Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 2-2016: Cục diện tỷ giá

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 2-2016: Cục diện tỷ giá

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Từ ngày 4-1-2016, hàng ngày Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam (VND) với đô la Mỹ (USD), làm cơ sở đế các tổ chức tín dụng xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán của VND với USD trong biên độ +/- 3% của tỷ giá trung tâm. Mức độ biến động tỷ giá trong năm 2016 sẽ như thế nào? Ai được hưởng lợi và ai bị thiệt? Mời đọc TBKTSG số phát hành ngày 7-1 với các bài viết về chủ đề này.

Sự thay đổi hợp lý (Hồng Phúc): Cơ chế tỷ giá cố định duy trì bấy lâu nay không còn phù hợp nữa. Nhưng cơ chế tỷ giá mới được áp dụng trong bối cảnh môi trường bên ngoài nhiều biến động thì sự chủ động của Việt Nam cũng sẽ khó khăn hơn.

Cơ chế tỷ giá mới chia sẻ rủi ro chứ không tạo ra rủi ro mới (Hồng Phúc phỏng vấn chuyên gia tài chính Lê Hồng Giang): Cơ chế tỷ giá mới khi đi vào thực tiễn sẽ còn những điểm cần quan sát và điều chỉnh thêm.

Liệu có làm nên chuyện? (Phan Minh Ngọc): Cơ chế tỷ giá mới có thật sự khác biệt so với cơ chế tỷ giá cũ? Liệu nó có giúp ích nhiều cho NHNN trong việc “cầm cương" tỷ giá hay không?

Cục diện tỷ giá (Hải Lý): Chính sách quản lý, điều hành tỷ giá nhằm làm người ta “chán” đô la liệu đi xa được tới đâu?

Số báo tuần này có cụm bài nhân TBKTSG tròn 25 tuổi (4/1/1991 – 4/1/2016):

Trong thư tòa soạn (tựa đề Chặng đường 25 năm), TBKTSG một lần nữa gửi đến bạn đọc giá trị cốt lõi mà báo đã xây dựng và phát triển trong suốt 25 năm qua. Đó là sự tự nguyện phục vụ hết lòng cho sự nghiệp phát triển đất nước, xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững, tự chủ, một giới doanh nhân nắm vững luật lệ, có kỹ năng quản trị và có nền tảng văn hóa vững vàng để sẵn sàng hội nhập.

Trong bài Bắt đầu từ… khái niệm, TBKTSG nhìn lại chặng đường 25 năm qua của báo là chặng đường kiên trì tìm hiểu theo cách đúng đắn nhất các khái niệm liên quan đến nền kinh tế mà đất nước muốn xây dựng, từ “doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo”, “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” đến “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”… Đã đến lúc chúng ta phải mạnh dạn bắt đầu nhìn lại các khái niệm một cách cởi mở, không giáo điều, không sách vở sao cho cách hiểu chúng sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước chứ không phải là cản ngại.

Ở bài Hội nhập và định hướng…, tác giả Huy Nam cho rằng để được công nhận là thực thể kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam cần được định hướng theo các tiêu chí phổ biến liên quan đến môi trường kinh doanh, vấn đề can thiệp và bao cấp của nhà nước, phân bổ nguồn lực và tình trạng sở hữu, bảo hộ và bảo vệ đầu tư, lao động/tiền lương, luật lệ và tập quán hành xử…

Theo tác giả Trần Ngọc Thơ (bài Nhà nước và thị trường), kinh tế thị trường ở Việt Nam có xu hướng méo mó và ngày càng phân cực. Đã từng có tia hy vọng lóe lên khi nhiều người nghe đến khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển”. Nhưng “kiến tạo” phải dẫn đến một chính phủ hiệu năng và thông minh, và cần nhiều công sức để xây dựng.

Tác giả Huỳnh Thế Du trong bài có tựa đề Cần nhìn nhận một cách biện chứng về chủ nghĩa tư bản cho rằng với những diễn biến phức tạp đang xảy ra trên thế giới, rất có thể những nhận xét gay gắt về chủ nghĩa tư bản sẽ lại xuất hiện. Tuy nhiên trên thực tế, mô hình tư bản chủ nghĩa luôn tiến hóa và phát triển để tạo dựng cuộc sống giàu có cho nhiều cộng đồng và tiến bộ nhân loại.

Các bài viết theo dòng thời sự khác:

Lộ trình giảm lãi suất – mối bận tâm lớn (Tâm Dân): Lộ trình giảm lãi suất cần được làm rõ trong chương trình nghị sự hoạt động của NHNN.

Nương theo “ông lớn” (Hải Lý): Chỉ số VN-Index tăng trưởng tương đối khá trong tuần cuối cùng của năm ngoái nhờ việc các tổ chức đổ tiền vào những cổ phiếu chủ chốt trong danh mục đầu tư nhằm “đỡ” NAV (tổng giá trị tài sản ròng).

Cổ phần hóa: khó thật hay lợi ích nhóm? (Ngọc Lan): Các doanh nghiệp nhà nước đưa ra nhiều lý do khác nhau để trì hoãn cổ phần hóa.

Để giữ doanh nghiệp Việt (Thục Đoan trao đổi với các doanh nhân về nguyên nhân khiến các thương hiệu Việt Nam dần biến mất): Thương trường như chiến trường, không thắng thì phải thua hoặc “quy hàng’, gia nhập phe của đối thủ hay kẻ mạnh.

Cà phê Việt Nam: làm sao giải “huyệt”? (Nguyễn Quang Bình): Ngành cà phê Việt Nam đã bị giới cạnh tranh trên thế giới “điểm huyệt” từ bấy lâu nay.

Chưa nguôi niềm tin… (Ngọc Hùng): Người nông dân trồng cà phê giống như người lữ hành trên sa mạc. Họ vẫn cứ tin rằng qua đồi cát kia sẽ là một ốc đảo xanh tươi…

Điểm tham chiếu: mẹo trưng bày sản phẩm (Huỳnh Thế Du): Khi mua hàng, việc nhìn thấy những mặt hàng đắt tiền đầu tiên sẽ làm cho người mua sẵn sàng trả những mức giá cao.

Sildeal: mô hình kinh doanh… ngược dòng (Chí Thịnh): Bằng cách thu phí người mua, miễn phí cho người bán, mô hình thương mại điện tử của Sildeal đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp bán hàng giảm giá theo nhóm.

Tản mạn về thương mại điện tử (Duy Cris Trần): Trong cuộc chiến dài hơi giữa các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam với nước ngoài, doanh nghiệp chưa chắc đã “lép vế” nếu sớm thể hiện sự thấu hiểu khách hàng.

Công nghiệp hóa – cuộc đời không như là mơ (Tư Giang): Số phận của Vinaxuki có vẻ đang trở thành định mệnh chung của ngành công nghiệp ô tô 20 năm tuổi của Việt Nam.

10 tư duy lập pháp kỳ lạ (Nguyễn Minh Đức): Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trưng ương (CIEM), chất lượng văn bản pháp luật của Việt Nam nhìn chung kém, xuất phát từ tư duy làm luật có vấn đề.

Cải cách thể chế đang gặp… khó (Tư Giang): Thể chế kinh tế và thay đổi thể chế kinh tế đang có nhiều điểm nóng cần quan tâm, từ bài toán “nội trị” của nhà nước đến tình trạng vô hiệu hóa luật – vô hiệu ý chí cải cách.

Bí hiểm tăng trưởng kinh tế Nhật (Phan Minh Châu): Nước Nhật như vẫn còn chìm sâu trong “những thập kỷ mất mát”.

Kỳ vọng Đông Nam Á 2016 (Thái Bình): Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành mở ra triển vọng lớn lao về thương mại và đầu tư cho cả khu vực. Nhưng trong năm 2016, nhiều nước ASEAN có chính phủ mới; căng thẳng gia tăng trên biển Đông cùng với hiểm họa tấn công khủng bố đặt ra những thách thức không nhỏ.

Gian lận view đánh lừa các nhà quảng cáo (Minh Đức): Trong thế giới kỹ thuật số, bạn trả tiền quảng cáo và không có đảm bảo rằng ai sẽ xem nó, và liệu đó có phải con người hay không?

Khi cầu dao tự động quá nhạy (Phạm Vũ Lửa Hạ): Từ đầu năm 2016, Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc áp dụng hệ thống tự động ngừng giao dịch (circuit breaker). Và ngay trong ngày giao dịch đầu năm, “cầu dao tự động” đã nhảy tới hai lần.

Chuyện thường ngày ở làng quê (Nguyễn Vinh): Cây trái bây giờ mà không có thuốc men là èo uột lắm. Nuôi heo bây giờ cũng phải biết cách “điều binh khiển…. thuốc”.

Chữ “tĩnh” trong thời “động" (Nguyễn Vĩnh Nguyên): Làm sao để trở thành những cá nhân độc lập trong kỷ nguyên của đám đông?

Đạo diễn Việt Linh “lên đường” với Hồng Hạc (Nguyễn Huệ Nghi trao đổi với đạo diễn Việt Linh về dự án sân khấu kịch Hồng Hạc): Công chúng vẫn còn nhu cầu xem kịch, chỉ có điều họ chọn lọc hơn.

Tiếng hạc cầm (Dương Trọng Huế): Như quy luật của tự nhiên, những chiếc lá vàng rụng xuống chỉ để nhường lại khoảnh khắc mùa xuân cho những búp lá mơn mởn, xanh tươi đầy nhựa sống.

Góp nỗi tha hương (Bình Vương): Nước chảy chỗ trũng. Đất lành chim đậu. Thóc đâu, bồ câu đó. Do đâu mà có nơi không trũng không lành? Do dâu mà có nơi hiếm thóc?

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới