Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tăng trưởng VN phụ thuộc nhiều vào quản lý nợ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tăng trưởng VN phụ thuộc nhiều vào quản lý nợ

Tư Hoàng

Tăng trưởng VN phụ thuộc nhiều vào quản lý nợ
Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh lên tới gần 89%. Ảnh TL SGT Online.

(TBKTSG Online) – Một bản báo cáo của Chính phủ cảnh báo rằng, sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc quản lý và sử dụng các khoản nợ đang ngày càng gia tăng gần đây.

Báo cáo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc UNDP cho biết, trong khi nợ nước ngoài có kỳ hạn hàng chục năm, thì tỷ lệ trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh từ 2-5 năm là hơn 88,7%.

Vì vậy, theo báo cáo, nghĩa vụ nợ nước ngoài đạt trung bình 1,5- 2 tỉ đô la Mỹ/năm thì nghĩa vụ nợ trong nước lại tích luỹ lên tới 4,5- 5 tỉ đô la Mỹ/năm trong vòng 4 năm tới.

Báo cáo cảnh báo, thách thức quản lý nợ và sử dụng hiệu quả các khoản vay của Chính phủ có ý nghĩa sống còn với sự phát triển bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Báo cáo trích dẫn số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong các nghiên cứu nửa đầu năm 2012 cho biết, nợ công của Việt Nam ước tính khoảng 48,3% tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào cuối năm 2012, và 48,2% vào cuối năm 2013.

Hiện tại, tỷ lệ nghĩa vụ nợ so với tổng thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam hàng năm vào khoảng 14- 16%.

Báo cáo nhận xét, các khoản nợ nước ngoài và nợ công đang tăng lên nhanh chóng trong thập kỷ qua gây rủi ro lớn đối với nền kinh tế.

Nợ nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nợ công, là hệ quả của những khoản vay dài hạn và ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế.

Khi nợ nước ngoài chiếm phần nợ công, Việt Nam sẽ trở nên dễ tổn thương bởi các cú sốc kinh tế thế giới.

Hơn nữa, nợ nước ngoài còn bao gồm rủi ro tỷ giá hối đoái. Lợi thế của những khoản vay ưu đãi sẽ bị tác động mạnh bởi những hiệu ứng tiêu cực từ sự mất giá của tiền đồng Việt Nam.

Ba chủ nợ lớn nhất của Việt Nam gồm Nhật Bản (nắm giữ 34,3% các khoản nợ nước ngoài), IDA của WB (24,9%), và ADB (15%) sử dụng những đồng tiền mạnh như euro, đô la Mỹ, và yen lần lượt là 12%, 13% và 26% trong giai đoạn 2010 và nửa 2011 đã đưa ra những cảnh báo cho Chính phủ Việt Nam về rủi ro tỷ giá hối đoái và đặt ra nhiều áp lực lên thâm hụt ngân sách và các chính sách tiền tệ.

Mặt khác, quy mô của các khoản vay thương mại với lãi suất cao trong nợ nước ngoài của Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây.

Tỷ lệ nợ nước ngoài có lãi suất từ 6- 10% là 6,8%, và tỷ lệ nợ nước ngoài có lãi suất thả nổi là trên 7% tính đến cuối năm 2010.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới