Thứ Sáu, 26/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 22- 2018: Vốn ngoại dịch chuyển…

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 22- 2018: Vốn ngoại dịch chuyển…

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Vài tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chưa phải quá nhiều và vẫn nằm trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý. Sự điều chỉnh của chứng khoán là cần thiết cho thị trường tăng trưởng bền vững trong trung, dài hạn. Nó đang lành mạnh hóa thị trường để các cổ phiếu trở nên cạnh tranh hơn, hấp dẫn hơn trong mắt giới đầu tư. Đó là nội dung bài viết “Vốn ngoại dịch chuyển” của nhà báo Hải Lý trên TBKTSG số 22-2018.

Đặt mua báo in tại đây

Các bài viết khác trong số báo ra ngày 31-5-2018 này, xin giới thiệu đến bạn đọc:

Khối ngoại bán ròng, không hẳn vốn nước ngoài đảo chiều (Phan Minh Ngọc): Nếu chỉ từ việc bán ròng của nhà đầu tư ngoại thì khó có thể khẳng định rằng đã và đang có hiện tượng đảo chiều vốn nước ngoài, hoặc nghiêm trọng hơn, là chảy máu ngoại tệ.

Đầu tư như thế chỉ làm nghèo đất nước! (Mục Ý kiến): Hiệu quả giám sát đầu tư công kém có thể là kết quả của tình trạng thiếu minh bạch, nhưng  cũng có thể là do bị ai đó thao túng, vô hiệu hóa.

Từ Luật Tố cáo đến Luật Phòng, chống tham nhũng (Nguyên Lê): Trong khi giặc “nội xâm” tham nhũng đang “đe dọa sự  tồn vong của chế độ”, nếu thông tin tố cáo được phát huy hơn nữa, nó sẽ là cánh tay đắc lực hỗ trợ cho công cuộc phòng, chống tham nhũng và đáng ra phải như vậy, như một giải pháp từ… bên ngoài hệ thống.

Có cần thiết bỏ tiền ra đào tạo “nhân tài”? (Nguyễn Vũ): Việc thu hút người tài vào bộ máy nhà nước cần đi đôi với hai việc cơ bản: cải thiện thu nhập của công chức và minh bạch, công bằng trong tuyển dụng, từ đó cơ chế cạnh tranh mới giúp sàng lọc được người giỏi thật sự.

Vốn nhà nước nên được giao khoán (Võ Đình Trí): Nên chăng cần có cơ chế khoán trực tiếp cho lãnh đạo đơn vị và đơn vị, ngoài các chỉ tiêu về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trước thuế,  thì cần tính đến các chỉ tiêu như lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên tổng tài sản, kể cả lợi nhuận trên vốn đầu tư.

Cần thận trọng với dự án Cái Lớn-Cái Bé (Dương Văn Ni): Từ lâu người dân nơi đây đã coi nguồn nước mặn là một tài nguyên! Bây giờ chúng ta giảm mặn tăng ngọt thì thiệt hại cho người dân nuôi trồng thủy sản ai gánh?

Thương mại Việt Nam: Độ mở càng cao, gia công càng nhiều (Phạm Văn Đại): Trong trường hợp của Việt Nam, độ mở thương mại cao hơn các quốc gia trong khu vực chỉ đơn thuần phản ánh tính chất gia công của hoạt động sản xuất trong nước chứ không có nghĩa chúng ta có nền kinh tế hội nhập và tự do hóa thương mại cao hơn.

Chuyện “tế nhị” tăng giá vé hàng không (Hải Lý): Giá nhiên liệu tăng, Vietnam Airlines và VietJet Air đang phải đối mặt với viễn cảnh tăng giá vé. Dẫu vậy, việc tăng giá vé ở Việt Nam có vẻ như không căng thẳng quá mức so với các nước. Đơn giản là người tiêu dùng có quá ít lựa chọn.

Bỏ sót hối lộ thương mại trong cạnh tranh? (Võ Đình Trí): Hối lộ thương mại là một vấn đề quan trọng của cạnh tranh không lành mạnh nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức trong dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) sắp được Quốc hội thông qua.

Doanh nghiệp ngoài nhà nước: lợi nhuận thấp nhưng đóng thuế nhiều nhất (Bùi Trinh): Thuế, phí khối doanh nghiệp ngoài nhà nước phải nộp chiếm gần 50% tổng thuế thu được từ khối doanh nghiệp, trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước nộp ngân sách khoảng 28% và khu vực doanh nghiệp FDI chỉ nộp ngân sách 26% trong năm 2016.

Trao chìa khóa ODA cho tư nhân mở cánh cửa PPP (Nguyễn Văn Thịnh): Theo dự thảo Nghị định về quản lý sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi, doanh nghiệp tư nhân có cơ hội để tiếp cận với nguồn tín dụng từ vốn vay ODA hay vốn vay ưu đãi để thực hiện các dự án hợp tác công tư (PPP). Liệu quy định này có phải là chiếc chìa khóa mở cánh cửa cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia nhiều hơn vào các dự án PPP xây dựng cơ sở hạ tầng?

Bài học Mexico cho xuất khẩu nông sản (Nguyễn Đình Bích): Kinh nghiệm của Mexico trong việc hướng vào thị trường “hàng xóm” Mỹ – đang là cường quốc nhập khẩu nông sản số 1 thế giới – để giải bài toán thị trường xuất khẩu nông sản của mình là bài học cho Việt Nam.

Cổ phiếu dầu khí: bất lợi trong ngắn hạn (Linh Trang): Sự đồng lòng “đánh xuống” của ba cường quốc sản xuất dầu lớn nhất thế giới hiện nay là Ảrập Saudi, Nga và Mỹ đang gây sức ép lớn lên giá dầu trong ngắn hạn, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến diễn biến giá nhóm cổ phiếu dầu khí trên thị trường.

Cho vay mua, sửa nhà có làm tăng rủi ro nợ xấu? (Phong Hiếu): Bên cạnh rủi ro nợ xấu đến từ từng khách hàng riêng lẻ, điều mà các ngân hàng và cơ quan quản lý đáng quan tâm hơn là rủi ro đến từ ba trường hợp: quy trình cho vay dễ dãi, biến động bất lợi của nền kinh tế và tình trạng bong bóng của thị trường bất động sản.

Vòng luẩn quẩn giải ngân vốn đầu tư công chậm (Phan Minh Ngọc): Cho dù có những vướng mắc trong Luật Đầu tư công nhưng chúng cũng chỉ là một phần, chứ không phải là tất cả nguyên nhân gây chậm trễ giải ngân đầu tư công.

Tù mù tài khoản tiền gửi (LSTrương Thanh Đức): Đang thiếu hẳn cơ sở pháp lý cho việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.

Khởi nghiệp, thất bại, và sự kiên trì (Mỹ Huyền): Trong một chương trình đối thoại có chủ đề “Thất bại là mẹ thành công” do Tổng lãnh sự quán Úc và trường đại học RMIT Việt Nam tổ chức mới đây, hai câu chuyện khởi nghiệp đã được kể ra cho thấy sự thất bại đôi khi lại giúp người trong cuộc vươn lên mạnh mẽ hơn.

Dạy khởi nghiệp thế nào cho hiệu quả? (Vũ Tuấn Anh): Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đã yêu cầu triển khai chương trình đào tạo khởi nghiệp trong các trường đại học. Đào tạo và giảng dạy khởi nghiệp cũng được triển khai trong một số trường cấp 2-3. Bài viết này đóng góp những ý kiến để cộng đồng chung tay xây dựng chương trình đào tạo khởi nghiệp…

Doanh nghiệp bất động sản công nghiệp đón cơ hội (Quốc Hùng): Các nhà phát triển bất động sản công nghiệp đang tăng cường mở rộng hợp tác để khai thác quỹ đất sạch, xây sẵn nhà xưởng nhằm đón đầu xu hướng nhà đầu tư nước ngoài chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam và doanh nghiệp trong nước không ngừng mở rộng quy mô.

Đầu tư trung tâm dạy kỹ năng, cần một niềm tin (Minh Tâm): Thị trường giáo dục ở riêng lĩnh vực dạy kỹ năng mềm rất nhộn nhịp. Nhưng, hiệu quả kinh doanh của các nhà đầu tư liệu có tương xứng, hấp dẫn như các chương trình học?

Lúng túng với miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT (Hoàng Võ Minh Tuấn – LS Lê Trọng Thêm): Khi bị miễn nhiệm thì thời điểm nào thành viên hội đồng quản trị (HĐQT)  được xem là chính thức không còn tư cách?

Sống được trước khi cống hiến (Lê Triết): Thị trường lao động trong lĩnh vực y tế cũng có những quy luật cung – cầu khách quan, nơi nào phù hợp thì bác sĩ chọn làm việc, bất kể là khu vực công hay tư. Tuy nhiên,  khu vực y tế công vẫn phải gánh phần lớn nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho người dân, và như vậy rất cần đội ngũ giỏi ở lại. Muốn vậy, chính sách đãi ngộ đối với y bác sĩ ở khu vực công cần được tính toán sao cho xứng đáng hơn.

Chuyện Jean Marie tiếp thị du lịch Việt Nam (Đào Loan): Người đàn ông 60 tuổi này mang quốc tịch Pháp. Thế nhưng, ông luôn tự hào mình là người Việt Nam và đang cố gắng đóng góp cho quê hương bằng cách đưa người Pháp đến Việt Nam du lịch.

Thành phố dành cho ai? (Lê Hữu Huy): Nếu được phép, tôi sẽ khoe một thứ xa xỉ mà thị dân nhiều quốc gia láng giềng của Singapore sẽ thèm muốn. Đó là một cơ chế chính quyền đô thị dựa trên quyền bầu chọn của người dân để đại diện cho họ, toàn tâm toàn ý phục vụ cộng đồng, được trả công xứng đáng và đưa khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” vào cuộc sống.

Cái chuyện con nít ấy mà! (Lưu Thị Lương): Trong một gia đình, người lớn đọc sách, báo thì con nít đọc theo, người lớn coi ti vi, ngồi lì suốt mấy tiếng đồng hồ chơi điện thoại, máy tính thì con nít chơi theo…

ZTE và thương mại Mỹ – Trung (Thái Bình): Chính phủ Mỹ đã đạt được một thỏa thuận cho phép các công ty công nghệ nước này nối lại việc cung cấp linh kiện, phần mềm cho tập đoàn thiết bị viễn thông ZTE của Trung Quốc, chấm dứt một lệnh trừng phạt ban hành giữa tháng trước.

Thanh toán di động thắng thế ở Trung Quốc (Trúc Diễm): Với sự phát triển của các ứng dụng công nghệ, hình thức thanh toán dần thay đổi, việc thanh toán trên thiết bị di động đang áp đảo. Các ngân hàng lo ngại, doanh thu của họ sẽ giảm mạnh từ sự dịch chuyển này.

EU bảo vệ quyền riêng tư trên mạng (Thái Bình): Hai đạo luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong thế giới trực tuyến của EU không nhắm tới việc kiểm duyệt nội dung thông tin trao đổi trên mạng mà ngược lại,  tăng tính bảo mật riêng tư để người dùng được tự do hơn, yên tâm hơn trong việc biểu đạt quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề chính trị – xã hội.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới