Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 25-2016: Khởi nghiệp thời công nghệ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 25-2016: Khởi nghiệp thời công nghệ

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Khởi nghiệp theo nghĩa startup hiện là chuyện thời thượng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Mời đọc cụm bài chủ đề “Khởi nghiệp thời công nghệ” trên TBKTSG phát hành vào sáng mai, 16-6.

Trong bài tựa đề Khởi nghiệp – nay đã khác, theo tác giả Nguyễn Vũ, khởi nghiệp hiểu theo kiểu startup, tức thường gắn với công nghệ thông tin và ở những ngành phát triển nhanh, hiện có những vấn đề của nó, trong đó, quy mô bùng nổ nhanh chóng chính là vấn đề số một. Ngoài ra, thị trường vốn cho cộng đồng startup tại Việt Nam cũng chưa thực sự mở, và các yếu tố liên quan đến con người cho startup cũng chưa hội đủ.

Nhưng không thể phủ nhận khởi nghiệp đang là “cơn sốt” trong giới trẻ. Họ vẫn đang miệt mài tìm cách tiếp cận các quỹ đầu tư, kể cả việc phải nhận diện, đối phó với không ít quỹ đầu tư “ảo” (bài Quỹ khởi nghiệp – cũng đủ loại quỹ của Chính Phong – Chí Thịnh).

Bài nhân Ngày Báo chí 21-6:

“Các ông ngân hàng mời đi gia công giày dép hết!” (Hải Lý): Khoảng mươi mười lăm năm trước, đi “săn" tin tức tài chính – ngân hàng dễ chịu hơn. Bây giờ, thông tin có đầy trong đầu nhưng những nguồn tin có thể khẳng định lại từ chối xuất hiện.

Báo chí cần đẩy mạnh vai trò phản biện và giám sát (Bàn tròn với các doanh nhân về làng báo Việt Nam hiện nay/Quỳnh Đan – Minh Tâm – Văn Nam thực hiện): Báo chí cần tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát, phản biện chính sách. Và để làm tốt vai trò này trong sự phát triển như vũ bão của công nghệ, kinh tế, khoa học kỹ thuật, nhà báo phải nâng cao trình độ, năng lực, không có cách khác.

Các đề tài khác trên cùng số báo:

Kỳ vọng vào luật cho DNNVV (mục Ý kiến): Khắp thế giới đều có luật cho DNNVV trong khi Nhà nước Việt Nam còn đang thúc đẩy sự ra đời của Luật Hỗ trợ DNNVV. Vậy, luật cho DNNVV có bị cạnh tranh không? Thưa rằng, “có”.

Luật Hỗ trợ DNNVV có nặng về trợ cấp? (Tư Giang): Các biện pháp hỗ trợ trong dự thảo luật nặng tính trợ cấp, bảo hộ hơn là những cải cách về luật pháp, về thủ tục hành chính…

Cần minh bạch và giải trình về giấy phép con (Tư Hoàng): Nếu Chính phủ không ép các bộ công khai danh sách chi tiết về các điều kiện kinh doanh trong các thông tư hiện nay và trong các nghị định sắp tới thì không thuyết phục được người dân và doanh nghiệp.

Tăng trưởng tín dụng – nhiệm vụ có khả thi? (Thụy Lê): Với những yếu tố nội tại cản đường và cầu tín dụng chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 18-20% cho năm 2016 có vẻ khó khả thi.

Xử lý nợ xấu: cứ đi, rồi sẽ đến (Hải Lý): Hé mở những giải pháp xử lý nợ xấu mà cơ quan chức năng chuẩn bị triển khai.

Thị trường mua bán nợ xấu cần nhiều hàng hóa “sạch” (Phan Minh Châu): Chuyện xử lý nợ xấu chậm chạp và không hữu hiệu được mặc định là bởi sự thiếu vắng một thị trường mua bán nợ xấu, ở đó có nhiều hàng hóa, nhất là hàng không còn chịu rủi ro tranh chấp pháp lý.

Tập trung vào các tổ chức tài chính quan trọng trong hệ thống (TS. Lê Hồng Giang): Thay vì coi tín dụng bất động sản là một rủi ro lớn nên phải áp hệ số rủi ro lên đến 200%, NHNN cần xác định đâu là những điểm yếu trong toàn hệ thống và có biện pháp xử lý chúng.

Lực đẩy từ khối ngoại (Linh Trang): Tính chung trong tháng 5 vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng tổng cộng 54,3 triệu đơn vị (gấp hơn hai lần so với tháng 4) trên hai sàn chứng khoán, tương đương giá trị 926 tỉ đồng, trái ngược với động thái bán ròng 1.404 tỉ đồng của tháng trước đó.

Làm đẹp sổ sách để vay vốn! (Nguyễn Hồng Huy): DNNVV vẫn thường than phiền khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và đề nghị ngân hàng cho vay tín chấp. Thực ra, giải pháp căn cơ để xóa tan sự nghi ngờ của ngân hàng cũng khá đơn giản: thanh toán không dùng tiền mặt.

Người đóng phí, nuôi dự án BOT bị “ra rìa” (Ngọc Lan): Chừng nào Bộ GTVT rời khỏi vị trí “cùng thuyền” với nhà đầu tư BOT và đứng về phía những người trả phí nuôi dự án thì sẽ hiểu vì sao người dân không thể đứng ngoài các dự án này mà không biết tiền “thuế đường” đang chảy về đâu.

Ba thông điệp quan trọng trong Nghị quyết 49 của Chính phủ (Phan Minh Ngọc): Đó là: quyết tâm với mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7%; lãi suất không còn dư địa đáng kể để giảm thêm; và nhất quán với chủ trương chống đô la hóa, vàng hóa.

Bắt đồng tiền phục vụ nền kinh tế (Nguyễn Vũ): Để tài chính phải làm đầy tớ (chứ không phải làm ông chủ) trong nền kinh tế, cần siết lại những quy định, luật lệ kiềm tỏa lòng tham tài chính.

Hình thức của hợp đồng – nhiều quy định chưa khả thi (Bùi Đức Giang): Để “cứu vãn” tình trạng giao dịch vi phạm quy định hình thức của hợp đồng, Bộ luật Dân sự 2015 đã đi theo hướng đơn giản hóa hình thức giao dịch, nhưng vẫn còn một số quy định chưa thực sự khả thi.

Đừng tự làm khó (Minh Tâm): Trong rất nhiều vấn đề ngổn ngang của hoạt động xuất nhập khẩu, cần phải chọn ra cái gì quan trọng nhất để ưu tiên làm trước, như thành lập ủy ban quốc gia về tạo thuận lợi thương mại.

Mô hình nhượng quyền vi mô – Micro-frachising (Nguyễn Phi Vân): Liệu tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội có những sản phẩm và dịch vụ cho họ qua hình thức nhượng quyền? Micro-franchising là gì? Xây dựng mô hình micro-franchising như thế nào?

Nhà sản xuất tìm cách đối phó với nhà bán lẻ (Quốc Hùng): Nhận thấy nguy cơ ngày càng phụ thuộc vào các nhà bán lẻ nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp hàng hóa đang ngồi lại với nhau tìm cách đối phó với sự chèn ép của nhà bán lẻ.

Chuyện tình K’ho coffee (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Chuyện về một kỹ sư nông nghiệp người Mỹ vì say tiếng chiêng, yêu người đánh chiêng mà gắn bó cuộc đời với vườn cà phê arabica nhà vợ và cùng vợ làm nên thương hiệu K’ho coffee.

Tôi truyền hình trực tiếp tôi (Nguyễn Huệ Nghi): Tính năng live stream video của Facebook đang thay đổi thói quen dùng mạng xã hội, thách thức cả mẫu hình truyền hình thực tế truyền thống. Có trong tay một kênh phát sóng truyền hình trực tiếp, bạn sẽ ưu tiên kể chuyện gì với mọi người?

Công chức và bản năng (Danh Đức): Công chức phải là những con người cần được giáo dục nhất thì lại được thả lỏng nhất, thậm chí, mất ghế này còn được ghế khác cao hơn. Bởi vậy, họ chỉ sống với bản năng cơ bản!

Hành trình nhiếp ảnh tiểu sử (Nguyễn Vinh): Năm 1955, những binh lính phát xít Nhật cuối cùng rời Việt Nam. 60 năm sau, nhiếp ảnh gia Phan Quang ngược dòng lịch sử để tìm kiếm những mảnh chuyện đầy nhân cảm và thể hiện chúng bằng ngôn ngữ của nhiếp ảnh đương đại.

Có một cuộc viếng thăm như thế (Diễm Trang): Có một cuộc viếng thăm Sài Gòn của đại thi hào Ấn Độ – Rabindranath Tagore cách nay 87 năm, tuy ngắn ngủi nhưng đầy ấn tượng và đọng lại dư âm đến vài chục năm sau.

Đỉa (Dương Trọng Huế): Con đỉa dẫu xấu xí vẫn dai dẳng đeo bám trong từng mảng ký ức. Giờ không còn ao ruộng nữa thì cũng chẳng còn tôm ao cá đồng và cũng chẳng còn lũ đỉa… Vẫn có những con đỉa lặng lẽ bơi theo ký ức về một thời mùa màng phì nhiêu…

Trang Kinh tế thế giới có bài Trung Quốc: Chính sách “Tây tiến” thất bại của Minh Đức và bài Vụ thảm sát Orlando và chính trị Mỹ của Thái Bình.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới