Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 11-2018: Đổi chác thương mại

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 11-2018: Đổi chác thương mại

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết tại Chile. Với Việt Nam, CPTPP đánh dấu thêm một bước tiến trong quyết tâm hội nhập, không chỉ trong lĩnh vực thương mại. Chuyên mục Sự kiện và Vấn đề trên TBKTSG ra ngày 15-3-2018 bàn về việc “Đổi chác thương mại” nhân sự kiện này.

Trong chuyện mục này, bài viết “CPTPP – nhiều hơn một hiệp định” của Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng CPTPP không Mỹ, Việt Nam rõ ràng mất đi một phần đáng kể  kỳ vọng, trong cơ hội xuất khẩu từ hiệp định này. Nhưng Mỹ chẳng phải là toàn bộ chiếc bánh. Canada, Mexico, Peru là những phần khác, nhỏ hơn nhiều, nhưng cũng không thể bỏ qua. Một CPTPP này bằng ba FTA riêng rẽ với các nền kinh tế đầy tiềm năng ở châu Mỹ.

Trong khi đó, bài viết “Thương mại là đổi chác” của Nguyễn Vũ có góc nhìn rộng hơn. Theo đó, ngày nay, tự do hóa thương mại không đơn thuần là mua bán giữa các nước, mà còn là sự đổi chác mang tính địa chính trị và đôi lúc phục vụ cho mục đích dân túy ở nhiều nước.

Liên quan đến chủ đề này, TBKTSG còn có bài ghi nhận dưới góc độ vi mô “Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp từ CPTPP” do nhóm phóng viên thực hiện. Các chuyên gia và doanh nghiệp trong một số ngành hàng nhận định khá lạc quan về những lợi ích mà CPTPP mang lại, song cũng cho rằng cần có sự chuẩn bị tốt về năng lực cũng như cải cách thể chế để có thể đón lấy cơ hội, đồng thời đối phó với những thách thức, ràng buộc mới.

Những bài viết theo dòng thời sự khác, xin giới thiệu bạn đọc:

Để có thể tạo ra “chiếc bánh” to hơn! (Mục ý kiến): Cần xây dựng các tiêu chí, cơ chế thẩm định, giám sát để đảm bảo nguồn lực được đầu tư vào những khu vực, đối tượng có hiệu quả cao nhất nhằm tạo ra được chiếc bánh to hơn.

Không có đường lùi (Nguyên Lê): Các thành viên của WTO, FTA có nghĩa vụ luật hóa các cam kết mở cửa trong từng quốc gia, nên việc Uber, Grab đang phải hoạt động trong trạng thái “thí điểm” như hiện nay hoàn toàn không phải lỗi của họ.

Không được độc quyền chữ “phí” (Nguyễn Vạn Phú): Cho dù nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, dùng từ cho chính xác theo luật thì cũng nên viết cho đúng tiếng Việt.

DNNN vẫn phớt lờ công bố thông tin (Tư Giang): Lẽ ra MobiFone phải công bố thông tin về thương vụ mua cổ phần của AVG nhưng đã giấu nhẹm và bị nêu tên trong báo cáo về tình hình công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ năm 2016.

Những vết nứt hội nhập (Bùi Trinh): Với cấu trúc kinh tế và thứ tự ưu tiên chính sách như hiện nay, hội nhập không kéo theo tăng trưởng thực sự cho Việt Nam nhưng lại có lợi cho khu vực FDI và các nước xuất khẩu sản phẩm làm đầu vào cho quá trình sản xuất của Việt Nam.

Chọn dễ, bỏ khó (Nguyễn Vũ): Soạn một nghị định mới để thay thế Nghị định 86 thì quá dễ, cái khó là làm sao vẫn phát huy được các ưu thế của mô hình kinh tế chia sẻ. Quá trình giải quyết này cần phải lấy con người làm trung tâm.

Vẫn bất nhất với Uber, Grab (Trương Trọng Hiểu): Cho đến nay, việc tiếp cận mô hình kinh doanh như Uber, Grab vẫn còn sự bất nhất và xảy ra ngay chính trong nội bộ của cơ quan quản lý là Bộ Giao thông Vận tải.

Rủi ro xí phần đất dự án năng lượng tái tạo (Nguyễn Quang Đồng): Dù việc cấp phép vẫn hoàn toàn đúng quy trình – có kiểm tra, có đánh giá năng lực và mục đích của nhà đầu tư – nhưng số lượng dự án năng lượng tái tạo “đầu cơ” vẫn lớn hơn nhiều so với dự án “đầu tư” thực sự.

Tham nhũng và năng lượng tái tạo (Hồ Quốc Tuấn): Liệu chúng ta có kịp học bài học từ các nước khác hay sẽ lại đi vào vết xe đổ của họ?

Ngẫm về tài, đức, bằng cấp (Võ Trí Hảo): Người tài phải tự khẳng định mình, tự chứng minh, tự vươn lên bằng nhiều cách khác nhau. Người trông chờ, lệ thuộc vào quy hoạch của người khác sẽ khó lòng có đột phá, đóng góp hơn người cơ cấu, quy hoạch mình.

Trầy trật với gạch không nung (Văn Nam): Số lượng công trình xây dựng sử dụng gạch không nung đến nay vẫn còn khiêm tốn. Vì sao?

Khi “cơn lốc” đầu tư BOT đi qua (Lan Nhi): Việc dừng đầu tư các dự án BOT “cải tạo, nâng cấp” quốc lộ đã được phê duyệt là một hướng đi đúng nhưng cách thức giải quyết những hệ lụy mà nó để lại chắc chắn còn kéo dài.

Thử thách mức đỉnh của 11 năm trước (Thành Nam): Có thực mới vực được đạo. Để chinh phục đỉnh cũ, thị trường cần trước tiên là tiền.

Những ngân hàng lợi nhuận 10.000 tỉ đồng (Hải Lý): Tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng Việt Nam trong vòng năm năm tới và những bước đột phá về thu nhập lãi thuần sẽ mang tính quyết định.

Chuyện ngân hàng Việt chọn cổ đông ngoại (Đông Hà): Một số ngân hàng đã chủ động ra nước ngoài tìm kiếm sự hợp tác đầu tư nhằm huy động được nguồn vốn với chi phí thấp hơn so với trong nước thay vì tìm kiếm các cổ dông là các ngân hàng ngoại.

“Đau đầu” với doanh nghiệp FDI bỏ trốn (Thùy Dung):  Tình trạng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) “trốn nợ”, bỏ về nước đã từng diễn ra trước đây, nhưng đến nay, để giải quyết được dứt điểm vấn đề này vẫn là bài toán khó với cơ quan quản lý.

Vài sai lầm cần tránh khi đổi mới (Đức Tâm): Bài học đầu tiên khi triển khai một dự án đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp là rất cần có một đội nhóm tách biệt toàn tâm toàn ý cho công việc.

Sức hút thị trường thực phẩm tươi tiện lợi (Minh Tâm): VinaCapital vừa đầu tư 32,5 triệu đô la Mỹ vào Ba Huân; Kido có kế hoạch hợp tác với đối tác Thái Lan sản xuất trà sữa đóng chai, nước uống thảo dược; nhà bán lẻ Hàn Quốc GS 25 thì mở chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/7 với sự tư tin sẽ thu hút được người tiêu dùng nhờ thức ăn tươi…

Lạc quan về thị trường đồ gỗ (Quốc Hùng): Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến đồ gỗ Việt Nam đang có cái nhìn khá lạc quan về thị trường đồ gỗ trong thời gian tới.

Doanh nghiệp gọi vốn – hãy là con mồi khôn ngoan! (Nguyễn Hữu Long): Bài viết chia sẻ những bất cập mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi gọi vốn và sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

“Cởi trói” suy nghĩ và nghe dân (Thiên Di): Có một thực tế là trong nhiều cuộc họp góp ý ta vẫn thấy chừng đó khuôn mặt “thân quen” với chừng đó ý, có khi là tiên kiến hay định kiến,  hoặc đôi khi có những góp ý sáng giá nhưng lại không được lắng nghe.

Tế bào gốc chưa đủ… lớn (Hoàng Nhung): Tình trạng này có nhiều lý do, như nguồn cung sản phẩm tế bào gốc chưa nhiều, chi phí nghiên cứu và ứng dụng cao, hiệu quả thấp, chưa được ứng dụng đại trà trong nhiều loại bệnh.

Múa Kiều và câu chuyện tương tri của văn hóa Đông Á (Diễm Trang): Có những nghệ sĩ vì yêu Kiều mà lặn lội từ Hàn Quốc đến Việt Nam, ròng rã lao động hơn năm trời để có thể trình bày cô đúc,  tinh tế nhất câu chuyện đời Kiều bằng ngôn ngữ hình thể và âm nhạc.

Nói thật mất gì? (Trung Nhân): Nói thật – tất nhiên phải đi đôi với làm thật, bằng sự tận lực tận tâm của mình – sẽ chẳng mất gì.

Kinh tế Mỹ: những tín hiệu từ các chỉ số kinh tế và động thái của Fed (Linh Trang): Theo khảo sát của Reuters, có đến gần 90% các nhà kinh tế được hỏi nghiêng về khả năng Fed vẫn chỉ tăng 0,25% lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 3.

Cuộc chiến “chống tham nhũng” khắc nghiệt ở Saudi Arabia (Minh Đăng): Cho tới giờ, người ta vẫn không biết cụ thể điều gì đang xảy ra ở bên trong khách sạn Ritz, bởi tính bí mật của “ cuộc chiến chống tham nhũng”.

Cuộc chạy đua mặc cả (Minh Đức): Cuộc chạy đua của các nước để khẳng định vai trò “đồng minh” với Mỹ nhằm tranh thủ quyền được miễn trừ khỏi việc bị áp đặt thuế nhập khẩu lên thép và nhôm vào Mỹ đã bắt đầu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới