Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 22-2020: Bất động sản mùa Covid

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 22-2020: Bất động sản mùa Covid

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Đằng sau chiêu bài “bán nhà đất cắt lỗ do Covid-19” là một thực tế thị trường “treo đầu dê bán thịt chó” khi mặt bằng giá không có nhiều biến động, thậm chí còn tăng ở phân khúc chung cư và nhà ở riêng lẻ.

Ghi nhận thị trường nhà đất riêng lẻ của Hữu Phan trên TBKTSG số phát hành vào sáng mai (28-5) ở bài viết tựa đề Bán cắt lỗ hay… cắt lời? cho thấy giá nhà chung cư vẫn tăng nhẹ trong mùa dịch, không có xu hướng bán tống bán tháo như những dòng quảng cáo “cần bán gấp do… dịch” gây lầm tưởng. Theo một nhà môi giới, trước đây giá nhà đã tăng quá cao nên những việc “giảm giá, cắt lỗ thời dịch bệnh” thực chất là cắt đi phần lời…

Một ghi nhận khác của Việt Dũng (bài Thị trường đang trong tay người mua?) cho biết hiện các chủ đầu tư bất động sản có nhiều chính sách kích cầu linh hoạt để khởi động lại sau dịch bệnh. Trong đó, biện pháp xưa nay hiếm là giảm giá cho thuê đang được tính đến.

Trong khi đó, với góc nhìn của một nhà quan sát thị trường, tác giả Đăng Linh (trong bài Bất động sản sau Covid-19 là sự thanh lọc) cho rằng các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang đứng trước thách thức lớn, không loại trừ khả năng sẽ diễn ra một sự thanh lọc.

Còn theo đánh giá của ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, do Trà Nguyễn ghi lại trong bài tựa đề Covid-19 hay rủi ro pháp luật đáng ngại hơn?, những rủi ro pháp luật gây tác động tới thị trường bất động sản mạnh hơn Covid-19, nhưng Covid-19 lại gây ra những hệ lụy đáng ngại hơn.

Các đề tài khác trên cùng số báo:

Đừng bớt của người nghèo để chi cho người giàu (mục Ý kiến): Thay vì giảm lệ phí trước bạ cho người mua ô tô, tại sao không nghĩ giảm thuế giá trị gia tăng cho các mặt hàng thiết yếu?

Cơ hội để diễn tập (Nguyễn Vũ): Các thành phố lớn ở châu Á đã lần lượt mở cửa hoạt động trở lại, nhưng tất cả đều có biện pháp phòng dịch bệnh chứ không hề chủ quan.

Ngân sách và những chính sách “đá” nhau (Triêu Dương): Trong khi những chính sách giải cứu, hỗ trợ nền kinh tế còn đang triển khai từng bước, hiệu quả còn chưa rõ ràng, thì một số cơ quan lại bắt đầu có động thái tăng cường thu phí.

Dòng vốn ngoại có thể đang âm thầm quay trở lại (Đông Hà): Tỷ giá bất ngờ giảm mạnh. Cung ngoại tệ đang chi phối thị trường ngoại hối. Cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước đang ở phía trước.

Bảo hiểm phi nhân thọ: Thị trường vẫn phát triển méo mó (TS. Võ Đình Trí): Vì tư duy đặc trưng doanh nghiệp nhà nước nên các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ vẫn phát triển dựa trên mối quan hệ, mệnh lệnh hành chính chứ không hướng đến khách hàng là trọng tâm.

Cơ hội vàng không dành cho kẻ chậm chân (Cao Ban): Đang đứng trước cơ hội vàng thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cấp chuỗi cung ứng sau Covid-19, song Việt Nam có thể làm vuột mất nếu tiếp tục “thủng thẳng” hành động như lâu nay.

Đấu trường SEA GAMES mới: Cuộc chiến giành “đại bàng”! (Khánh Bình): Cùng với dòng dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc là cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước Đông Nam Á trong thu hút đầu tư.

Đón làn sóng đầu tư đang dịch chuyển (Quốc Hùng): Liệu Việt nam có nắm được cơ hội thu hút đầu tư từ sự dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc?

Tăng vốn cho Agribank: cái khó của một doanh nghiệp nhà nước (Hải Lý): Việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ ngân sách tương đối phức tạp. Sẽ đơn giản hơn nếu cho ngân hàng này sử dụng lợi nhuận hàng năm của họ để tăng vốn.

Trái phiếu doanh nghiệp sẽ chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp (Linh Trang): Bộ Tài chính quy định đối tượng tham gia phát hành trái phiếu riêng lẻ phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Vậy thế nào là nhà đầu tư chuyên nghiệp?

Mục tiêu lãi suất cho vay 5% vẫn còn xa vời vợi (Thụy Lê): Đã bốn năm trôi qua kể từ khi đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 được triển khai, mục tiêu kéo lãi suất cho vay về mức 5% vẫn là một thách thức.

Khi tỷ giá nhân dân tệ lại nhảy nhót (Thành Nam): Lãi suất cả tiền đồng lẫn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng đang ở mức thấp nên sự biến động giá trị đồng tệ khó ảnh hưởng tâm lý thị trường.

VN-Index tiến vào vùng kháng cự mạnh (Bình An): VN-Index dự báo sẽ tiếp tục thử thách vùng kháng cự 860-880 điểm trong ngắn hạn.

Luật PPP và thách thức đầu tư cơ sở hạ tầng (Trần Duy Hưng): Covid-19 tạo ra những thay đổi, tác động lớn đến khu vực công. Dự luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) cần có sự điều chỉnh kịp thời trước khi trình Quốc hội thông qua.

Từ Covid-19 nghĩ về khả năng ứng phó và phục hồi của đô thị (Phạm Thái Sơn): Dịch Covid-19 cho bài học về khả năng phối hợp ứng phó: phối hợp tốt sẽ ứng phó hiệu quả.

Lo ngại bất cập chính sách giá điện mặt trời (Trung Chánh): Với thời gian ưu đãi giá điện mặt trời quá ngắn, liệu các cá nhân, tổ chức có tận dụng kịp những ưu đãi được đưa ra?

Hậu Giang: Phát triển đô thị bền vững, thích ứng tự nhiên (Huỳnh Kim): Hậu Giang đang tăng cường thu hút đầu tư để phát triển đô thị theo ba quan điểm lớn: lấy con người làm trung tâm; thích ứng tự nhiên và mang sự đặc sắc của vùng ĐBSCL.

Bán hàng trực tuyến trở thành lợi thế doanh nghiệp (Chí Thịnh): Tình thế phòng chống dịch Covid-19 buộc các doanh nghiệp bán lẻ phải tìm mọi cách đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến. Nhưng qua đó, thói quen mua sắm của nhiều người tiêu dùng cũng thay đổi.

Ngóng chờ thị trường du lịch quốc tế (Đào Loan): Nhiều ý kiến cho rằng sau Covid-19, Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút du khách nước ngoài.

Thu hút các tập đoàn sản xuất công nghệ cao: Cuộc đua tiếp sức nước rút (Sa Huỳnh): Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của các tập đoàn đa quốc gia, Việt Nam cần một sự phối hợp để quy tụ các kỹ sư, chuyên gia, nhà khoa học giỏi. Cùng với đó là thúc đẩy phát triển các trường đại học kỹ thuật mang tầm vóc khu vực.

Đừng sản sinh ra những bảo tồn “vô hồn” (Nguyễn Thị Hậu): Phần lớn bảo tàng ở nước ta được xây dựng do ý chí chính trị, tuyên truyền lịch sử mà chưa phải do nhu cầu lưu giữ, giới thiệu cổ vật, di sản văn hóa hay nhu cầu thưởng lãm của công chúng.

Khi quan tòa trở lại (Quỳnh Thư): Công chúng không cần và không muốn sự tùy tiện giảm án cho người này, tăng án cho người khác bởi cảm tính, định kiến hay nhân thân của các bị cáo.

“Hiệu trưởng đại học”, ngài là ai? (Lê Hữu Huy): Hiệu trưởng thực thụ điều hành đúng chức năng và theo luật định của trường Đại học Hạ Long là ai?

Chuyện con bò húc (Ngọc Trân): Con bò to lớn bằng đồng ở phía ngoài nơi mua bán tập trung của thị trường chứng khoán New York có một tư thế sẵn sàng lao vút tới, húc tung mọi rào cản…

Khi bạn là bị cáo ta cũng có lỗi (Pha Lập): Mỗi lần thấy bạn học cũ trở thành bị cáo trước tòa hay bị kỷ luật Đảng, lứa U60 chúng tôi thấy hình như mình không vô can…

Trang Kinh tế thế giới:

Trung Quốc loay hoay với làn sóng thất nghiệp (Lạc Diệp): Đại dịch Covid-19 gây ra làn sóng thất nghiệp chưa từng có ở Trung Quốc kể từ năm 1990. Chính phủ nước này đã tuyên bố từ bỏ mục tiêu tăng trưởng năm 2020 để tập trung khôi phục việc làm.

Coi chừng con số thống kê (Thư Kỳ): Loại tỷ lệ phần trăm tăng, giảm trong thời kỳ đại dịch gây hiểu nhầm là rất nhiều…

WTO sẽ đi về đâu? (Nguyễn Vũ): Có nhiều phân tích cho rằng WTO phải tự xác định lại chức năng để tồn tại trong một thế giới không còn cổ xúy toàn cầu hóa.

Mua 24 bán lại chỉ 16 (Nguyễn Vũ): Giới khởi nghiệp đang lan truyền câu chuyện vừa buồn cười vừa cay đắng về DoorDash – dịch vụ giao thức ăn nhanh, có giá thị trường lên đến 13 tỉ đô la Mỹ.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới