Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 14: Những tín hiệu phục hồi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 14: Những tín hiệu phục hồi

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Theo TS Phạm Duy Nghĩa, “sở hữu toàn dân là một khái niệm được chính trị hóa, khiến cho nó không rõ ràng”. Do đó, khi đưa vào các khái niệm pháp lý thì rất khó sử dụng vì không thể xác định ai có chủ quyền thật sự. Mà khi khái niệm không rõ, rất dễ tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích kiểm soát tài nguyên của quốc gia- biến sở hữu toàn dân thành sở hữu tư nhân.

Chuyên mục Sự kiện và Vấn đề tuần này của TBKTSG đặt lại vấn đề “Sở hữu toàn dân là của ai”, vốn đã được bàn luận rất nhiều trong thời gian sửa đổi Hiến pháp 1992, nhân dịp khái niệm này vừa được đưa vào dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi.

Bài viết “Cây xanh, dòng sông… và vấn đề sở hữu toàn dân” của Quang Chung đặt câu hỏi chuyện chặt cây xanh ở Hà Nội, lấp sông ở Đồng Nai hay phân lô bán nền ở nhiều vùng bờ biển đẹp… có liên quan gì đến khái niệm “sở hữu toàn dân”? Theo TS Nghĩa, đã là của dân thì dân phải quản! Nhưng quản thông qua đại diện, tốt nhất là một ủy ban quản lý công sản độc lập, chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm trước cơ quan dân cử.

Bài viết “Sở hữu toàn dân từ góc nhìn của Bộ luật Dân sự” của luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng sẽ là trái hay vi phạm Hiến pháp nếu người được giao quản lý tài sản, thậm chí cả người đại diện sở hữu lại có quyền tước bỏ thẩm quyền của chính chủ sở hữu là người dân, như trong trường hợp với cây xanh ở Hà Nội. Bộ luật Dân sự sửa đổi sắp tới cần cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp để tạo cơ chế bảo đảm thực thi các nguyên lý này.

Những bài viết theo dòng thời sự khác sẽ có mặt trong số báo ra ngày thứ Năm, 2-4-2015, TBKTSG xin giới thiệu bạn đọc:

Của ai? (Mục Ý kiến): Việc chính quyền địa phương hay nói đúng hơn, một số quan chức địa phương bắt tay với doanh nghiệp để hai bên cùng hưởng lợi, bất kể lợi ích chung của cộng đồng thì trước sau gì cũng diễn ra và thực tế nước nào cũng từng chứng kiến. Vấn đề là làm sao để ngăn chặn hay phòng ngừa?

Doanh nghiệp trong nước chưa hết khó (Chu Nhường, Đinh Tuấn Minh): Kinh tế quí 1 khởi sắc nhưng hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Số doanh nghiệp khó khăn buộc phải ngừng hoạt động tăng 14,2% so với quí 1-2014.

Đường tắc nhờ kinh tế phục hồi (Tư Hoàng): Nhưng cũng có yếu tố bất lợi: giá hàng hóa thế giới giảm, xu hướng giảm thuế theo các hiệp định thương mại, đô la Mỹ tăng giá, giá dầu có thể tăng cao trở lại, tăng giá điện làm tăng giá đầu vào của doanh nghiệp…

Nhân sự ngân hàng mùa họp đại hội đồng cổ đông (Hải Lý): Đại hội đồng cổ đông của ngân hàng không được quyền to như đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp, sự thành bại không chỉ do cổ đông quyết định…

Ức chế vì… “được hưởng lợi”: Tiền đóng bảo hiểm xã hội là tiền của người lao động, do đó, luật phải trao cho họ quyền định đoạt chứ Nhà nước không thể quyết định thay họ, dù xuất phát từ một ý định nhân văn.

Chạy thuốc (Trần Trọng Thức):  Kịch bản sẽ đến hồi thứ hai với một cuộc chạy tìm thuốc chữa để dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” có thể vượt qua cơn bĩ cực. Vận động viên không chỉ địa phương mà cả nhà đầu tư.

Người trồng mắc ca cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất (Lê Chí Phúc): Người trồng mắc ca hôm nay đang tính hiệu quả đầu tư của mình với giả định giá hạt mắc ca ở thời điểm hiện tại sẽ duy trì cho tới ngày họ thu hoạch. Đó là một sai lầm lẽ ra phải tránh.

Phát ngôn và nhân danh (Minh Đức): Thực tế cho thấy, nhiều cơ quan đang coi “quy chế phát ngôn” như một “bảo bối” trong công tác quản lý, nhằm hạn chế những tiếng nói phản biện.

Quyết định không điều chỉnh tỷ giá: những điều bất hợp lý (Phan Minh Ngọc): tác động của việc VND lên giá so với nhiều bản tệ trên thế giới diễn ra trên diện rộng hơn nhiều, chứ không bó hẹp trong phạm vi xuất khẩu (và một số ít thị trường xuất khẩu) của Việt Nam như Ngân hàng Nhà nước hay nhiều người đang quan niệm.

Gánh nặng sau tỷ giá (Lan Nhi): Một khi quốc gia vay nợ hay bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nợ bằng đồng ngoại tệ thì sự ổn định của tỷ giá trong một giai đoạn nhất định không phải là “cứu cánh” cho người đi vay.

Ký quỹ hay không ký quỹ (Đào Loan): Sau tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp lo lắng bởi đã nộp hồ sơ đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng chưa được cơ quan quản lý nhà nước trả lời là có được cấp lại hay không, cũng từ những thay đổi trong quy định về ký quỹ…

Trung Quốc với AIIB (TS Trương Minh Huy Vũ, TS Phạm Sỹ Thành): Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) là một cơ hội để Trung Quốc xây dựng vai trò lãnh đạo của mình. Tuy nhiên, AIIB cũng thử thách năng lực điều phối các vấn đề mang tính quốc tế của Trung Quốc.

Ấn Độ: doanh nghiệp không thể thiếu… nữ (Minh Đức): Tuần cuối cùng của tháng 3, thị trường Ấn Độ chứng kiến sự bổ nhiệm ồ ạt các nhân sự nữ vào thành phần ban lãnh đạo của các công ty. Hiện tượng chưa từng thấy này không phải là tình cờ mà có nguyên nhân của nó.

Cảnh báo an toàn hàng không (Thanh Hương): Các hãng hàng không của Thái Lan đang đối mặt với các lệnh cấm mở các chuyến bay quốc tế mới và các điều tra sau khi tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế đưa ra cảnh báo về an toàn hàng không của nước này.

Doanh nghiệp và rủi ro khi tài trợ dự án xã hội (Trung Kiên): Đôi khi doanh nghiệp tài trợ lại phải giơ đầu chịu báng khi vì một lý do không mong đợi nào đó mà dự án công ích họ đứng ra tài trợ bỗng nhiên có vấn đề!

Ngân hàng: Nóng chuyện con người (Thanh Thương): Để tính chuyện sáp nhập, hợp nhất, tái cơ cấu, các ngân hàng đang phải đối diện một vấn đề lớn là chất lượng nguồn nhân lực cấp trung và cấp cao- đội ngũ đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho ngân hàng mạnh lên hay yếu đi.

Công nghiệp dược trước nhiều thách thức (Hoàng Nhung): Thị trường dược phẩm Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho các công ty nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn dược Ấn Độ.

Viển vông khát vọng toàn cầu? (Đức Tâm): Toàn cầu hóa đã len lỏi đến từng ngóc ngách của xã hội và tác động trực tiếp đến cả những cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu.

Chuyện về một cuốn từ điển (Đức Tâm): Nhà xuất bản Đại học Oxford luôn có những yêu cầu khắt khe dành cho các đối tác muốn hợp tác với họ. Công ty Đại Trường Phát cũng không ngoại lệ.

6 bài học quản trị từ thảm họa máy bay (Nguyễn Thanh Lâm): Xin quý doanh nhân và các nhà lãnh đạo lưu ý từ những chi tiết nhỏ, vì quản trị, xét cho cùng, là những cách ứng xử đầy tinh thần trách nhiệm, từ những chi tiết nhỏ, nhất là trong giai đoạn có sự cố.

ETF rút vốn, VN-Index lao đao! (Linh Trang): Nhưng hoạt động rút vốn của quỹ ETF được dự báo sẽ giảm dần khi chênh lệch giữa giá giao dịch chứng chỉ quỹ và NAV của quỹ VNM đang ngày càng thu hẹp trong các phiên gần đây.

Thoái vốn qua thị trường và phi thị trường (LS Trương Thanh Đức): Việc thoái vốn của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tại các tổ chức tín dụng cổ phần đang được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ. Đây là việc làm rất cần thiết, tuy nhiên, nghiêng về khả năng thực hiện theo cơ chế thị trường hay cơ chế hành chính là vấn đề đặt ra.

Ai đang trả cổ tức cao? (Nguyễn Huy Hải): Tình hình trả cổ tức năm 2014 của các công ty cho thấy sự phân hóa ngành trong vấn đề này không cao. Yếu tố quyết định mức cổ tức là sức khỏe tài chính và chiến lược sử dụng vốn của công ty.

Cứ làm theo luật (Tâm An): Dường như cơ quan quản lý đang can thiệp quá sâu vào công việc của doanh nghiệp bằng những biện pháp hành chính. Mới đây là “yêu cầu” các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa dưới 24 tháng tuổi loại chi phí quảng cáo trong cơ cấu giá và giảm giá tương ứng với mức chi phí quảng cáo đã loại trừ.

Những dấu hỏi cho cả ven sông Đồng Nai (Thiên Di): Liên tiếp xảy ra những “trục trặc” trong khu vực này do mạnh tỉnh, thành nào trấn nhậm, tỉnh thành ấy quản, các tỉnh, thành kia xin miễn bàn; dự án của tỉnh, thành nào lợi, hại ra sao cho tỉnh, thành khác cũng xin miễn bàn luôn…

Trách nhiệm nhẹ như lông hồng? (Danh Đức): 6/10 tin thời sự hôm ấy đã vô tình mô tả ý thức về trách nhiệm cá nhân đang ngày càng suy giảm ở xã hội này!

Những ngôi sao đơn lẻ (Huế Dương): Truyền thống hiến tặng và đùm bọc cộng đồng… của người Việt giờ đây có vẻ như chỉ là chuyện của những người dân trong cộng đồng với nhau chứ không phải là của nhiều người thành công.

PGS.TS Võ Kim Sơn: Quan chức nào cũng nghĩ mình đúng (Minh Đức): Trò chuyện với người có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc và giảng dạy các quan chức Việt Nam.  Tư duy “sếp luôn đúng”, theo ông, “đáng tiếc là lại có thật”.

Dọc đường ngẫm nghĩ (Trần Huy Minh Phương): Phải hành động như thế nào để ngăn chặn sự xâm hại tàn khốc của cái thế giới bao bì nylon hiện nay thì đó còn là bài toán cần sự nỗ lực giải quyết của mỗi chúng ta.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới