Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 19-2020: Trăm dâu đổ đầu… trái phiếu doanh nghiệp

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 19-2020: Trăm dâu đổ đầu… trái phiếu doanh nghiệp

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Ở thời điểm hiện nay, để cầm cự qua giai đoạn khó khăn và đảm bảo các mục tiêu kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chỉ còn cách huy động vốn qua kênh trái phiếu nên buộc phải chấp nhận lãi suất trái phiếu cao, nhất là đối với nhóm bất động sản.

Trong chuyên đề về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trên TBKTSG phát hành vào sáng mai (7-5), bài có tựa đề Trái phiếu doanh nghiệp: Phao… cứu sinh của doanh nghiệp bất động sản? của Thanh Thủy cho biết lượng phát hành TPDN trong quí 1 tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2019. Nhóm bất động sản giành vị trí dẫn đầu (thay cho nhóm ngân hàng) với 23.202 tỉ đồng, chiếm tới 49% khối lượng phát hành toàn thị trường trong quí 1 và tăng 9,8% so với cùng kỳ.

Và trong khi nhiều doanh nghiệp có cơ hội được tái cơ cấu nợ, giãn tiến độ trả lãi vay và nợ gốc, hoặc được giảm lãi suất xuống mức ưu đãi, thì những doanh nghiệp trót vay nợ qua đường trái phiếu dường như đang nằm ngoài cuộc giải cứu lần này. (Bài Trót vay nợ bằng trái phiếu, doanh nghiệp vẫn phải chịu lãi suất cao của Triêu Dương).

Còn theo luật sư Trương Thanh Đức, tác giả bài tựa đề Cái lý của việc siết cấp tín dụng qua trái phiếu doanh nghiệp, việc ngân hàng mua TPDN có nguy cơ rủi ro cao hơn hoạt động cho vay. Vì vậy, cần siết chặt hoạt động này để hạn chế nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng.
TBKTSG số 19-2020: Trăm dâu đổ đầu… trái phiếu doanh nghiệp

Các đề tài khác trên cùng số báo:

Giải pháp cho thị trường bất động sản (mục Ý kiến): Nghịch lý tồn tại dai dẳng trên thị trường là thừa cung căn hộ cao cấp trong khi thiếu cung nhà ở giá thấp. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí tạo lập quỹ đất quá lớn và thủ tục nhiêu khê.

Kinh tế đã “tạo đáy” trong tháng 4? (Linh Trang): Các hoạt động kinh tế đang dần khởi động trở lại khi lệnh giãn cách xã hội kết thúc từ tuần cuối tháng Tư. Các chỉ số vĩ mô được dự báo sẽ dần hồi phục.

Dịch Covid-19: phép thử cho doanh nghiệp bất động sản (Đăng Linh): Nợ vay lớn, tín dụng bị siết cộng hưởng với việc không bán được sản phẩm trong dịch bệnh, một số doanh nghiệp bất động sản sẽ sớm lộ “gót chân Achilles”.

Góp ý Luật PPP: nhìn lại hiện trạng để có cách tiếp cận mới (LS. Nguyễn Tiến Lập): Vốn đã có khá nhiều văn bản pháp quy liên quan hình thức đầu tư đối tác công – tư (PPP), liệu việc xây dựng luật về PPP có thể trông đợi điều gì mới mẻ hay khác biệt?

Xây dựng thể chế ở Việt Nam: Vấn đề đang nằm ở khâu nào? (Trương Trọng Hiểu): Để có một thể chế tốt, tiệm cận thực tiễn mới, chu trình “bếp núc” trong việc xây dựng luật và các văn bản pháp lý khác cần được cải tiến và hoàn thiện trước tiên.

Phép thử của Chính phủ kiến tạo (Phan Minh Ngọc): Đã bao lần doanh nghiệp nhà nước được yêu cầu phải nghiêm túc công bố thông tin theo quy định, nhưng rồi đâu vẫn hoàn đấy.

Lãi suất sẽ giảm, nhưng trước hết doanh nghiệp phải thay đổi (Đông Hà): Để ngân hàng có thể yên tâm cho doanh nghiệp vay thì bản thân doanh nghiệp phải biết quan tâm chữ tín.

Ngân hàng cũng cần được nới lỏng (Thụy Lê): “Chống dịch như chống giặc”. Những giải pháp ứng phó “thời chiến” cũng phải khác, trong đó, các quy định có thể được linh hoạt điều chỉnh vào những thời điểm nhất định.

Bất động sản khu công nghiệp ít ảnh hưởng bởi dịch bệnh (Linh Trang): Ngoài cổ tức, về dài hạn, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu khu công nghiệp còn có thể hưởng lợi từ tăng trưởng thị giá.

Uẩn khúc khó đoán định (Thành Nam): Khi những nhà đầu tư kinh nghiệm quyết tâm gắn bó với tiền mặt và sự lưỡng lự của họ ngày một hiện rõ, chứng khoán nhiều khả năng còn đi ngang.

Tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách được không? (Trần Hùng Sơn): “Tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách là một công cụ mạnh và các nhà hoạch định chính sách chỉ nên sử dụng trong các tình huống khẩn cấp”, theo Gali.

Thiếu trợ cấp của Chính phủ ngành nhôm sẽ khó sống (TS. Trịnh Tiến Dũng): Thông tin tham khảo từ một số nước trên thế giới về xem xét trợ cấp cho ngành nhôm.

Cửa thị trường đã mở, nhưng Việt Nam vào được không? (Vũ Quang Việt): Mối nguy của sự lệ thuộc có thể khiến Việt Nam không tận dụng được hết những lợi ích mà các hiệp định thương mại tự do mang lại.

Điều chỉnh giao dịch M&A thời đại dịch (Trần Châu Hoài Hận): Dịch bệnh khiến tiến trình của các hoạt động mua bán – sáp nhập bị chậm lại. Các bên cần có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo các thương vụ đi đến thành công.

Tìm tiếng nói chung trong quan hệ lao động mùa dịch (Phan Thị Ngọc Thắng): Dưới tác động của dịch bệnh gây suy giảm kinh tế, việc sắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp luôn là bài toán khó. Nguyên tắc không phải chờ đến khi có “cớ” là đào thải.

Tái cấu trúc doanh nghiệp: Không nên quá tin vào tư vấn! (TS. Võ Duy Nghi): Có không ít doanh nghiệp sau một thời gian tái cấu trúc thì “tiền mất, tật mang”. Rốt cuộc, các nhân viên giỏi, có năng lực lần lượt ra đi.

Giúp nhân viên chăm sóc khách hàng hiệu quả (Huỳnh Kim Tôn): Tác động của dịch bệnh đến các bộ phận trong doanh nghiệp là khác nhau. Một trong những bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất là bộ phận chăm sóc khách hàng.

Con đường từ thời trang đến kinh doanh resort (Nhân Tâm): Jenny Phạm đang thổi cái hồn lãng mạn của thời trang vào khu nghỉ dưỡng của mình tại Hội An.

Đóng để mở (Quỳnh Thư): TPHCM vẫn duy trì bệnh viện dã chiến, cho thấy thái độ thận trọng của chính quyền trong phòng chống dịch.

Thương người như thể thương thân (Thanh Thảo): Đa số người Việt thương người một cách hồn nhiên, hào sảng, cảm động.

Bài ca trên núi (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Tỉnh Lai Châu đang khai thác hiệu quả một số địa danh du lịch cộng đồng, trong đó, Bản đá – Sì Thâu Chải nằm tách biệt nơi lưng chừng một ngọn núi cao chót vót.

Tám chuyện khẩu trang (Lưu Thị Lương): Hễ bước ra khỏi nhà là đeo khẩu trang. Bữa kia cười nịnh bợ cô hàng thịt để được miếng nhiều nạc mà quên là người ta chỉ thấy mình với hai con mắt cùng cặp lông mày…

Các tản văn Những ông già Nam bộ xứ núi (Vĩnh Thông), Bình yên bên mái hiên nhà (Phong Dương), Giấc mơ của người già (Khánh Hưng).

Trang Kinh tế thế giới:

Covid-19 và cái chết của những cửa hàng bán lẻ cao cấp (Lạc Diệp): Những “thánh đường mua sắm" đã bị đòn đánh chí mạng từ dịch bệnh, đang có nguy cơ sụp đổ.

Gánh nặng nợ công – ai trả? (Nguyễn Vũ): Có ba phương thức mà các nước hay dùng để trả nợ: dùng tiền thuế trả dần; thương lượng trả một phần; khất lần, vay mới để đảo nợ cũ và hy vọng lạm phát ăn dần các món nợ.

Sấp tôi thắng, ngửa anh thua (Thư Kỳ): Trong vòng bốn tuần, khi 26 triệu người Mỹ bị mất việc thì giới tỉ phú nước này giàu thêm 308 tỉ đô la. Có những doanh nghiệp niêm yết vẫn ăn nên làm ra lại giành giật các khoản vay dành cho doanh nghiệp nhò và vừa…

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới