Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 22-2016: Obama đến Việt Nam và TPP

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 22-2016: Obama đến Việt Nam và TPP

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Một trong những điểm nhấn trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Obama là thúc đẩy thông qua và triển khai Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bài viết tựa đề "Obama đến Việt Nam và TPP" của tác giả Nguyễn Vạn Phú sẽ mở đầu số TBKTSG tuần này, đặt vấn đề liệu ông Obama có thể thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua TPP trong nhiệm kỳ của ông, vì nếu không làm được điều này, TPP sẽ như thế nào dưới nhiệm kỳ tổng thống Mỹ khác?

Cũng theo tác giả, với TPP cùng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” đối với dệt may, người ta kỳ vọng 95% dòng thuế trong lĩnh vực này sẽ được bãi bỏ hay giảm mạnh. Nhưng giả dụ TPP không được Quốc hội Mỹ thông qua, liệu việc Việt Nam phê duyệt các dự án dệt nhuộm gây hại môi trường mà không cân nhắc kỹ có phải là điều khôn ngoan?

Chuyên mục Sự kiện & vấn đề trên cùng số báo, phát hành vào sáng mai (26-5) có chủ đề “Chính sách cho kinh tế”:

Ở bài Trông chờ chính sách nào?, tác giả Nguyễn Vũ cho rằng cân nhắc chính sách tiền tệ phục vụ tăng trưởng luôn phải tính đến yếu tố lạm phát khi mà mức lạm phát thấp không phải là ưu tiên của nhiều giới, kể cả người làm chính sách. Bên cạnh đó, có thể trông chờ các chính sách mang tính nới lỏng, ngắn hạn. Chúng có thể tạo ra các đợt sóng tăng chỉ số giá nhưng sẽ giải quyết được một số điểm nghẽn hiện nay. Vì suy cho cùng, lạm phát là công cụ gián tiếp giúp giảm nợ xấu một cách nhanh chóng.

Trong khi đó, theo tác giả Hải Lý (bài Ngã ba đường của chính sách), không thể không minh bạch hình hài thật của nợ xấu. “Con bệnh” nợ xấu cần phải được hiện rõ với tất cả triệu chứng để bắt tay vào một công cuộc tổng điều trị từ nhiều nguồn, nhiều phía.

Các đề tài theo dòng thời sự khác:

Nên dứt khoát không kinh doanh (mục Ý kiến): Hàng loạt dự án đầu tư từ hàng ngàn, hàng chục ngàn tỉ đồng vốn nhà nước hoạt động kém hiệu quả đang chờ được Chính phủ giải cứu! Đã đến lúc Nhà nước phải trả lại vai trò kinh doanh cho doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp kêu khó (Tư Giang): Doanh nghiệp dệt may, một lần nữa, lên tiếng đề nghị xem xét lại Thông tư 37 (quy định mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may) gây khó cho doanh nghiệp.

Cứu doanh nghiệp bằng cách… mở thủ tục phá sản (Võ Trí Hảo): Phá sản không chỉ được thiết kế như một cơ chế đòi nợ văn minh mà còn là một cơ chế thanh lọc các mô hình quản trị kinh tế kém hiệu quả.

Cạnh tranh điện ảnh nhìn từ vụ việc CGV (Phạm Hoài Huấn): Tám doanh nghiệp chiếu phim và phân phối phim đã gửi đơn khiếu nại CGV lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, có thể thấy cách khiếu nại của các doanh nghiệp là thiếu chuyên nghiệp.

Tản mạn hai chữ quốc tế (Nguyễn Vũ): "Bụt nhà không thiêng” thể hiện rất rõ trong ngành giáo dục, đến nỗi cái gì có hai chữ “quốc tế” vào đều trông sang hơn hẳn.

Làm sao để đến được điểm “hạnh phúc”? (Đỗ Thiên Anh Tuấn): Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, hướng đến đồng thời đạt được các cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài, gọi là “điểm hạnh phúc”, chưa bao giờ thách thức như hiện nay.

An sinh là trên hết! (Nguyễn Quang Bình): Người tiêu thụ nước ta vẫn chưa sử dụng hết quyền của mình. Cứ nghe ở đâu dụ có hàng “giá rẻ” là họ nhắm mắt chạy theo mua mà quên nhận định liệu mình tậu sản phẩm hay vật dụng, căn hộ… đó có ảnh hưởng đến an sinh của chính mình và người khác hay không.

Cạnh tranh bán lẻ hàng hóa: Vẫn có giải pháp… tự cứu (Minh Tâm): Việc doanh nghiệp cần làm lúc này là đầu tư cho thương hiệu, ghi dấu ấn vững chắc trong lòng người tiêu dùng để có sức mạnh đàm phán với nhà bán lẻ, buộc họ phải tìm đến mình – theo ông Châu Thịnh Lân, Tổng giám đốc Công ty Vianco.

Để không thua trên sân nhà (Ngọc Hùng): Trước làn sóng thâm nhập của sản phẩm ngoại nhập, doanh nghiệp trong nước muốn chiến thắng nhất thiết phải làm tốt hơn đối thủ.

Thị trường nông thôn gặp khó (Thu Nguyệt): Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài; việc cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung… khiến sức tiêu dùng ở khu vực nông thôn sụt giảm, doanh thu của doanh nghiệp cũng giảm theo.

Biến khách hàng thành người chung vốn làm ăn (Nguyễn Thanh Lâm): Cạnh tranh khốc liệt, nhiều nhà xuất khẩu lao đao. Một trong những chiêu thức hóa giải áp lực là bên mua và bên bán nên tăng liên kết vốn, liên kết kênh phân phối, liên kết độc quyền mẫu hàng độc đáo…

Doanh Nghiệp Việt ở Mátxcơva (Hải Lý): Tổng kim ngạch thương mại Việt – Nga năm 2015 chỉ còn 2 tỉ đô la Mỹ nhưng đang có những tín hiệu tốt trong việc cải thiện mối quan hệ này.

Hàng Thái vào Việt Nam tăng mạnh: Ô tô và điện gia dụng được yêu thích (Bình An): Việc nhập khẩu từ Thái Lan gia tăng ngược với trạng thái giảm nhập khẩu từ khu vực ASEAN phần nào cho thấy hàng hóa Thái Lan đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam.

Người Hàn có thông minh hơn người Việt? (Sơn Tùng): Hyundai Motor đã có trong tay hợp đồng với Sangyup Lee – nhà thiết kế hàng đầu của Bentley. Tại sao Việt Nam chưa có những người như Sangyup Lee? Vì sao cách dạy học của chúng ta hiện nay khó có thể giúp đất nước có nhiều người tài năng?

Tiền lại ứ đọng (Hồng Phúc): Tiền dường như đang ứ đọng trong ngân hàng. Các ngân hàng lại đổ xô vào thị trường trái phiếu chính phủ. Liệu trái phiếu có lấn át nguồn vốn cho doanh nghiệp?

Vinamilk nới room lên 100%: tin tốt cho thị trường (Thu Nguyệt): Cổ tức từ cổ phiếu Vinamilk đang chiếm phần lớn tổng lợi nhuận của SCIC. Nếu không chịu sức ép quá lớn liên quan đến ngân sách, việc SCIC thoái vốn ở Vinamilk khó diễn ra sớm.

Chuyện hợp nhất hai sàn chứng khoán (Trường Nam): Kế hoạch hợp nhất hai sàn chứng khoán đã chạy lòng vòng suốt 5 năm qua. Có ý kiến cho rằng trụ sở sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam đặt ở đâu thì cũng chỉ là cái tòa nhà, còn trung tâm tài chính ở đâu là do thị trường quyết định.

Những cập nhật không mong muốn (Nguyễn Vinh): Trong một thế giới mà tri thức khoa học phải phục vụ đời sống, những hiểu biết phải được bối cảnh hóa thì giáo khoa không thể đứng bên lề.

Thằng Tứn (Nguyễn Hiếu Nhân): Trời chiều, nắng xiên khoai… Tứn cắm đầu chạy… vì đã đến giờ cùng cha đưa vịt chạy đồng về chuồng… Cha nó là người chăn vịt thuê… Nhìn thằng nhỏ, thấy mà thương, học sao khá nổi khi mà buổi tối nó cũng phải ra đồng giữ vịt.

Vì sao nông dân ĐBSCL vẫn nghèo? (Lê Anh Tuấn): Người nông dân ở ĐBSCL không hẳn đói kém nhưng chính sách thị trường hóa và xã hội hóa không đồng bộ, bất hợp lý và thiếu khoa học đã tạo ra sự bất bình đẳng khiến cái nghèo vẫn quanh quẩn cuộc sống của họ.

Việt Nam đẹp ám ảnh trong phim hoạt hình của đạo diễn Pháp (Phong Linh): Cảm nhận của cặp vợ chồng đạo diễn người Pháp về Việt Nam – cái đẹp và sự ám ảnh – thể hiện trong phim hoạt hình của họ.

Rằng ai phỏng dịch Truyện Kiều! (Mỹ Thạch): Bảy năm, bà Irene và ông Franz Faber chăm chút dịch Truyện Kiều ra tiếng Đức. Với 3.254 câu thơ lục bát hóc búa, tính ra mỗi ngày, họ chỉ dịch… một câu!

Bầy huê về trời (Nguyễn Ngọc Tư): Chỉ khi cây huê đầu tiên bị mang đi trong một đêm, dân xóm Gò mới biết có gỗ quý bạc tỉ trong sân đình.

Trang Kinh tế thế giới có các bài Que kem và kinh tế Nhật Bản (Minh Đức); Đầu tư khởi nghiệp gặp khó (Chánh Tài) và EU – Thổ Nhĩ Kỳ: vẫn bất đồng về người tị nạn (Chiến Thắng).

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới