Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 1-2021: 30 năm Thời báo Kinh tế Sài Gòn – Thách thức tuổi ba mươi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 1-2021: 30 năm Thời báo Kinh tế Sài Gòn – Thách thức tuổi ba mươi

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – TBKTSG phát hành ngày cuối năm 2020 là số báo đặc biệt không chỉ vì đúng thời điểm bước sang thềm năm mới 2021 mà còn vì nó đánh dấu tuổi 30 tròn của TBKTSG kể từ thời điểm phát hành số báo đầu tiên vào ngày 4-1-1991.

Cảm ơn quý độc giả đã đặt niềm tin vào TBKTSG suốt ba mươi năm qua, chúng tôi xin mời quý vị đến với cụm nội dung đặc biệt “30 năm Thời báo Kinh tế Sài Gòn” để cùng chúng tôi ôn lại chặng đường đã qua và hướng tới chặng đường đầy thách thức phía trước.

Hồi ức 30 năm và nghĩ về tương lai (Trần Văn Thọ): TBKTSG ra đời đúng lúc Việt Nam sắp ra khỏi khủng hoảng, lạm phát phi mã dần được khắc phục, kinh tế bắt đầu vào quỹ đạo tăng trưởng. Điểm lại những bài viết của mình, tôi thấy vui và hạnh phúc vì thấy mình đã gắn bó với những bước đi của đất nước và đồng hành với quá trình phát triển của tờ báo này.

Hồi tưởng về bạn bè và sự hợp tác (Vũ Quang Việt): Gần như tôi rất ít viết cho tờ báo nào trong nước khi bàn về các vấn đề kinh tế. Tôi không biết lý do gì anh Võ Như Lanh (Tổng biên tập đầu tiên của TBKTSG) mời tôi làm cộng tác viên thường xuyên của TBKTSG ngay từ số đầu tiên. Và từ đó tôi gắn bó với TBKTSG…

Báo chí kinh tế làm gì? (Nguyễn Vạn Phú): Ở góc độ vĩ mô, báo chí kinh tế đấu tranh cho một môi trường kinh doanh bình đẳng, cho quyền tự do kinh doanh của mọi người, cho việc giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh… Cuộc sống luôn đặt ra các bài toán cần lời giải. Cái không thay đổi là sự đồng hành của báo chí, người làm kinh doanh và người làm chính sách để cùng nhau giải các bài toán mà thời đại đặt ra.

Thách thức tuổi ba mươi (Lê Hữu Huy): Thiên thời, địa lợi, nhân hòa chắc hẳn là những nhân tố giúp TBKTSG phát triển vững mạnh trong suốt 30 năm qua.

20 năm sau Luật doanh nghiệp 1999: Kinh tế tư nhân trước cơ hội và thách thức mới (Lê Đăng Doanh): Kinh tế tư nhân tạo ra 85% việc làm trong xã hội. Khu vực này đóng góp đến 40% GDP, nộp 33% thu ngân sách, cao hơn khu vực kinh tế nhà nước với đóng góp 29% GDP và 32,3% thu ngân sách.

“Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã khơi lên thương hiệu Việt” (Tác giả Huỳnh Kim gặp gỡ GS.TS. Võ Tòng Xuân, người gắn bó với TBKTSG từ ngày đầu đến nay): “TBKTSG cũng thành lập các câu lạc bộ, chẳng hạn Câu lạc bộ Xây dựng thương hiệu nông thủy sản mà tôi đã có lúc giữ vai trò chủ nhiệm. TBKTSG đã khơi lên khái niệm thương hiệu hàng Việt Nam”.

Ông Kiệt và dự định “Ta ba lô” đến Mỹ (Tâm Chánh): Trong vai trò Thủ tướng, ông Kiệt đến TBKTSG làm việc hẳn hoi chứ không phải đến thăm khích lệ. Ông nhìn thấy vai trò dẫn dắt của trí thức Việt Nam ở hải ngoại như những trụ cột phát huy ảnh hưởng của Việt Nam ra bên ngoài. Nhưng chuyến “Ta ba lô” trong dự định của ông đã mãi dang dở…

Một số đề tài thời sự khác trên cùng số báo:

2020 – năm vượt khó của tăng trưởng GDP (Đăng Linh): Với gia tốc phục hồi như hiện tại, có nhiều lý do để kỳ vọng GDP trong năm 2021 của Việt Nam sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng như trước khi có dịch Covid-19.

Thị trường chứng khoán năm 2020: Bùng nổ ngoạn mục! (Linh Trang): Sự phục hồi ngoạn mục của VN-Index đến từ cả yếu tố vĩ mô và vi mô. Thị trường chứng khoán phái sinh cũng tăng trưởng vượt bậc bên cạnh sự bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Thị trường chứng khoán năm 2021: Nhiều tín hiệu tích cực, lắm rủi ro chực chờ (Phạm Minh): Liệu lãi suất thấp sẽ tiếp tục dẫn dắt dòng tiền sang chứng khoán?

Lãi suất 2021 sẽ chịu những áp lực nào? (Hồ Lê): Một số dự báo cho thấy lãi suất sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong năm 2021, thậm chí có thể giảm thêm. Tuy nhiên khả năng vẫn có những áp lực có thể đẩy lãi suất tăng trở lại.

Ngân hàng 2021 – thách thức và cơ hội (Thụy Lê): Các ngân hàng đứng trước cơ hội tăng trưởng nhanh trở lại, song việc chuyển đổi số phải thực hiện càng nhanh càng tốt nếu không muốn suy giảm năng lực cạnh tranh trước các đối thủ mới.

Thành công chưa trọn vẹn (Phan Minh Ngọc): Thực tế là chúng ta mới dừng lại ở mức “chờ và xem”: chờ đại dịch đi qua, chờ thế giới được tiêm vaccin để phục hồi trở lại, để các nước nhập khẩu nhiều hơn rồi nâng đỡ nền kinh tế Việt Nam theo kiểu “nước lên thuyền lên”…

Mong thôi dở dang (TS. Võ Đình Trí): Vì thiếu chuẩn bị nên khi cơ hội đến, chúng ta hối hả, cập rập… và lỡ cơ hội trong nhiều trường hợp.

Xuất nhập khẩu: 2020 nhiều thành công, 2021 bất định (Nguyễn Đình Bích): Quá trình phục hồi hậu Covid-19 sẽ không đồng đều. Mỹ và châu Âu kém lạc quan nhất.

Kinh tế cuối 2020, đầu 2021: gió xuân chưa tới (Hồ Quốc Tuấn): Trong đại dịch Covid-19, cũng có lúc người ta hy vọng kinh tế thế giới sẽ hồi phục theo hình chữ V, nhưng rốt cuộc thì gió xuân chưa đến.

Nghịch lý giàu nghèo 2020 (Thư Kỳ): Các ngân hàng lớn nhất thế giới kết thúc năm 2020 trong xấu hổ vì lãi nhiều quá… Việc giảm thuế cho người giàu để thúc đẩy tăng trưởng đã thất bại. Cách nhìn mới là tăng hỗ trợ cho người nghèo.

Xu hướng năm 2021: Số hóa tiền ngân hàng (Nguyễn Vũ): Trước sau gì các nước cũng phải chuyển một phần nguồn cung ứng tiền từ giấy sang số.

Điều gì đang chờ đợi bitcoin trong năm 2021? (Lạc Diệp): Bitcoin được chấp nhận ngày càng rộng rãi trên thị trường tài chính. Các khoản đầu tư ngày càng gia tăng nhưng đồng thời cũng xuất hiện các động thái chính sách thắt chặt quản lý đối với tiền kỹ thuật số.

“Thiên đường” sẽ ở phía Đông (Nguyễn Phán): Trong thập kỷ tới, thị trường các nền kinh tế mới nổi sẽ có cơ hội tăng điểm khi đô la Mỹ bị lạm phát.

Phát triển kinh tế tư nhân để nâng cao hiệu quả FDI (TS. Phan Hữu Thắng): Việt Nam cần có cách tiếp cận mới với FDI, đó là phát triển doanh nghiệp trong nước đến đâu thì thu hút đầu tư nước ngoài đến đó.

Covid làm hoàn thiện môi trường kinh tế số (Hoàng Việt): Mô hình kinh tế Covidnomics với sự can thiệp chính sách nhằm đảm bảo vừa chống dịch vừa duy trì hoạt động kinh tế sẽ thúc đẩy hoàn thiện môi trường kinh tế số của mỗi nước.

Đôi bàn tay gầy và những viên đá lấp lánh (Thanh Thương): “Đôi bàn tay gầy xương của chị khác hẳn với hình dung của tôi về đôi bàn tay được chăm chút kỹ lưỡng của một phụ nữ thành đạt trong ngành kim hoàn”. (Đó là đôi bàn tay của bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT PNJ).

Thay đổi để phát triển trong hoàn cảnh mới (nhóm phóng viên): Trải qua một năm đầy khó khăn, bước sang năm 2021, các doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị tâm thế, xây dựng kế hoạch, điều chỉnh chiến lược để thích nghi và phát triển trong hoàn cảnh mới.

Nghe dân, tin dân (Quỳnh Thư): Trong một động thái được người dân tán đồng, HĐND TPHCM vừa ban hành nghị quyết xóa bỏ 61 dự án chậm triển khai.

Di dân ở ĐBSCL, nhiều vấn đề đặt ra (Võ Hùng Dũng): Tỷ lệ dân số của ĐBSCL đã giảm từ 22,4% trong điều tra năm 1989 xuống còn 17,9% trong điều tra năm 2019.

Tiến dần tới một xã hội phát triển hơn (Danh Đức): Khi càng nhiều người dân thanh toán bằng các loại ví điện tử; khi hàng không, đường sắt… bán vé trực tuyến thì cơ quan nhà nước cũng không thể tiếp tục bắt người dân tới kho bạc nộp phạt hay tới trụ sở xin giấy này, giấy kia.

Và một số bài viết khác…

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới