate.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới