Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 19-2016: Từ thảm họa môi trường biển

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 19-2016: Từ thảm họa môi trường biển

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Thảm họa môi trường ở miền Trung là lời cảnh tỉnh đắt giá cho tất cả mọi người, nhưng quan trọng nhất là cho những nhà làm chính sách, nhà điều hành kinh tế đất nước. Đây là nội dung chính của bài xã luận mở đầu số TBKTSG phát hành vào sáng mai, ngày 5-5 (bài Lời cảnh tỉnh đắt giá – mục Ý kiến).

Từ thảm họa môi trường biển, chuyên mục Sự kiện & vấn đề tuần này có các bài viết nhìn lại việc thu hút FDI và từ các góc nhìn văn hóa – xã hội:

Thảm họa môi trường biển có chấm dứt khuyến khích, bảo hộ đầu tư? (Luật sư Nguyễn Tiến Lập): Sự thức tỉnh cần có phải chăng là không đổ lỗi cho bất cứ yếu tố bên ngoài nào, thay vào đó là sự nhìn nhận chính bản thân chúng ta. Một quốc gia có chủ quyền, mọi khả năng và sự lựa chọn đều có thể.

Lỗ hổng gây ô nhiễm môi trường (Tư Giang): Người dân và cả Nhà nước không thể chấp nhận một cuộc khủng hoảng môi trường khác tương tự trong tương lai. Điều đó chỉ có thể tránh được khi những bài học phải được rút ra; ai đó phải bị trừng phạt.

Ký kết các thỏa thuận ưu đãi đầu tư: Hệ lụy của việc bỏ quên giá trị công (Võ Trí Hảo): Tài nguyên công đang được dùng để thu hút đầu tư. Để tránh sự lạm quyền của cơ quan nhà nước, quy trình và thẩm quyền ký kết các thỏa thuận ưu đãi đầu tư cần phải được quy định như thể ban hành một quyết định hành chính, từ lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động, của các cơ quan chuyên môn liên quan…

Sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả (TS. Võ Duy Nghi): Nếu có một sự đánh đổi ít nhiều giữa mục tiêu công bằng và hiệu quả cho từng dự án, từng chủ trương chính sách cụ thể, Nhà nước nên ưu tiên cho mục tiêu công bằng được người dân quan tâm nhiều hơn.

An toàn thực phẩm – cận cảnh từ vụ cá chết (Gia Minh): Cần sớm công bố những kết quả phân tích nguyên nhân thủy hải sản chết từ các nhà khoa học. Việc công bố không chỉ cho người dân trong nước mà cho cả nước ngoài, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu thủy hải sản của chúng ta.

Cá tôm, nhà máy và người phát ngôn (Bình Minh): Một hạng mục chắc chắn trong giải quyết khủng hoảng là lựa chọn phát ngôn viên.

Các đề tài khác:

Bảo lãnh Chính phủ: Đừng ném tiền qua cửa sổ (Phan Minh Ngọc): Mỗi ngày, mỗi tuần trôi qua, dư luận lại được biết thêm về những con số hàng ngàn tỉ đồng có khả năng mất trắng trong những dự án đầu tư đủ loại của nhiều doanh nghiệp nhà nước.

Lời hứa của Thủ tướng và niềm tin của doanh nghiệp (Văn Nam): Sau hội nghị gặp gỡ với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại TPHCM vào ngày 29-4 vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp đang trông đợi sự đột phá về độ mở trong chủ trương, chính sách giúp doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Doanh nghiệp Việt sợ gì? (Nguyễn Thanh Lâm): Nhận thức đúng của công chức cơ quan nhà nước nên là “phục vụ doanh nghiệp” thay vì “quản lý doanh nghiệp”.

Doanh nghiệp nhỏ, chính quyền địa phương và hội nhập (Quang Chung): Để doanh nghiệp nhỏ tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế hội nhập, chính quyền địa phương cần giúp họ kết nối vào chuỗi cung ứng thương mại.

Vào mùa tăng lương tối thiểu 2017 (Thùy Dung): Năm nay, bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ tự chuẩn bị nhiều phương án tăng lương tối thiểu.

Tăng chế tài hình sự xử lý quan hệ lao động: dễ bị lạm dụng (LS. Châu Huy quang – Quách Đăng Khoa): Bản chất quan hệ lao động là quan hệ dân sự. Việc các bên tự do thỏa thuận quyền, nghĩa vụ bao gồm các chế tài kinh tế, thương mại cần được pháp luật tôn trọng, khuyến khích trong quan hệ lao động.

Kim cương có là vĩnh cửu? (Dương Trọng Huế): Cái gì đã làm một viên đá rất đỗi bình thường trở nên quá quý hiếm và đắt đỏ đến vậy?

Xuất siêu tăng chưa hẳn đã mừng! (Linh Trang): Xuất siêu là tín hiệu đáng mừng. Nhưng nếu xuất siêu do nhập khẩu suy giảm, đặc biệt là giảm các mặt hàng mang tính chất đầu tư tài sản cố định hay nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, thì có lẽ nên lo hơn nên mừng.

Tài sản không sinh lời đồng hành cùng nợ xấu (Hải Lý): Hệ lụy trước mắt của tài sản không sinh lời là thu nhập lãi thuần của ngân hàng giảm, trích lập dự phòng rủi ro cao, phải huy động vốn ở mức cao để bù đắp. Điều này kéo dài dẫn đến vi phạm các tỷ lệ an toàn, nhất là hệ số an toàn vốn.

Lãi suất cậy nhờ kỹ thuật (Lưu Hảo): Nên chăng NHNN hạ dự trữ bắt buộc và cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn này để đầu tư trái phiếu chính phủ?

Nhân sự ngân hàng ghi ở hành lang (Hải Lý): Một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng phải dời họp đại hội đồng cổ đông thường liên quan đến nhân sự. Nhân sự ngân hàng hiện đang là vấn đề “nóng” vì nó gắn chặt với tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Khi thủy triều rút… (Thụy Lê): Với những rủi ro tiềm ẩn và sai phạm tích tụ qua nhiều năm trong hoạt động ngân hàng, lúc này, thiệt hại và thất thoát đã dồn lại quá lớn, đến mức tìm kiếm giải pháp xử lý là vô cùng khó.

Bất động sản: tăng trưởng nhưng tiềm ẩn rủi ro (Vũ Đình): Có vẻ như thị trường căn hộ đang lặp lại những gì đã khiến nó bị tê liệt khi các giao dịch tập trung khá nhiều vào phân khúc cao cấp.

Xuất khẩu hồ tiêu: gậy ông đập lưng ông (Nguyễn Đình Bích): Qua các số liệu thống kê, có thể suy đoán nguyên nhân sốt giá hồ tiêu thế giới năm 2015 bắt nguồn từ nước ta. Do vậy, việc giá hồ tiêu "rơi tự do" trong những tháng vừa qua là do “gậy ông đập lưng ông”.

Doanh nghiệp gỗ Trung Quốc chuyển hướng đầu tư (Kiều Phong phỏng vấn ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam): Về hiện tượng các doanh nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc đang chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam để hưởng lợi từ FTA Việt Nam – EU, TPP…

Nếu Uber đi giao hàng! (Chí Thịnh): Thử hình dung một ngày nào đó Uber cũng nhảy vào cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, khi đó, với tiềm lực tài chính mạnh, dịch vụ uberMOTO mới ra mắt rất có thể trở thành một đối thủ đáng gờm trên thị trường.

Bài trên trang Văn hóa – xã hội:

Xe ‘khủng”! (Thiên Di): Trên đường phố Sài Gòn, nhiều chiếc xe bốn bánh “quá khổ” đang hành xử theo kiểu “mạnh được yếu thua”.

Phụ nữ như tôi cần công bằng (Phương Hiền): Bản lĩnh đàn ông không thể hiện ở nơi bàn nhậu. Bản lĩnh đàn ông thể hiện ở việc vợ con anh đã hạnh phúc nhiều như thế nào.

Một người Nhật Bản mê văn hóa Lô Lô (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Quán cà phê Cực Bắc là một điểm đến yêu thích của bất cứ ai đặt chân đến thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Để có được không gian ấn tượng ấy là nhờ tâm huyết, công sức và tiền bạc của một người đàn ông Nhật Bản.

Lửa thử vàng, gian nan thử sức (Mỹ Thạch): Cuốn sách “Thiên tài lãnh đạo Abraham Lincoln: chiến lược chỉ huy trong khó khăn” của tác giả Donald T. Phillips đã được tạp chí Time bình luận là “Kinh Thánh riêng của Tổng thống Clinton về cách cầm quyền”.

Đá trổ bông (Nguyễn Ngọc Tư): Năm Khờ chín tuổi, mẹ nó dắt nó lên núi Trời này, bảo ngồi đó đợi đá trổ bông mẹ lên đón…

Trang Kinh tế thế giới có các bài:

Vùng Vịnh vào thời kỳ thắt lưng buộc bụng (Chánh Tài): Cơn bão giá dầu đã bào mòn ngân sách của các vương quốc vùng Vịnh.

Intel vào cuộc “phá hủy sáng tạo” (Thái Bình): Thông tin tập đoàn Intel sẽ cắt giảm 12.000 việc làm, sa thải khoảng 11% trong tổng số 107.300 nhân viên trong vòng một năm tới làm cho giới công nghệ hốt hoảng nhưng không quá bất ngờ.

Hai khoảng cách lớn cần thu hẹp (Minh Đức): Thủ tướng Nhật đang tìm kiếm tiếng nói chung với lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển G7 về chính sách kinh tế vĩ mô để đối phó với những bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu và cách thức đối phó với những hành vi tham vọng và hiếu chiến của Trung Quốc ở biển Đông.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới