Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG 46-2017: Thương mại toàn cầu đang biến đổi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG 46-2017: Thương mại toàn cầu đang biến đổi

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Amazon hay Alibaba không tốn nhân lực qua tận đây, không cần biết đến thủ tục xuất nhập khẩu, không cần sự hiện diện tại chỗ, vẫn tiến hành giao thương quốc tế thành công. Và đó là diện mạo của thương mại toàn cầu trong tương lai, theo bài viết “Thương mại toàn cầu đang biến đổi: chuyển đi rồi lại chuyển về” của tác giả Nguyễn Vũ.

Các bài viết khác trên TBKTSG số 46-2017 ra ngày 16-11-2017, xin giới thiệu bạn đọc:

Đội vốn – hiện tượng không thể xem thường! (Mục Ý kiến): Nếu Bộ Giao thông Vận tải có nhà tư vấn đủ kinh nghiệm để thực hiện bước chuẩn bị đầu tư cho dự án có chất lượng cao ngay từ đầu, thì mối lo ngại của các đại biểu Quốc hội sẽ nhanh chóng được giải tỏa.

Từ thảo luận, tranh luận đến chất vấn (Nguyên Lê): Quá trình “nâng chất” chuyên môn đại biểu Quốc hội phải đi liền với quá trình “nâng chất” đại diện của đại biểu.

TPP – cuộc lột xác ngoạn mục ở Đà Nẵng (Trang Nguyễn): TPP sẽ tái sinh dưới tên gọi mới – Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương. Một kết quả không thể tốt hơn bởi 20 điểm thống nhất tạm hoãn (so với TPP) tuyệt đại đa số đều là các cam kết từng xuất phát từ yêu cầu cứng rắn của Mỹ mà nhiều nước TPP đã phải ngậm đắng nuốt cay chấp nhận, để đổi lấy các lợi ích khác từ nước này.

Thí điểm thuế bất động sản: phép thử đa mục tiêu (Võ Trí Hảo): Việc TPHCM đề xuất thí điểm áp dụng thuế tài sản không nên hiểu là “đặc thù, ưu ái”, mà đó chính là đột phá, sáng tạo, đi theo chính sách thuế hiện đại, công bằng của các quốc gia văn minh.

Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi): ba điểm mới quan trọng (Võ Đình Trí): Trong Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) của Bộ Tài chính vừa được công bố, có ba điểm mới cần được tập trung thảo luận. Đó là chi phí thuế; quản lý thuế đối với thương mại điện tử và quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (liên quan đến BEPS – lách thuế của các công ty đa quốc gia).

Đề xuất xóa nợ thuế còn nhiều bất hợp lý! (Phan Minh Ngọc): Cũng trong Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy định về xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với một số trường hợp cụ thể. Luật này cần đưa thêm điều khoản xem xét trách nhiệm của cơ quan thuế khi để xảy ra tình trạng nợ đọng thuế kéo dài với những lý do như ngừng ngừng kinh doanh, giải thể.

Chuyện “mốt” du học (Hồ Quốc Tuấn): Không phải cứ trường đại học Việt Nam là tệ và cứ học ở Việt Nam là dở.

Rừng ma, một câu chuyện xung đột bản địa (Minh Đức): Khi ra nước ngoài đầu tư, các doanh nghiệp Việt thường chỉ tập trung cho quan hệ với chính quyền nước sở tại mà ít chú trọng quan hệ với người dân địa phương, không mấy khi nghĩ đến việc chăm lo sinh kế cho người dân.

Quy hoạch sân bay và quy hoạch đô thị (Lê Học Lãnh Vân): 40 năm qua, chúng ta chứng kiến một sự suy thoái về vai trò, tầm quan trọng của Tân Sơn Nhất trong mối tương quan với các sân bay trong khu vực. Trong khi tìm hiểu về nguyên nhân, tôi đồng cảm với kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, rằng “quy hoạch sân bay đã không được kết hợp với quy hoạch thành phố”.

Can thiệp “thô bạo” vào các dòng sông sẽ phải trả giá (Trung Chánh): Chúng ta cần hành động như thế nào để không phải hối tiếc về những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai xuất phát từ việc can thiệp “thô bạo” vào những dòng sông từ hôm nay?

Một giải pháp liên kết vùng ĐBSCL (Kỷ Quang Vinh): Liên kết vùng nên là việc cùng nhau làm nhiều bánh hơn chứ không phải cùng nhau chia cái bánh tài nguyên có sẵn như thời gian vừa qua.

Bán dược phẩm như bán điện thoại? (Thành Nam): Bán dược phẩm trực tuyến là ẩn số khó nhằn và bài học từ thị trường Ấn Độ còn nguyên giá trị với nhiều doanh nghiệp.

Thách thức cho công ty chứng khoán có vốn ngoại (Linh Trang): Dù có ưu thế về vốn và kinh nghiệm nhưng để tạo được đột phá trên một thị trường mà những đối thủ “nội” đã xác lập được vị trí vững chắc là điều không dễ dàng cho các công ty chứng khoán có vốn ngoại.

“Sức khỏe” ngành ngân hàng đã cải thiện? (Thụy Lê): Ngày 31-10-2017, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”. Số liệu thống kê gần nhất của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy sự cải thiện đáng kể về tài sản cũng như nguồn vốn của các ngân hàng trong ba quí đầu năm nay.


Nâng “chất” dòng vốn ngoại (Quốc Hùng): Tình hình thực tế cũng như dự báo của các tổ chức quốc tế là vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục gia tăng. Vấn đề hiện nay, theo các chuyên gia, là cần thay đổi định hướng thu hút nguồn vốn này sao cho hiệu quả hơn.

Lỗ hổng cho hàng nhái, hàng giả (Quốc Hùng): Nhiều ý kiến tại  tọa đàm “Nâng cao hiệu quả trong đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp” cho thấy hàng giả, hàng nhái hiện nay đã thực sự trở thành “ngành công nghiệp đen tối”.

Ngôn ngữ của nhà lãnh đạo (Mỹ Thạch): Cuốn sách này của Kevin Murray đúc kết các cuộc nói chuyện với 54 nhà lãnh đạo ở nhiều lĩnh vực, xoáy mạnh vào cách sử dụng ngôn ngữ, cách giao tiếp tốt và truyền cảm.

Tìm hướng đi thông qua “cá nhân hóa sản phẩm” (Đức Tâm): Khách hàng không chỉ thích sản phẩm đẹp mà còn phải “độc” với “cái tôi” được thể hiện.

Đừng quên sáng tạo (Hồ Long): Việc yêu cầu xe Uber và Grab phải dán nhãn chính là xóa bỏ sáng tạo…

"Siêu nhỏ” và “bao trùm” (Danh Đức): Về từ ngữ “bao trùm” và “doanh nghiệp siêu nhỏ” trong Tuyên bố Đà Nẵng được đưa ra hôm 11-11, kết thúc Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017.

Sản xuất giống: “Tử huyệt” của ngành nông nghiệp (Ngọc Hùng): Việc làm sao để có thể tự sản xuất giống ở trong nước đã được đề cập từ lâu, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở những tham luận, tranh luận tại các hội thảo.

…Là cái chi chi? (Thiên Di): Cuối cùng, đến sáng thứ Hai 13-11, khi tấm màn nhung của tuần lễ APEC đã hạ, cũng có thể đọc được vài tựa báo chạm một chút vào tầng đáy của các nội dung APEC!

Công dân vô danh (Bảo Uyên): Không hộ khẩu, không chứng minh nhân dân, không giấy khai sinh, có những thân phận sống cuộc đời vô danh ngay trên đất nước mình.

Dì Ba phải khác (Diễm Trang): Một số khán giả bày tỏ sự phiền lòng khi một nghệ sĩ lớn như Thành Lộc lại cất công giả gái chỉ để thủ “một vai hài đơn giản”. Với tôi, dì Ba- Thành Lộc không phải là một vai hài, càng không phải là một vai đơn giản…

Gió bấc về (Nguyễn Hiếu Nhân): Đất phương Nam, nếu ai hỏi thích thời gian nào nhất trong năm, mình sẽ trả lời rằng thích lắm, khi bấc về…

Hội nhập với “chiến lược riêng” (Minh Đức): Cách tiếp cận về hội nhập của những người đứng đầu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới  (Mỹ và Trung Quốc) là khác nhau, từ đó chính sách của họ cũng có những tác động nhất định đối với nền kinh tế toàn cầu.

Hồ sơ Thiên đường: Nghệ thuật tránh thuế của Nike (Phạm Vũ Lửa Hạ): Nike là một trong những tên tuổi nổi tiếng thế giới, có lợi nhuận hàng tỉ đô la từ giày thể thao bán trên toàn cầu. Công ty đa quốc gia này luôn đi trước một bước so với các đối thủ, và so với cơ quan thuế vụ.

Trung Quốc bỏ “cấm vận” Hàn Quốc, vì sao? (Thái Bình): Sau hơn một năm đơn phương “cấm vận”, hôm 13-10, Trung Quốc công bố “hòa giải” với Hàn Quốc. Nhìn bề ngoài, có vẻ như Trung Quốc đã đạt được mục đích và Hàn Quốc phải nhân nhượng…

>> Đặt báo in tại đây

>>Đăng ký đọc e-paper tại đây

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới