Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tại sao các ngân hàng Mỹ giành trả nợ chính phủ?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tại sao các ngân hàng Mỹ giành trả nợ chính phủ?

Tấn Lộc

Goldman Sachs gần như đảm bảo có tên trong danh sách được hoàn trả sớm số tiền vay mượn của chính phủ.

(TBKTSG Online) – Cuộc chạy đua giữa các ngân hàng trong việc hoàn trả tiền nợ vay từ gói kế hoạch cứu nguy tài chính lên đến 838 tỉ đô la của chính phủ Mỹ đang hiển hiện rõ nét. Vì sao lại có chuyện này?

Tờ Financial Times cho biết có 5 hoặc 6 ngân hàng Mỹ có thể được phép hoàn trả sớm số tiền vay mượn của chính phủ trong năm 2008. Trong vài tuần nữa, Bộ Tài chính và Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ phải lên danh sách các ngân hàng nằm trong diện này, trong đó Goldman Sachs, American Express và JPMorgan Chase gần như đảm bảo có tên sau khi “trắc nghiệm sức chịu đựng” (stress test) mà chính phủ triển khai trong tuần đầu tháng 5 cho thấy họ không phải cần bơm thêm vốn.

Theo Bloomberg, cả ba tập đoàn trên có thể hoàn trả khoảng 45 tỉ đô la Mỹ cho chính phủ, và số tiền này sẽ lập tức được tái sử dụng để hỗ trợ các ngân hàng khác. Từ khi có công bố kết quả “stress test”, các ngân hàng lớn ở Wall Street làm mọi cách để chứng minh rằng họ có thể không cần đến bảo chứng của nhà nước thông qua huy động vốn ồ ạt. Chỉ trong vòng một tháng, Morgan Stanley đã huy động đến 4,5 tỉ đô la Mỹ.

Thoạt nhìn, cuộc chạy đua hoàn trả nợ cho chính phủ gây ngạc nhiên nhiều người, khi lĩnh vực tài chính vẫn còn những khó khăn dai dẳng. American Express vừa công bố kế hoạch tiết kiệm 800 triệu đô la Mỹ, trong đó có biện pháp cắt giảm 4.000 việc làm. Tờ Financial Times cho rằng sở dĩ có cuộc chạy đua này là vì “người vay cạnh tranh trở thành người đầu tiên hoàn trả được nợ” để qua đó tạo nên sự khác biệt với các ngân hàng khó khăn khác.

Nhưng ngoài việc chứng tỏ tình hình sức khỏe tài chính có thể làm hài lòng các nhà đầu tư, các ngân hàng còn muốn thoát khỏi một cơ chế giám sát rất rườm rà, theo L’Expansion. Khi cho vay bằng các cổ phiếu ưu đãi có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu thường, chính phủ Mỹ tự đảm bảo khả năng tham gia vào vốn của các ngân hàng này và nhờ đó mà có thể nắm quyền kiểm soát. Đó là điều đã xảy ra với Citigroup cuối tháng 2 vừa qua.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng hy vọng thoát khỏi những điều kiện quy định trong khuôn khổ kế hoạch cứu nguy của chính phủ. Chẳng hạn chuyện giới hạn tiền thưởng của lãnh đạo ở mức 500.000 đô la Mỹ/năm, giới hạn cổ tức, cấm mua lại cổ phiếu… Các ngân hàng lo ngại chính quyền bổ sung thêm những ràng buộc về trả thưởng, như vụ AIG vừa qua, với hệ quả là ngăn cản ngân hàng tuyển được những nhà quản lý xuất sắc.

Sau cùng, việc nhanh chóng từ bỏ các cổ phiếu ưu đãi sẽ mang lại lợi ích tài chính tức thì. Các cổ phiếu này không có giá trị bỏ phiếu, nhưng nó lại trả thưởng cao cho người sở hữu. Như vậy, việc hoàn trả nợ sớm sẽ cho phép giảm tiền cổ tức trả cho nhà nước, theo Herald Tribune, lên đến 2,5 tỉ đô la Mỹ trong quí 1 vừa rồi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới