TBKTSG số 14-2017: Luật hóa việc xử lý nợ xấu
Tòa soạn TBKTSG
(TBKTSG Online) – Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra dự thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu. Mời đọc các phân tích liên quan đến vấn đề này trong chuyên mục Sự kiện & vấn đề chủ đề “Luật hóa việc xử lý nợ xấu” trên TBKTSG số phát hành vào sáng mai, 6-4.
Với nội dung dự thảo, từ nay, vốn mua cổ phần ngân hàng sẽ không thể là vốn vay ngân hàng dưới bất kỳ hình thức nào, đồng thời việc mua bán 1% vốn điều lệ ngân hàng trở lên phải chứng minh nguồn gốc tiền mua. Và lần đầu tiên, việc mua ngân hàng 0 đồng (bắt buộc) được luật hóa một cách chi tiết và rõ ràng (bài Bước tiến mới tái cơ cấu ngân hàng của Hải Lý).
Một điều đáng chú ý nữa trong dự thảo luật là TCTD yếu kém bị mua bắt buộc có thể được Chính phủ cấp vốn để bổ sung vốn điều lệ hoặc cho vay dài hạn với lãi suất đến 0%. Trên khía cạnh này, dự thảo là văn bản luật đầu tiên (nếu được thông qua) Hợp pháp hóa dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu (tựa đề bài viết của tác giả Phan Minh Ngọc). Theo tác giả, đây là chủ đề đã gây ra nhiều ý kiến tranh luận trái chiều suốt nhiều tháng qua, và cho đến nay, lý do và tính cần thiết của việc dùng ngân sách để xử lý nợ xấu chưa bao giờ được giải thích thỏa đáng.
Các đề tài khác:
Ai làm lãi suất cao và khó hiểu? (Trần Ngọc Thơ): Lãi suất huy động các kỳ hạn dài lại có dấu hiệu nóng lên. Ai và điều gì làm cho lãi suất không thể giảm?
Lý giải vì sao GDP quí 1 tăng trưởng thấp (Hoàng Ngọc Khanh): Chính sách tiền tệ đã phần nào thể hiện được vai trò, trong khi chính sách tài khóa dường như đang lặp lại điệp khúc “thừa tiền mà không dám tiêu”.
Mấu chốt nhất là phải cải cách thị trường (Tư Giang phỏng vấn ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương): Từ kết quả tăng trưởng không khả quan của quí 1-2017 (5,1%), vấn đề mấu chốt là phải cải cách thị trường. Chưa cải cách thì nền kinh tế không còn động năng để phát triển bền vững.
Tư duy giá sàn (Nguyên Lê): Các đề xuất áp giá sàn vé máy bay cho thấy sự quen thói lobby chính sách của các doanh nghiệp có gốc độc quyền. Tư duy giá sàn không giúp Nhà nước hoàn thành trách nhiệm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và hội nhập thực sự.
Vấn đề nhỏ, câu chuyện lớn (Nguyễn Vũ): Cần thay đổi cách nghĩ cơ quan quản lý nhà nước phải lo hết mọi chuyện cho doanh nghiệp. Nhà nước chỉ cần công bố các tiêu chuẩn chất lượng mà sản phẩm cần đạt tới để doanh nghiệp tuân theo.
Cam kết trở thành Chính phủ kiến tạo mới chỉ dừng lại ở Thủ tướng (Tư Giang): Nội hàm của “kiến tạo phát triển” cần được làm rõ nếu muốn thúc đẩy phát triển.
Chủ tịch hội đồng quản trị có nên kiêm giám đốc? (Phan Minh Ngọc): Để đảm bảo quản trị doanh nghiệp hiệu quả, cần tránh để chủ tịch HĐQT và CEO mỗi người hành động theo ý muốn riêng mà không có một bộ quy tắc ứng xử chung.
“Chúng ta hành động quá chậm” (Thùy Dung): Nới hạn điền cần phải nới cả về thời gian lẫn không gian. Nhưng điều quan trọng hơn là phải thay đổi thể chế quản lý đất.
Giá mua tôm tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2015 (Vũ Thùy Ninh): Thị trường tôm ba tháng đầu năm có sự gia tăng về giá. Nguồn cung tôm thấp là nguyên nhân chính.
Ngành kế toán: từ cam kết WTO đến luật nội (LS. Phạm Thị Hải Yến): Từ cam kết WTO đến thực thi là một quãng đường dài. Khó khăn của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành dịch vụ kế toán là một ví dụ.
Khởi động dịch vụ quản lý tài sản (Hồng Phúc): Quản lý tài sản là một dịch vụ thể hiện đẳng cấp của người làm dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện còn thiếu nhiều yếu tố hậu thuẫn cho độ chín của thị trường quản lý tài sản.
Sẽ có nghị định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (Linh Trang): Với khuôn khổ pháp lý mới theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích doanh nghiệp huy động vốn thông qua trái phiếu, thị trường trái phiếu doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ sôi động hơn trong thời gian tới.
Áp lực kế hoạch lợi nhuận 2017 của các ngân hàng (Thụy Lê): Các ngân hàng đang lần lượt công bố kế hoạch lợi nhuận 2017. Chi phí vốn tăng trong khi lãi suất cho vay có thể phải giữ ổn định.
Vì sao Thaco “lội ngược dòng”? (Quốc Hùng): Với việc thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN giảm về 0% trong năm 2018, các nhà lắp ráp ô tô trong nước đang thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) vừa khởi công nhà máy sản xuất xe Mazda quy mô 100.000 chiếc/năm ở khu kinh tế mở Chu Lai, vốn đầu tư 520 triệu đô la Mỹ.
Đưa nghệ thuật từ phòng tranh đến cuộc sống (Đức Tâm): Trong không gian mở với cà phê, âm nhạc nhẹ nhàng; với cọ và mực, ai cũng có thể trở thành “họa sĩ”.
Quyền tác giả âm nhạc thời @ (LS. Lê Quang Vy – LS. Lê Trọng Thêm): Ở kỷ nguyên số, công chúng hưởng thụ tác phẩm âm nhạc một cách dễ dàng và thuận tiện; chủ sở hữu quyền tác giả dễ có thị trường lớn, dễ dàng phân phối sản phẩm, nhưng rủi ro vi phạm quyền tác giả theo đó cũng sẽ cao hơn.
Chúng ta cần làm việc nhiều hơn! (Đặng Quỳnh Giang): Nhìn ở góc độ vĩ mô, việc nhiều người nghỉ làm việc sớm khiến xã hội bị khuyết một lực lượng lao động đáng kể để tạo ra của cải và thu nhập; Nhà nước thất thu thuế; gánh nặng chi trả theo chính sách cho đối tượng này dồn lên vai những người đang lao động.
Mỗi cá nhân hãy là một đại sứ (Hồ Huy Sơn): Khi người dân nước Việt chưa ý thức được vai trò đại sứ của mình, thì dù có một hay mười đạo diễn như Jordan Vogt-Roberts, cũng bằng không!
Thấu hiểu người khác (Nguyễn Thanh Lâm): Thấu hiểu người khác là vấn đề mà ai cũng cần nắm vững để sống thoải mái, hạnh phúc và làm việc thành công hơn.
Phát kiến đổi mới (Danh Đức): Phải ra khỏi "cái hộp" quá cũ! Tin rằng các bạn trẻ sẽ tự mình phát kiến đổi mới.
Nhặt của rơi (Gia Minh): Ở xã hội chúng ta bảy chục năm về trước, việc trả lại của rơi hay tiền bạc nhặt được là chuyện bình thường.
Chọn trường cho con (Bình An): Cứ sau Tết là trên các diễn đàn về giáo dục lại rộ lên chủ đề chọn trường nào cho con khi vào lớp 1. Các bậc phụ huynh cần thấu hiểu con em mình và có ý thức phản tỉnh trước mọi cuộc đua về thành tích trong xã hội.
Không thể “giải cứu” quanh năm! (Nguyễn Văn Mỹ): Vừa mới cứu chuối Đồng Nai thì mấy ngày nay lại dồn dập tin tức dưa và ớt Bồng Sơn, Quảng Ngãi “vỡ trận”. Nông dân không hề muốn phải cầu cứu ai. Càng không thể quanh năm lo giải cứu họ! Hãy bớt đi những siêu dự án chưa cần thiết, thay vào đó là những dự án chế biến nông sản sạch giúp nông dân yên tâm về đầu ra sản phẩm, để họ bớt khổ.
Khi văn chương lên tiếng bảo vệ môi trường (Trần Xuân Tiến): Tập bút ký Các bạn tôi ở trên ấy của nhà văn Nguyên Ngọc và tiểu thuyết Cá Hồi của nhà văn Ahn Do Hyun (Hàn Quốc), không hẹn mà gặp, cùng cất lên tiếng nói bảo vệ môi trường.
Trang Kinh tế thế giới có các bài Điện hạt nhân sau vụ phá sản Westinghouse (Trúc Diễm); Myanmar đau đầu với đập thủy điện Trung Quốc (Minh Đức); Chọn đá than hay môi trường? (Huỳnh Hoa).
Mời bạn đọc đón xem!