Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 14 – 2018: PPP chờ… luật

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 14 – 2018: PPP chờ… luật

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Uber ra đi đã để lại một bài học lớn cho cả khu vực: đó là nền kinh tế kỹ thuật số với những mô hình kinh doanh ưu việt lại là nền kinh tế không có gương mặt người.

Tại Việt Nam, hàng ngàn người vay vốn ngân hàng, đầu tư vào một chiếc xe để chạy dịch vụ cho Uber, hoàn toàn không ngờ một hôm thức dậy, Uber không còn tồn tại với họ… Xin giới thiệu bạn đọc bài viết “Nền kinh tế không có gương mặt người” trên mục Ý kiến của TBKTSG số ra ngày 5-4-2018.

Những bài viết theo dòng thời sự khác trên số báo này:

Dữ liệu cá nhân ở Việt Nam trong vòng xoáy Facebook-Analytica (Sa Nam): Đối với người dùng mạng xã hội toàn cầu nói chung, đặc biệt là Việt Nam nói riêng, vụ việc Facebook – Cambridge Analytica để lộ thông tin 50 triệu tài khoản người dùng Facebook ở Mỹ là một điều…may mắn.

Khối ngoại cầm trịch “cuộc chơi” chứng khoán (Hải Lý): Ai đang làm chủ thị trường chứng khoán? Ai đang  tác động trực tiếp đến VN-Index. Câu trả lời chỉ có thể là khối ngoại.

Nỗi lo tăng trưởng (Lan Nhi): Điều quan trọng sau những con số tăng trưởng không phải là cao hơn hay thấp hơn mà phải là một chiến lược tăng trưởng đường dài và có tính toán.

Vẫn cậy nhờ FDI (Nguyễn Duy Nghĩa): Tiếp nối năm 2017, xuất nhập khẩu quí 1-2018 lại lập công. Xuất khẩu được 54,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 22% so với quí 1-2017 (năm 2017 tăng 21% so với năm 2016), cộng với nhập khẩu 53 tỉ đô la Mỹ, thế là chỉ một quí xuất nhập khẩu đã vượt 100 tỉ đô la Mỹ. Thế nhưng…

Số liệu tăng trưởng GDP: ước tính và chính thức hoàn toàn khớp nhau có hợp lý? (Phan Minh Ngọc): Điều lạ là những con số ước tính, sơ bộ về tăng trưởng GDP lại thường hoàn toàn trùng khớp với con số chính thức mà họ công bố sau này (sau chỉnh lý, điều chỉnh, nếu có).

Không dễ đẩy nhanh tiến độ xây sân bay Long Thành (Lê Anh): Để đẩy nhanh tiến độ, ACV đã kiến nghị Chính phủ chấp thuận cơ chế đặc thù, có thể làm trước một số hạng mục, trong khi cho đến nay, vẫn chưa có giải pháp huy động vốn cho việc giải phóng mặt bằng và xây dựng sân bay.

FTA EU-Việt Nam: đường còn xa! (Võ Đình Trí): Sòng phẳng mà nói, Việt Nam cần EVFTA hơn là EU. Do đó, Việt Nam cần có nhiều hơn thiện chí và hành động cụ thể để có được một đối tác thương mại bền vững.

Vấn đề lao động trong các FTA thế hệ mới (Trúc Diễm): Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, điều kiện cho người lao động, bao gồm tiền lương, được quyết định thông qua đối thoại xã hội và thương lượng tập thể giữa đại diện người lao động và người sử dụng lao động, được trao quyền và điều chỉnh bởi các luật và quy định liên quan đến quan hệ lao động.

Cổ đông mới và quyền tham gia quản lý công ty (LS. Nguyễn Hưng Quang – Nguyễn Diệu Anh): Việc ThaiBev đề nghị Bộ Công thương với tư cách là một cổ đông hiện hữu vừa bán cổ phần cho họ về việc đề cử người của họ vào bộ máy quản trị của Sabeco cũng không trái với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.

Quí 1: tăng trưởng cung tiền nhanh hơn tín dụng (Linh Trang): Tính đến ngày 20-3-2018, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt mức 2,23% so với cuối năm 2017 (tăng 145.000 tỉ đồng). Trong khi đó, ở phía cung vốn, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 đạt 3,23% so với cuối năm 20179 (tăng 264.000 tỉ đồng).

Hàng loạt ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi (Thụy Lê): Diễn biến hàng loạt ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi ngược với các dự báo trước đây, rằng mặt bằng lãi suất sẽ chịu áp lực tăng nhiều hơn trong năm nay. Tuy nhiên, điều đó cũng không có gì quá bất ngờ trong bối cảnh hiện nay.

Băn khoăn quy định về bảo lãnh (TS Bùi Đức Giang): Việc một bên đứng ra bảo lãnh cho một bên khác vay vốn hay thực hiện một công việc khác khá phổ biến trong thực tế song không phải bên bảo lãnh nào cũng ý thức được trách nhiệm trả nợ thay khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

“Dài cổ” chờ luật về PPP (Ngọc Lan): Quãng thời gian ba năm từ nay đến khi dự kiến có luật về đầu tư theo mô hình đối tác công tư (PPP) liệu có phải là “điểm dừng” cho các dự án PPP, trong khi nhu cầu đầu tư hạ tầng lại không thể chờ được?

Xây dựng luật về PPP có ý nghĩa gì? (LS.Nguyễn Tiến Lập): Một đạo luật về PPP không cần phải quá chi tiết, phức tạp và tinh vi đến mức không còn các không gian cho các quy luật thị trường vận động. Điều căn bản nhất cần làm và được trông đợi sẽ tạo nên chất lượng mới trong triển khai chính sách này ở Việt Nam là việc thành lập một cơ quan chuyên trách về PPP theo hình mẫu “PPP Center” ở các nước.

An ninh mạng và nỗi lo riêng, chung (Tư Giang): Chưa ai hình dung ra, các quốc gia sẽ đối mặt với an ninh mạng như thế nào khi dự án Internet vệ tinh phủ sóng toàn cầu của Elon Musk đã được cấp phép, dự kiến phóng hơn 4.000 vệ tinh và bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh trên toàn cầu trong năm sau.

Thương vụ Uber-Grab: các nước sẽ phải kiểm soát sáp nhập ra sao? (Trương Trọng Hiểu): Lựa chọn văn minh của kiểm soát sáp nhập là cứu vãn tình thế, bằng biện pháp khắc phục sáp nhập. Nếu doanh nghiệp sau sáp nhập có sức mạnh thống lĩnh thị trường thì có thể áp dụng biện pháp buộc họ tách, bán doanh nghiệp hay tìm kiếm một đối thủ cạnh tranh mới.

Từ chỉ tiêu phát triển công nghiệp, nhìn lại xuất phát điểm (Bùi Trinh): Nếu đối chiếu với xuất phát điểm hiện nay của ngành công nghiệp và công nghiệp chế biến – chế tạo, những chỉ tiêu mà Nghị quyết số 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là rất tham vọng. Muốn đạt được những chỉ tiêu này, chính sách phát triển công nghiệp cần có những cải cách, đột phá nhanh chóng.

Từ 20 năm hội sách, nhìn lại ngành xuất bản (Bảo Uyên): Nhìn vào kỳ tổ chức vừa qua cũng như 20 năm kể từ hội sách đầu tiên được tổ chức, phần nào thấy được bức tranh của ngành xuất bản hiện tại. TBKTSG trao đổi với ông Phạm Minh Thuận, Phó trưởng ban tổ chức Hội sách TPHCM, đồng thời ghi nhận ý kiến một số doanh nghiệp trong ngành.

Thuế – không thể xem nhẹ khi tái cấu trúc! (Thân Xuân Thịnh- Thạch Tuấn Anh): Trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, thuế bao giờ cũng là một vấn đề trọng yếu nhưng thường bị xem nhẹ. Một trong những rủi ro là nghĩa vụ thuế tiềm tàng vì quá khứ “hai sổ”.

Tìm cách đưa hàng lên sàn trực tuyến (Minh Anh-Vân Oanh): Kênh bán lẻ truyền thống vẫn là nguồn thu chính yếu của doanh nghiệp, nhưng bán hàng qua các sàn thương mại điện tử sẽ là xu hướng chủ đạo trong tương lai.
Vẫn loay hoay công nghiệp hỗ trợ (Quốc Hùng): Vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ lại tiếp tục được đưa ra mổ xẻ trong một hội thảo mới đây, khi mà năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa thuộc ngành này vẫn quá thấp, chất lượng chưa đảm bảo, giá thành kém cạnh tranh…

Rừng dừa sôi động (Đào Loan): Nhiều người dân đã chuyển từ nghề cá sang làm du lịch, mỗi ngày đưa hàng ngàn du khách đi tham quan rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh.

Nghề nào không là nghề? (Nguyễn Thị Hậu): Các cơ quan chức năng đang bàn định hướng xây dựng chính sách, pháp luật về mại dâm, trong đó việc có nên coi mại dâm là một nghề hay không lại tiếp tục được tranh luận. Bài viết trình bày một góc nhìn về việc này.

Thư viện những người hiến, tặng sách (Công Thắng): Nhân Hội sách TPHCM lần thứ 10 vừa diễn ra, thử bàn về việc phát triển thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng.

Nhận thức mối nguy (Lê Hữu Huy): Mong rằng những ai sống trong chung cư hay tòa nhà cao tầng sẽ hành xử quyền làm chủ tập thể của mình mạnh mẽ hơn bằng cách tham gia trực tiếp vào các ban quản lý, các tổ chức xã hội ở địa phương để bảo quản cho một ngôi nhà chung mà bản thân và gia đình là một tế bào không thể tách rời.

Con người nào cho một thành phố thông minh? (Nguyễn Quang Bình): Nền tảng cơ bản để một công dân thông minh sống được trong một thành phố thông minh là họ trước tiên phải biết “sống” như thế nào, mà theo đó sự giáo dục mà họ được trang bị và trau dồi phải là… kỹ năng sống.

Mỹ nới lỏng luật về khí thải xe hơi (Thái Bình): Tổng thống Mỹ đã quyết định bãi bỏ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về khí thải của xe hơi, với lý do làm giảm gánh nặng cho các nhà sản xuất xe hơi Mỹ. Tuy nhiên, chính các hãng xe hơi lại lo ngại rằng chính quyền có thể đi quá xa và làm rạn nứt thị trường xe hơi của đất nước.

Kinh tế chia sẻ: kẻ thù mới trong lĩnh vực cho thuê xe (Trúc Diễm): Nếu mạng lưới chia sẻ xe được phép phát triển mạnh thì các ông lớn trong ngành cho thuê xe đã có mặt trên thị trường từ xưa đến nay có lý do để quan ngại.

Mỹ: khi tổng thống phê phán doanh nghiệp (Huỳnh Hoa): Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ trong tuần qua bất ngờ với những đòn tấn công liên tục mà Tổng thống Mỹ đánh vào tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Amazon, làm giới đầu tư chùn tay, giá cổ phiếu của tập đoàn này bị sút giảm trầm trọng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới