Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 26-2013: Hình sự hóa quan hệ dân sự

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 26-2013: Hình sự hóa quan hệ dân sự

Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 26-2013, phát hành ngày thứ Năm, 27-6, có những nội dung chính:

* Nước mắt của vàng

Hải Lý

Không phải những tay đầu cơ, không phải người đang sở hữu vàng, cũng không phải nhà đầu tư hay cơ quan quản lý, mà chính các ngân hàng cho vay vàng mới đang là người “ngày cầu đêm mong” cho sự chênh lệch giá vàng nội – ngoại tiếp tục tồn tại. Nếu mai đây sự chênh lệch ấy không còn nữa và giá vàng thế giới giảm sâu, thì họ sẽ gánh những khoản lỗ “trăm đắng ngàn cay”.

* Sáu tháng đầu năm 2013: Hết hiệp 1, chưa làm bàn

Lê Đăng Doanh

Nếu so sánh một năm với một trận bóng thì sáu tháng đầu năm là đã hết hiệp 1. Ta thấy bóng được phát lên nhiều nhưng rất thiếu sự phối hợp ăn ý giữa các cầu thủ và chưa có trái bóng nào sút tung lưới nợ xấu, bất động sản, đầu tư công…

* Mục Sự kiện & Vấn đề: Hình sự hóa quan hệ dân sự

Nguyễn Ngọc Bích

Việc hình sự hóa là do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng đã sai lầm trong việc định tội danh, hay do quy định của luật về cấu thành tội phạm chưa rõ ràng? Các luật gia bảo là cái sau; chính quy định của luật dẫn đến việc định tội sai. Định tội là xác nhận sự phù hợp giữa hành vi đã được thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm. Vậy khi mà cái sau không rõ ràng thì cái trước được tha hồ giải thích.

– Học gì từ hợp đồng giữa Bảo Long và Bảo Sơn

LS. Lương Văn Trung

Đưa bài viết này vào cụm bài chuyên đề không có nghĩa tòa soạn xem vụ việc tranh chấp giữa Bảo Long và Bảo Sơn thuần túy là chuyện tranh chấp dân sự. Việc có hay không “hình sự hóa” vụ án này phải đợi phán quyết của tòa. Tuy nhiên, bài học từ hợp đồng giữa Bảo Long và Bảo Sơn lại rất cần phân tích cho giới doanh nghiệp rút kinh nghiệm.

* Kết thúc tuần trăng mật

TS. Nguyễn Hồng Điệp

Thị trường chứng khoán thế giới cũng như Việt Nam mấy ngày vừa qua có những biến động mạnh. Cùng lúc đó vàng rớt giá liên tục. Điều gì đã gây ra những tác động to lớn như vậy? Liệu sau đó sẽ bước vào thời kỳ suy thoái hay không?

* Vòng luẩn quẩn trong xử lý nợ

Hồ Bá Tình

Chỉ còn chưa đến hai tuần nữa, Nghị định 53/2013/NĐ-CP quy định về việc thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn đang lấy ý kiến cho dự thảo thông tư về việc mua bán nợ của VAMC. Không chỉ có vậy, nội dung dự thảo cho thấy quá trình mua bán nợ xấu sẽ không hề dễ dàng và việc xử lý nợ xấu cũng không đi vào thực chất.

* Đầu tư ngoài ngành: vẫn được bật đèn xanh

Ngọc Lan

Nếu dự thảo Nghị định tổ chức và điều lệ hoạt động các tập đoàn được thông qua mà không sửa lại quy định về đầu tư ngoài ngành cho các tập đoàn kinh tế thì không khác gì việc vô hiệu hóa đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

* Tín dụng khó, doanh nghiệp nói gì?

Hồng Phúc

Doanh nghiệp cho rằng mối quan hệ ngân hàng – doanh nghiệp truyền thống đã và đang đứt gãy.

* Tồn kho trung tâm thương mại

Đình Dũng

Khoảng năm năm trước, số lượng chung cư hoàn thành chưa nhiều nên các chủ đầu tư chưa cảm thấy nhiều áp lực trong việc tìm khách thuê phần diện tích dịch vụ. Nay dự án mọc lên như nấm, nhiều doanh nghiệp đau đầu với cảnh “ra ngõ gặp trung tâm thương mại” mà chính họ là tác nhân gây nên tình trạng dư thừa này.

* Mất dần các thương hiệu lớn

Đức Duy

Nhiều công ty sản xuất vậy liệu xây dựng bị đẩy đến bờ vực phá sản. Đó là cơ hội không thể tốt hơn cho các công ty nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam, sở hữu những cơ sở sản xuất hiện đại và các thương hiệu lớn với giá rẻ.

* Luật Đấu thầu và yêu cầu minh bạch thông tin

TBKTSG

Việc công khai thông tin khó có thể triệt hoàn toàn tham những, nhưng ít nhất cũng làm cho những người làm trò gian lận phải chùn tay. Nhìn lại quá khứ, nếu thông tin liên quan đến việc mua bán những con tàu cũ, ụ nổi cũ của Vinashin, Vinalines được công khai ngay từ đầu, có lẽ Nhà nước đã tránh được những khoản thiệt hại khổng lồ.

* Kinh tế nhà nước hay doanh nghiệp nhà nước chủ đạo?

Nguyễn Tú Anh

Cả về lý luận lẫn thực tiễn, DNNN không thể và không có khả năng đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường. Các vai trò dẫn dắt, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, cùng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh không thể là vai trò của DNNN mà là vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước.

* Cứu ngành chăn nuôi: vẫn còn cơ hội

Ban Mai

Câu chuyện ngành chăn nuôi đang đi đến bờ vực phá sản đã được cảnh báo nhiều năm qua, nhưng tình hình xem ra ngày càng trầm trọng hơn.

* Luật không nghiêm, doanh nghiệp lờn

Đào Loan

Các sai phạm của Công ty Du lịch Travel Life sau vụ việc bỏ rơi hơn 700 khách du lịch tại Thái Lan vừa qua, dù có vận dụng hết các khung hình phạt theo quy định, chỉ tương ứng với mức phạt hành chính 80 triệu đồng!

* Cuộc đua dạy tiếng Anh

Hoàng Phi

Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 2008- 2020 (Đề án 2020) với trị giá gần 10.000 tỉ đồng đang khiến thị trường giáo dục nóng dần lên, không loại trừ sự cố ý “thương mại hóa” việc dạy và học ngoại ngữ.

* Lo lắng vì dự thảo niên hạn tàu cao tốc

Anh Quân

Việc quy định niên hạn sử dụng đối với tàu cao tốc chở hành khách là cần thiết và rất cần một lộ trình cụ thể để doanh nghiệp có thể tính bài toán kinh doanh.

* Cửa hàng tiện lợi: Cuộc đua thêm nóng

Minh Tâm

Phú Thái – nhà phân phối lớn trên thị trường bán lẻ vừa mua hết cổ phần trong liên doanh với nhà bán lẻ Nhật Bản FamilyMart để phát triển thương hiệu riêng. Động thái này khiến cuộc đua ở phân khúc cửa hàng tiện lợi vốn đã nóng lại càng thêm nóng.

Cùng nhiều chuyên mục và bài viết khác. Kính mời bạn đọc đón xem.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới