Thứ Sáu, 26/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 10-2018: Thách thức ngoại thương

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 10-2018: Thách thức ngoại thương

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Theo bài viết “Thách thức mới trong ngoại thương” trên mục Ý kiến của TBKTSG tuần này, chắc chắn ngoại thương năm 2018 này sẽ đối diện với nhiều thách thức mới, đặc biệt là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, khiến kim ngạch xuất khẩu của nước ta có nguy cơ cao bị giảm.

Về ngắn hạn, chúng ta phải biết tận dụng các cơ chế tự bảo vệ trước những rào cản mới trong ngoại thương như sử dụng thành thạo các kênh khiếu nại lên WTO, chuẩn bị sẵn các biện pháp trả đũa, chuẩn bị sẵn thông tin cần chứng minh và đa dạng hóa các thị trường để tránh phụ thuộc vào bất kỳ một thị trường nào cả.

Ngoài ra, số báo ra ngày 8-3-2018 còn có các bài viết khác xoay quanh chủ đề này:

Ngoại thương 2018 – tăng trưởng mức nào là phù hợp? (Phạm Văn Đại): Có lẽ đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam rà soát lại các chiến lược phát triển công nghiệp. Nếu như các doanh nghiệp FDI và tăng trưởng xuất khẩu đã không thể là chìa khóa để Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh của mình, chú trọng thị trường nội địa có thể là một hướng đi mới nhiều hứa hẹn.

FTA và xuất khẩu: tinh quý hơn đa (Võ Đình Trí): Vấn đề chính bây giờ không phải là bán cho ai mà là bán cái gì: chuyển hướng từ đa sang tinh. Nhu cầu của thị trường thế giới về các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng và có trách nhiệm với cộng đồng ngày càng tăng.

Cận cảnh thương mại Việt-Mỹ 2018 (Linh Trang): Bên cạnh các khó khăn về thuế suất đối với một số mặt hàng như pin năng lượng mặt trời, máy giặt, thép và nhôm khi vào thị trường Mỹ, từ ngày 1-1-2018, các sản phẩm hải sản nhập khẩu sang Mỹ sẽ phải chịu sự giám sát của chương trình SIMP được thiết lập dành cho 13 loài nằm trong nguy cơ bị đánh bắt, trong đó có cá ngừ – sản phẩm cá biển chủ lực của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ.

Và những bài viết theo dòng thời sự khác, xin giới thiệu bạn đọc:

Ngân hàng tăng phí dịch vụ: cũng là chuyện thường thôi (Phong Hiếu): Tại nhiều ngân hàng, biểu phí dịch vụ hiện vẫn khá thấp, thậm chí miễn phí đối với nhiều dịch vụ. Khách hàng vẫn có quyền lựa chọn giao dịch tại ngân hàng phù hợp với mình. Vietcombank gây tranh luận rầm rộ chẳng qua vì đây là một trong các ngân hàng đầu tiên thu phí chuyển tiền nội mạng mà thôi.

Chính sách tài khóa và tiền tệ: vẫn cảnh bên đẩy bên kéo (Ngọc Khanh): Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng đã nhắc đích danh Thống đốc NHNN và Bộ trưởng Bộ Tài chính phải ngồi lại với nhau để điều hành chính sách vĩ mô. Diễn biến kinh tế vĩ mô trong hai tháng đầu năm 2018 đang bộc lộ nhiều điểm đáng quan ngại khi lạm phát và ỷ giá đều đang tăng.

Ghế nóng ở siêu ủy ban (Tư Giang): Suy cho cùng, năng lực, sự tậm tâm và quyết tâm của những người ngồi những chiếc ghế đầu tiên ở siêu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ quyết định sự thành bại của sự nghiệp cải cách doanh nghiệp nhà nước trong suốt quá trình sau này.

Cơ chế đặc thù: có kéo nổi đầu tàu trật đường ray? (Trần Ngọc Thơ): Suy cho cùng nội lực và tầm lãnh đạo của chính quyền thành phố vẫn là yếu tố nặng ký nhất đưa thành phố tiến tới kỷ nguyên mới.

Bảo hộ – cần tỉnh táo, rạch ròi (Phan Minh Ngọc): Nếu lỗi của sự cạnh tranh yếu không nằm ở phía nước ngoài, mà là hậu quả có yếu tố nội tại, trong khi bản thân chúng không phải là những ngành, những sản phẩm non trẻ, có tiềm năng, cần khuyến khích và hỗ trợ của Chính phủ… thì Chính phủ cần (dũng cảm) bỏ tư duy “đâm lao phải theo lao”, nói không với bảo hộ.

Di cư, hộ khẩu và đô thị hóa (Nguyễn Khắc Giang): Người không có hộ khẩu hiếm khi thấy thành phố nơi họ sống là quê hương đúng nghĩa. Nhưng nguyên quán, nơi họ lũ lượt trở về mỗi dịp lễ, Tết, cũng sẽ dần trở nên xa lạ, đặc biệt là với thế hệ di cư thứ hai.

“Làm mới” nông nghiệp để lấy lại đà tăng trưởng (Trung Chánh): Vì sao tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long cứ chậm dần qua các năm? Ông Võ Hùng Dũng, nguyên Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ cho rằng điều này là do… tăng trưởng nông nghiệp bị suy yếu.

Khi lãi suất, tỷ giá, CPI cùng nhìn một hướng (Hải Lý): Liệu có mối tương thích nào khi VN-Index trong tháng 1-2018 tăng 12,8% và nước ngoài mua ròng mạnh; còn trong tháng 2-2018, VN-Index chỉ tăng 1% và nước ngoài chuyển sang bán ròng?

Năm 2018 – dè chừng tỷ giá (Toàn Thịnh): Với dòng vốn ngoại khoảng 30 tỉ USD đang chảy trong thị trường chứng khoán Việt Nam thì tỷ giá có thể biến động mạnh nếu thị trường diễn biến tiêu cực và có thể trước cả tác động của Fed lên tỷ giá USD/VND.

Khúc mắc đề xuất xóa nợ thuế (Minh Tâm): Bộ Tài chính phải giải trình được tất cả những khúc mắc xung quanh đề xuất xóa nợ thuế tới… 26.500 tỉ đồng trong lần này trên nguyên tắc đảm bảo, hài hòa được lợi ích của Nhà nước, cơ quan thực thi và cả những doanh nghiệp, cá nhân đang tuân thủ tốt.

Cổ phiếu đường đi về đâu? (Hải Lý): Không giống như thịt heo, gia cầm, trái cây… đã từng có những cuộc giải cứu trên bình diện cả vùng, cả tỉnh, thậm chí cả nước, giờ đây chúng ta không thể vận động người dân xài thêm đường để giải cứu mặt hàng này, vì xu hướng tiêu thụ đường trực tiếp đang ngày một co lại.

Kiến tạo nền xuất khẩu thực chất Việt Nam (Nguyễn Duy Nghĩa): Xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chỉ có thể nói là xuất khẩu từ Việt Nam, không thể nhập nhằng là xuất khẩu của Việt Nam. Nói xuất khẩu của ta chưa thực chất Việt Nam là vậy.

Vẫn chưa thể có nhà đầu tư bán lẻ tầm cỡ (Minh Tâm): Nếu có người mới tham gia thị trường thì cũng sẽ vẫn dừng lại ở nhà đầu tư vừa vừa, có nguồn gốc châu Á, Trung Đông hay Đông Âu. Đây là những nhà đầu tư kiểu công ty gia đình, có thể linh hoạt trong chính sách do không phải trả lời những vấn đề minh bạch với các cổ đông góp vốn.

Con khóc là mẹ cho bú? (Nguyễn Hữu Long): Một doanh nghiệp khát tiền chớ thấy ai nhá tiền là chộp lấy để rồi lợi đâu không thấy, chỉ thấy nợ nần chồng chất, cơ thể doanh nghiệp ngày càng ốm yếu.

Khi người tiêu dùng thay đổi quá nhanh (Quốc Hùng): Việc Parkson vừa đóng cửa một trung tâm thương mại nữa ở TPHCM cho thấy mô hình kinh doanh thương mại chuyên doanh trong ngành hàng thời trang, mỹ phẩm… ngày càng khó trụ vững. Nhận định này như được củng cố hơn nữa khi bên cạnh đó, những trung tâm mua sắm đa năng lại ngày càng phát triển và nhân rộng.

Vui buồn nghề “săn” nhân tài (Thùy Dung): Công việc hấp dẫn nhưng để trụ lại với nghề là không hề đơn giản khi có tới trên 50% người tham gia đã phải chuyển việc.

Ngành thép xoay xở duy trì thị trường Mỹ (Văn Nam): Với việc chính quyền Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế thép và nhôm nhập khẩu từ các nước, một số chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng ngành sản xuất thép trong nước sẽ chịu tác động lớn, bởi đây là thị trường khá quan trọng, lượng thép xuất vào thị trường này chiếm hơn 10% tổng lượng thép xuất khẩu cả nước.

Mang hương trà Tà Sùa đi xa (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Theo tiếng của đồng bào Mông, tà sùa là bãi trà, tên xã được đặt theo nghĩa ấy. Đó là một xã miền núi thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, mà hiện nay trên nhiều văn bản người ta viết là “Tà Xùa”.

Tăng hiệu quả công việc từ việc ứng dụng drone (Đức Tâm): Một vài ứng dụng tiềm năng của máy bay không người lái (drone) được ông Lương Việt Quốc- CEO của Real-time Robotics chia sẻ.

Điều cần ở một chính phủ hành động (Đoàn Khắc Xuyên): Một chính phủ muốn là chính phủ hành động, kiến tạo phát triển, liêm chính không thể coi nhẹ việc xử lý nghiêm minh mọi biểu hiện xem thường kỷ cương phép nước của chính bộ máy quản lý, mọi biểu hiện nhũng nhiễu, lợi ích nhóm, tham nhũng của đội ngũ cán bộ, công chức.

Đời cây đời người ( Nguyễn Thị Hậu): Nay trái đất đang “chết” vì biến đổi khí hậu, vì ô nhiễm, cây xanh sẽ cứu giúp trái đất kéo dài sự sống. Trồng cây, giữ rừng chính là kéo dài đời sống con người.   
Lòng biết ơn (Nguyễn Minh Hải): Gần như ai trong chúng ta cũng được dạy dỗ, khuyên bảo về lòng biết ơn, nhưng có khá nhiều người trong chúng ta hình như quên nhanh điều đó. Nhanh đến độ có người nói rằng kẻ nào mau mắn trả ơn tức là kẻ đó chóng quên ơn!

Vào rừng Yok Đôn, vừa đi vừa nghĩ (Nguyễn Quang Bình): Người ta ví hình thể rừng Yok Đôn như cái tai voi, liệu mở rộng khai thác du lịch có làm ù thêm hay xẻo bớt tai voi?

Nhiều chuyện về chuyện có nhiều phụ nữ (Lưu Thị Lương): Hèn chi có hội phụ nữ chứ không có hội đàn ông!

Âm ỉ ngọn lửa chiến tranh thương mại toàn cầu (Minh Đăng): Liên hiệp châu Âu cuối tuần trước dọa sẽ tấn công trả đũa Mỹ, bằng cách đánh thuế các sản phẩm như xe máy Harley-Davidson, rượu wisky ngô (Kentucky bourbon) và quần jean Levi’s, nếu Tổng thống Mỹ tiếp tục xúc tiến kế hoạch đánh thuế nhập khẩu mặt hàng thép và nhôm.

“Cơn sốt gà” ở thung lũng Silicon (Minh Đức): Ở Thung lũng Silicon (Mỹ), sẽ không phải là chuyện bất thường nếu bạn nhìn thấy những con gà đang di chuyển trong nhà, thậm chí gật gù trong phòng ngủ. Loại gia cầm vốn được coi là bình dân này giờ đang được giới tinh hoa công nghệ ở Bay Area chăm sóc, cưng chiều, đến mức… đóng bỉm cho chúng.

Đức bất ngờ với thương vụ Daimler (Trúc Diễm): Khoản đầu tư trị giá 9 tỉ đô la Mỹ đã giúp hãng sản xuất ô tô Geely của Trung Quốc nắm giữ 9,69% tại công ty sở hữu thương hiệu xe Mercedez-Benz.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới