Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 12-2013: Quyền tự chủ của địa phương

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 12-2013: Quyền tự chủ của địa phương

Chánh Khải

TBKTSG số 12-2013: Quyền tự chủ của địa phương
 

Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 12-2013, phát hành ngày thứ Năm 21-3-2013 có các nội dung chính như sau:

Với chuyên đề “Quyền tự chủ của địa phương”, Sự kiện & Vấn đề số này đề cập chuyện phân cấp giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương. Sự phân cấp này hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, làm hạn chế sự phát triển nói chung và của địa phương nói riêng. Chính vì vậy, khi đã nhận ra Phân cấp và hệ quả (Tư Giang) thì không chỉ Cần một thiết chế vùng (Phi Tuấn) mà còn hơn thế nữa là việc Sửa Hiến pháp và chính quyền đô thị (Quang Chung).

Vinashin vẫn tiếp tục là đề tài đáng bàn cho báo chí khi nợ của tập đoàn này (trước 30-6-2010) được hoán đổi thành trái phiếu đảo nợ có bảo lãnh của Chính phủ. Vì vậy, Phá sản Vinashin, tại sao không? (Hải Lý) là câu hỏi cần đặt ra. Liên quan đến Vinashin nhưng lại là chủ nợ và không như 20 ngân hàng và tổ chức tín dụng khác Nỗ lực lội ngược dòng của PVFC (Ngọc Lan) cũng là bài viết rất đáng đọc.

Mục Trên đường phát triển số này có hai bài nên đọc. Một, liên quan đến nợ xấu quốc gia và trong chưa đầy một năm đã giảm từ 8,6% còn 6% (xem thêm Tin mừng: sáng mở mắt thấy nợ xấu giảm của tác giả Vũ Quang Việt trên TBKTSG ngày 14-3-2013), tác giả Huỳnh Thế Du đã phân tích rất chi li và khoa học trong Bung xung nợ xấu. Hai, Mô hnh kinh tế thị trường nào cho Việt Nam (Tư Giang) ghi nhận từ một cuộc hội thảo mới đây tại Hà Nội.

Tài chính & Chứng khoán tuần này khá sát thời sự với Bong bóng vàng sắp vỡ (TS. Nguyễn Hồng Điệp), Chưa phải lúc phá giá tiền đồng (Tấn Đức) và Lộ diện những mảng tối (tác giả Hồ Bá Tình phân tích về nợ xấu ở ngân hàng).

Mục Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề cập đến Cách tiếp cận mới (Nguyễn Vạn Phú), tức nên theo hướng góp ý cho những vấn đề lớn, hệ trọng của đất nước chứ không chỉ là “tốt hay chưa tốt, đồng tình hay chưa đồng tình” với dự thảo. Một điểm khác cũng đáng lưu ý khi tác giả cho rằng Ủy ban dự thảo cần nêu rõ “sửa những điểm gì là chính yếu, hướng thảo luận về những điểm này là như thế nào, những lập luận tranh cãi chung quanh những điều đó ra sao…”.

Đọc phóng sự Hết thời ba thế hệ, một bến ghe (Quang Chung) để thấy cảnh trên bến dưới thuyền của Sài Gòn xưa có nguy cơ bị xóa sổ ở ngay bên ghe cuối cùng còn lại này.

Nếu Nguy cơ thất thủ văn hóa (Nguyễn Nguyên Thảo) trong mục Văn hóa & Xã hội giúp ta thấy một nguy cơ tiềm ẩn cho đất nước, cho các thế hệ mai sau thì “Cửa hẹp” làng quê (Huỳnh Văn Mỹ) lại cho thấy một khía cạnh khác của lối sống, của tình người thời nay. 

Mục Kinh tế thế giới, bạn đọc nên tìm hiểu Vì sao Nhật tham gia TPP (Thái Bình) như tuyên bố của Thủ tướng Nhật hồi thứ Sáu tuần trước. Và liên quan mật thiết đến Việt Nam là chuyện Thị trường gạo: Thái Lan – Trung Quốc không phải cặp đôi hoàn hảo (Nguyễn Đình Bích).

Và cũng không nên bỏ qua chuyện thời sự đáng quan tâm khác, đó là Tầm nhìn của tân Thủ tướng Trung Quốc (Huỳnh Hoa) trong mục Bình luận thế giới. Còn trong mục Nhìn ra thế giới, Ngân hàng, tài chính: nguyên nhân khủng hoảng (Vũ Quang Việt) là bài phân tích một vấn đề chuyên sâu nhưng có cách viết khá dễ hiểu.

Ngoài ra còn nhiều bài viết đáng đọc khác như Khoảng cách từ chính sách đến thực tế (Thanh Dũng), Sản xuất theo chuỗi, xu hướng tất yếu (Ngọc Hùng), Chủ nợ lo con nợ đóng cửa (LS. Nguyễn Văn Quỳnh), Bất động sản: cho thuê chờ thời (Đình Dũng)…

Kính mời bạn đọc đón xem.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới