Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 28-2012: Kinh tế sáu tháng: vẫn suy thoái

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 28-2012: Kinh tế sáu tháng: vẫn suy thoái

Thanh Hương

Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 28-2012 phát hành ngày thứ Năm 5-7 có những nội dung chính:

Dù đã có vài dấu hiệu tích cực trên những con số vĩ mô, kinh tế sáu tháng đầu năm, qua phân tích của chuyên gia và nhận định từ tình hình của các doanh nghiệp, vẫn còn nhiều bi quan và “chưa biết đâu là đáy”, được phản ảnh trong Sự kiện và Vấn đề Kinh tế sáu tháng: vẫn suy thoái.

Sáu tháng qua, vấn đề lãi suất-tín dụng-nợ xấu đã được mổ xẻ, giải quyết căn cơ chưa, phải chăng nợ xấu đang được “lăng xê” để tìm sự “đồng cảm” của dư luận trước việc các ngân hàng lãi lớn? phản ảnh trong bài Lãi suất xuống, nợ xấu tăng của phóng viên Hải Lý.

Ngành ngân hàng còn diễn ra những chuyện bát nháo như giành khách, quảng cáo che giấu thông tin, “gài bẫy” nhau…, phản ảnh trong bài Ngân hàng cạnh tranh không lành mạnh: ai xử? của phóng viên Hồng Phúc.

Kinh tế khủng hoảng cũng là lúc văn hóa M&A không còn “nụ cười” như trước, mà lợi dụng lúc doanh nghiệp khó khăn, đã phổ biến hiện tượng sử dụng sức ép, tấn công, câu kết nhóm lợi ích… bởi lòng tham thống trị, trong bài Đâu rồi văn hóa M&A? của phóng viên Hải Lý.

Không chỉ trong lãnh vực M&A, bài Xu hướng gia tăng tranh chấp thương mại của luật gia Vũ Xuân Tiền cũng cho thấy tranh chấp đang và sẽ gia tăng trong nhiều lĩnh vực thương mại như thế nào.

Không còn thời kinh doanh ô tô và ô tô cũ nhộn nhịp, sức mua trong lãnh vực này giảm mạnh thời gian gần đây khiến các chủ doanh nghiệp lao đao, trong bài Kinh doanh ô tô cũ không dễ của phóng viên Quốc Hùng.

Ngành bao bì nhựa cũng không có tương lai sáng sủa, trong bài Bao bì nhựa xuất khẩu: dự báo khó khăn của phóng viên Thu Nguyệt.

Cũng thời khó khăn này, ngày càng nhiều người trở thành “tín đồ” của kinh doanh đa cấp, con số 1 triệu người tham gia vào mạng lưới kinh doanh của hơn 60 doanh nghiệp không phải là chuyện đơn giản, bài Những “tín đồ” của đa cấp của tác giả Hoàng Phi kể về họ.

Doanh nghiệp đã khó, nông dân còn khó khăn hơn, mà các chính sách thu mua tạm trữ và cả mô hình “cánh đồng mẫu lớn” cũng không cứu được họ thoát ngưỡng nghèo đói gần kề khi giá lúa giảm thấp, trong bài Từ bao tiêu, tạm trữ… đến sổ hộ nghèo của tác giả Hồng Ân.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn luôn tìm mọi cách đưa khối lượng gạo xuất khẩu lên cao, bất chấp thu nhập của người nông dân ngày một giảm xuống, hoàn toàn ngược lại với cách làm của Thái Lan, chấp nhận từ bỏ ngôi vị để hỗ trợ nông dân trong bài Chọn nông dân hay ngôi vị xuất khẩu? của tác giả Trung Chánh.

Giá lúa thấp không phải là rủi ro duy nhất đe dọa nông dân, biến đổi khí hậu đã gần kề, thu hút bao nhiêu ngân sách và nguồn lực của quốc gia, nhưng liệu có hiệu quả? Bài Nguyên tắc “không hối tiếc” của tác giả Nguyễn Hữu Thiện đặt vấn đề bảo vệ bờ biển ĐBSCL trước biến đổi khí hậu và nước biển dâng như thế nào, chọn phương án đê-kè biển hay rừng ngập mặn để các thế hệ tương lai không phải hối tiếc?

Khủng hoảng châu Âu và vấn đề điện hạt nhân tại Nhật Bản đem lại bài học gì cho chúng ta? phản ảnh trong các bài Khủng hoảng châu Âu và kinh nghiệm cho ASEAN của tác giả Thái Bình và bài Nhật Bản: Năng lượng hạt nhân hay là chết? của tác giả Giang Phạm-Hồng Ngọc.

Kính mời bạn đọc đón xem.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới