Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tăng trưởng “vì người nghèo”, WB và Việt Nam

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tăng trưởng “vì người nghèo”, WB và Việt Nam

Một hộ dân nghèo sống trong căn nhà tạm bợ ở quận 2, TPHCM -Ảnh: TUẤN LINH

(TBKTSG) – Mối tương quan giữa giảm nghèo, tăng trưởng và bất bình đẳng không chỉ là vấn đề học thuật. Nó trở thành vấn đề chính trị khi Ngân hàng Thế giới (WB) chuẩn bị bản báo cáo 2000-2001.

>> Tăng trưởng “vì người nghèo” – WB và Việt Nam

Chọn lựa của Ngân hàng Thế giới và quan điểm của Việt Nam

Bộ Tài chính Mỹ, qua cánh tay của Thứ trưởng Larry Summers, can thiệp trực tiếp vào tranh chấp nội bộ của WB. Stiglitz là nạn nhân đầu tiên: ông từ chức vào đầu năm 2000 và tuyên bố “thà ra đi còn hơn là bị bịt miệng”. Người thứ hai từ chức là nhà kinh tế gốc Ấn, Ravi Kandur, tổng biên tập bản báo cáo: không những Summers đòi ông chỉnh sửa nhiều chỗ trong bản thảo ban đầu (đặc biệt, các đoạn có hơi hướng phê phán chính sách điều chỉnh cơ cấu), mà lãnh đạo WB còn áp đặt ông thêm một chương (chương 3) nhằm xác định quan điểm chính thống về mối tương quan giảm nghèo – tăng trưởng – bất bình đẳng.

Kết quả sau cùng là một văn bản khá hổ lốn, nửa vời.

Một mặt, báo cáo ghi nhận mối tương quan giữa bất bình đẳng và tăng trưởng: “Giảm bất bình đẳng có khả năng kích thích hiệu quả và tăng trưởng kinh tế bằng nhiều cách khác nhau”. Nếu đúng như vậy – thật ra mối tương quan phổ quát không được các công trình thực nghiệm xác minh – điều này có nghĩa là xã hội không buộc phải chọn lựa giữa tăng trưởng với công bằng.

Mặt khác, dựa vào công trình đã bị phản bác của Dollar và Kraay, bản báo cáo khẳng định rằng tăng trưởng là tốt cho người nghèo, với điều kiện là chính sách tăng trưởng không ảnh hưởng lên phân phối thu nhập: “Những phương hướng vĩ mô như ổn định tiền tệ, mở cửa đối với mậu dịch quốc tế, hạn chế bộ máy công chức ở mức vừa phải, đều làm cho thu nhập của người nghèo tăng cùng tốc độ với thu nhập bình quân. Nói cách khác, đó là những chính sách không ảnh hưởng một cách có hệ thống lên phân phối thu nhập”.

Điều này có nghĩa là những chính sách “tốt” cho người nghèo đều nằm trong khung ổn định hóa – tự do hóa – tư nhân hóa của điều chỉnh cơ cấu, còn tái phân phối là chính sách “không thích hợp”. Vấn đề bất bình đẳng, từ đó, bị gạt ra khỏi chiến lược tăng trưởng vì người nghèo.

Phải chăng chọn lựa lý luận và chính trị này của WB giải thích vì sao các quốc gia, khi soạn thảo văn bản PRSP, đều không nêu vấn đề bất bình đẳng xã hội và chính sách tái phân phối để giảm bất bình đẳng? Họ đã tránh ghi vào PRSP những gì húy kỵ.

Bảo hoàng hơn vua, có nước – như Guyana – viết: “Do có tương quan chặt chẽ giữa tăng trưởng và giảm nghèo nên tái phân phối thu nhập không phải là một giải pháp khả thi”. Đồng thời, tất cả các nước đều ghi vào PRSP những gì mà họ biết là sở thích của chủ nợ (tự do hóa các thị trường, phi nhà nước hóa dịch vụ công…). Cho nên không có gì phải ngạc nhiên nếu nhiều tác giả, sau khi phân tích PRSP của các nước, kết luận rằng nội dung các văn bản hầu như giống nhau, đơn điệu và không có gì mới so với những chính sách tiến hành trước đây. Có lẽ không quá đáng nếu đánh giá rằng WB sử dụng chủ đề “tăng trưởng vì người nghèo” nhằm tìm sự đồng thuần (bởi có ai chống lại mục tiêu giảm nghèo?) và tạo lại cho nó tính chính đáng đã mất, để có thể tiếp tục những chính sách cũ về điều chỉnh cơ cấu.

Phân tích từ điển học bản PRSP của các quốc gia, Jean-Pierre Cling và nhiều tác giả có ghi nhận PRSP của Việt Nam là văn bản trong đó các từ “bình đẳng” và “công bằng” xuất hiện nhiều nhất. Đồng thời, bản PRSP cũng không hề có chỉ tiêu cụ thể nào về giảm bất bình đẳng xã hội (hệ số Gini hoàn toàn vắng bóng trong văn bản). Đúng hơn, PRSP của Việt Nam có một số chương trình giảm bất bình đẳng trong giới người nghèo – nhắm đến đối tượng phụ nữ (bình đẳng về giới) hay những dân tộc ít người – song đó không thuộc về bất bình đẳng “xã hội”.

Câu hỏi cần được đặt ra ở đây là: Không nêu lên vấn đề giảm bất bình đẳng xã hội là do sức ép của WB hay là cách đặt vấn đề của Việt Nam trùng hợp với WB? Tuy không thể loại trừ giải thích thứ nhất, song những yếu tố làm cơ sở cho giải thích thứ hai khá nhiều: như xu thế chuyển biến của bất bình đẳng xã hội (bảng 1) hay thực trạng phân phối phúc lợi xã hội (bảng 2) ở Việt Nam.

Bảng 1: Chuyển biến của tỷ lệ nghèo và hệ số Gini Việt Nam 1993-2006

1993

1998

2002

2004

2006

Tỷ lệ nghèo

58,1

37,4

28,9

19,5

16

Hệ số Gini tính từ chi tiêu

0,34

0,35

0,37

0,37

0,36

Hệ số Gini tính từ thu nhập

0,35

0,39

0,42

0,41

0,43

 

Bảng 2: Bất bình đẳng trong phân bổ phúc lợi xã hội ở Việt Nam (1998)

Nhóm 20% dân số

Thu nhập từ các chương trình

(đồng Việt Nam/đầu người/năm)

Tổng thu nhập từ các quỹ phúc lợi trên tổng thu nhập của hộ (%)

Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo trợ xã hội

Chương trình xóa đói giảm nghèo

Trợ giúp từ tổ chức phi chính phủ

Tổng thu nhập từ phúc lợi xã hội

Nhóm 20% nghèo nhất

15.961

11.282

1.472

1.152

29.868

2,7

Nhóm 20% thứ 2

42.020

15.597

2.415

554

60.586

3,7

Nhóm 20% thứ 3

77.120

24.500

1.053

313

102.986

4,8

Nhóm 20% thứ 4

153.840

23.535

869

298

178.542

6,1

Nhóm 20% giàu nhất

207.654 <

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới