Thứ Bảy, 30/09/2023, 04:11
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Tăng trưởng GDP 9 tháng cao nhất kể từ năm 2011 tới nay

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tăng trưởng GDP 9 tháng cao nhất kể từ năm 2011 tới nay

Thùy Dung

(TBKTSG Online) – Tốc độ tăng trưởng GDP trong 9 tháng đầu năm nay ở mức cao nhất kể từ năm 2011 trở về đây, theo của Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro phía trước, đặc biệt là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung.

Tăng trưởng GDP 9 tháng cao nhất kể từ năm 2011 tới nay
khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng cao nhất – Ảnh: TD

Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội của Tổng cục Thống kê ngày 28-9, trong quí 3-2018, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính đạt 6,88% so với cùng kỳ năm trước.

Mức tăng này tuy thấp hơn mức tăng 7,45% của quí 1 nhưng lại cao hơn mức tăng 6,73% của quí 2, cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng cao nhất, 8,61%. Tiếp đến là khu vực dịch vụ tăng 6,87%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng thấp nhất, 3,46%.

Ước tính trong 9 tháng năm 2018, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 trở về đây.

“Kết quả tăng trưởng này khảng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2018”, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê nói tại buổi họp báo ngày 28-9.

Đặc biệt, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng 9 tháng năm nay cao nhất trong giai đoạn 2012 – 2018, từng bước khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, mặt khác giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này.

Theo Tổng cục Thống kê, ngành nông nghiệp đạt mức tăng 2,78%, là mức tăng cao nhất của 9 tháng giai đoạn 2012-2018, đóng góp 0,36 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành thủy sản đạt kết quả khá tốt với mức tăng 6,37%, cũng là mức tăng trưởng cao nhất 8 năm qua, đóng góp 0,22 điểm phần trăm.

Đối với khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá với 9 tháng tăng 8,98%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực này và là động lực chính của tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12,65%, tuy thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2017 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng 9 tháng các năm 2012-2016, đóng góp 2,56 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp khai khoáng vẫn tăng trưởng âm (giảm 1,97%), làm giảm 0,14 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế nhưng mức giảm đã được thu hẹp đáng kể so với mức giảm 8,08% của cùng kỳ năm trước.

Khu vực dịch vụ 9 tháng năm nay tăng 6,89%, tuy thấp hơn mức tăng 7,21% của 9 tháng năm trước nhưng cao hơn so với cùng kỳ giai đoạn 2012-2016. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm 9 tháng như bán buôn và bán lẻ tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực dịch vụ, cũng là ngành có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,9 điểm phần trăm); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,85%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 5,89%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,55%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4,04%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm.

Dù bức tranh mà Tổng cục Thống kê đưa ra tương đối sáng khi GDP trong 9 tháng đầu năm tăng cao nhất trong 9 tháng kể từ năm 2011 tới nay. Tuy nhiên, rủi ro còn nhiều ở phía trước.

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam trong buổi họp báo mới đây cho hay, nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tốt trong ngắn hạn nhờ nhu cầu trong nước tiếp tục mạnh.

Tuy nhiên, tăng trưởng chậm lại ở Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc có thể làm giảm cơ hội xuất khẩu của Việt Nam, cũng như nguy cơ mâu thuẫn thương mại leo thang giữa hai cường quốc kinh tế sẽ đe dọa phá vỡ chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Trong khi đó, với độ mở nền kinh tế lớn, khả năng nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực trong dài hạn.

Do vậy, dự báo tăng trưởng cho 2018 được điều chỉnh giảm từ 7,1% trong Báo cáo Asian Development Outlook (ADO) 2018 xuống 6,9%, trong khi dự báo mức tăng trưởng cho năm 2019 vẫn giữ nguyên. Đồng thời, dự báo lạm phát được điều chỉnh tăng từ 3,7% lên 4,0% cho năm 2018 và từ 4,0% lên 4,5% cho năm 2019.

Mời đọc thêm:

Tăng trưởng GDP: thống kê cao hơn thực tế

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới