Thứ Bảy, 12/10/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Tại sao người tập gym nhiều nhưng WeFit, startup kết nối phòng tập lại phá sản?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tại sao người tập gym nhiều nhưng WeFit, startup kết nối phòng tập lại phá sản?

Vân Ly

(TBKTSG Online) - Công ty cổ phần công nghệ Onaclover (WeFit) đã gửi tới khách hàng thông báo buộc phải dừng hoạt động từ ngày 11-5 do hết vốn sau 4 năm hoạt động.

Tại sao người tập gym nhiều nhưng WeFit, startup kết nối phòng tập lại phá sản?
Trước khi phá sản, WeFit đã thu hút được sự tham gia của hàng ngàn phòng tập tại các thành phố lớn. Ảnh minh họa: Vân Ly

Đây là doanh nghiệp khởi nghiệp ra đời từ năm 2016 kết nối hàng nghìn phòng tập (gym, yoga...) và spa trên toàn quốc. Onaclover cũng chính là doanh nghiệp đã gọi vốn thành công 1 triệu đô la Mỹ từ các quỹ đầu tư CyberAgent Capital, KBInvest và một số nhà đầu tư thiên thần khác vào đầu năm ngoái.

Theo thông báo của Onaclover, công ty này phải đóng cửa do khủng hoảng kép: thứ nhất là do khủng hoảng về tài chính để duy trì hoạt động của của công ty và đã rất nỗ lực để cải tổ; thứ hai lại gặp thêm khó khăn bởi dịch Covid-19 là những khó khăn về tình hình kinh doanh và tài chính không lường trước được.

Do đó Onaclover cho biết vốn hoạt động của doanh nghiệp đã cạn kiệt hoàn toàn nên không thể duy trì hoạt động kinh doanh và buộc phải dừng hoạt động tất cả các sản phẩm (WeFit/WeFit Point/WeFit Pago/WeJoy) từ 8 giờ ngày 11-5-2020.

Onaclover đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối tại Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội theo các quy định của pháp luật.

Nhằm nhằm đảm bảo quyền lợi cho các khách hàng đã đăng ký trước đó, Onaclover đang làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3 để có được phương án giúp khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ dù cho công ty ngừng hoạt động.

WeFit là một sản phẩm thuộc ứng dụng WeWow ra đời vào tháng 3-2017 là mô hình đặt lịch tập luyện bằng phần mềm đầu tiên và duy nhất tại thị trường Việt Nam. Khi tải ứng dụng WeWow về điện thoại thông minh người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin phòng tập fitness và nhiều bài viết hữu ích về chủ đề tập luyện, dinh dưỡng. Sau đó, nếu đăng ký gói sản phẩm WeFit, người dùng có thể đặt lịch và sử dụng dịch vụ tại tất cả địa điểm trong hệ thống phòng tập liên kết với phần mềm này. WeFit cho phép người dùng tập ở nhiều phòng tập của nhiều thương hiệu khác nhau tham gia hệ thống. Trong khi đó với các hệ thống phòng tập thông thường, người tập chỉ được tham gia tập tại hệ thống đó (chứ không phải nhiều thương hiệu phòng tập khác nhau) hoặc 1 điểm trong hệ thống phòng tập (tùy theo loại thẻ khách hàng mua).

Lường trước được khó khăn khi starup, nhưng vẫn phá sản

Nguyễn Khôi sau khi học Kỹ sư máy tính tại Viện Công nghệ Illinois (Illinois Institute of Technology, Hoa Kỳ) đã từ chối lời mời làm việc tại một số doanh nghiệp lớn tại Mỹ để về Việt Nam. Trở về quê hương, anh cùng cộng sự đã thành lập startup đầu tiên mang tên Volcano (chuyên sản xuất các sản phẩm Mobile Apps và dự án Ontot). Tuy nhiên, nhận thấy còn thiếu nhiều kiến thức cơ bản để startup, sau 1 năm, Khôi quyết định dừng dự án và gia nhập Topica. Tại đây, Khôi đã tạo dựng thành công sản phẩm Topica Edumall - hệ thống siêu thị các khoá học trực tuyến.

Sau thành công với mô hình giáo dục tự học Edumall, lĩnh vực tiếp theo Khôi muốn lựa chọn đó là sức khoẻ nên WeFit ra đời.

Trước đây, chia sẻ về hành trình khởi nghiệp, Nguyễn Khôi cho rằng trong startup, nguồn vốn là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển. Để một startup có thể phát triển thì cần nguồn vốn rất lớn. Tuy nhiên không phải startup nào cũng có vốn để phát triển dự án của mình. Trong những năm đầu tiên, đa phần các startup đều gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính. Nguyên nhân có thể là do không kêu gọi được vốn hoặc sản phẩm mà họ tạo ra không đem lại doanh thu.

Nguyễn Khôi từng cho biết sau khi ra trường anh đã từng làm khoảng 5 đến 6 dự án về công nghệ, và chỉ có WeFit là còn phát triển trong 3 năm. Những dự án thất bại trước đó đều thất bại nhanh chóng và những thất bại đó đều liên quan đến tài chính.

Anh Khôi cho biết, đầu năm 2017, WeFit đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Khi đó, WeFit mới kêu gọi được vốn và đã chi rất nhiều tiền cho tiếp thị. WeFit nghĩ rằng, khi bỏ 1 đồng thì sẽ thu về 10 đồng, nhưng thực tế chỉ thu về 3 đồng. Khi mọi người nhìn vào thì vẫn thấy dự án đang tăng trưởng nhưng thực chất đã hụt 7 đồng so với kế hoạch và điều này đã tạo nên một "cái hố" trong dòng tiền. Sau đó, WeFit đã phải rất khó khăn trong việc tìm ra biện pháp xoay vòng tiền để doanh nghiệp có thể tồn tại".

“Việc gọi vốn thành công mới chỉ là bước đầu trong xây dựng startup, quan trọng là số tiền mà bạn gọi được sẽ được tiêu vào những việc gì và cần có những dự toán trong tương lai,” Khôi nói.

Thực tế cho thấy, Nguyễn Khôi đã lường trước được những khó khăn khi starup, đã kinh qua nhiều dự án starup nhưng vẫn thất bại với WeFit. Câu chuyện của WeFit cho thấy nhận định của các chuyên gia hoàn toàn đúng khi cho rằng với starup 90% là thất bại, chỉ có 10% là thành công.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới