Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 29-2012: Thoái vốn ngoài ngành

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 29-2012: Thoái vốn ngoài ngành

Thanh Hương

Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 29-2012 phát hành ngày thứ Năm 12-7 có những nội dung chính:

Nếu vài năm trước, các tập đoàn nhà nước đầu tư ngoài ngành ồ ạt không ai kiểm soát dẫn đến thất thoát, thua lỗ hàng loạt, thì nay việc thoái vốn đã có trật tự hơn chưa? Sự kiện&Vấn đề tuần này Thoái vốn ngoài ngành mô tả bức tranh lộn xộn, “nói một đàng, làm một nẻo” và “nói nhiều, làm ít” trong việc thoái vốn của các ngành, các tập đoàn.

Trong khi báo chí truyền thông và bao nhiêu hội nghị, dự thảo… mãi bàn luận xem giải quyết nợ xấu ra sao, đã có biện pháp nào đụng được đến tận cùng nguyên nhân của nợ xấu? Nhật ký trực tin tuần này có bài Nợ xấu ở đâu ra? của tác giả Nguyễn Vạn Phú phản ánh những bất cập từ cơ chế sử dụng nhân sự và quản lý vốn của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra khối nợ xấu khổng lồ hiện nay.

Chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc “ưu tiên hỗ trợ cho doanh nghiệp” đã được thực hiện đến đâu, vướng chỗ nào? phản ảnh trong bài Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng… của phóng viên Hải Lý.

Để thể hiện sự “ưu tiên” này, Thống đốc NHNN ra lệnh “đưa ngay lãi suất về dưới 15%”, mà tính khả thi của mệnh lệnh này được tác giả Vân Cầm phân tích trong bài Nóng vội!

Tác giả Tâm Dân cũng bàn luận những phương án giảm lãi suất hiệu quả trong bài Làm gì để giảm lãi suất?, trong đó ngoài việc công khai mức lãi suất áp dụng và các thủ tục, các ngân hàng cần chủ động hợp tác và hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Bài “Kích” doanh nghiệp nhỏ của phóng viên Hồng Phúc cũng ghi nhận sự hỗ trợ và phối hợp giữa ngân hàng với doanh nghiệp nhỏ và vừa đem lại những chuyển biến tích cực hơn như thế nào.

Thời sức mua giảm sút cũng là lúc cuộc đua trong thị trường bán lẻ trở nên quyết liệt, phản ảnh trong bài Cuộc đua mở điểm bán lẻ của phóng viên Minh Tâm. Ngay cả các doanh nghiệp dù có tên tuổi cũng phải nhún nhường hơn để tìm thêm đại lý bán hàng cho mình, như doanh nghiệp Vissan trong bài Đại gia cầu lụy của tác giả Hoàng Phi.

Trong bối cảnh đó, vẫn có các doanh nghiệp chăm chút đầu tư cho sự chuyên nghiệp của mình, mở rộng thị trường, và đã khẳng định triển vọng kinh doanh như ABC Bakery trong bài Muốn đua thì phải chạy của phóng viên Phi Tuấn.

Tiếp nối loạt bài về giá lúa giảm thấp và bất cập trong các mô hình, chính sách hỗ trợ nông dân trên TBKTSG các tuần trước, bài Chọn nông dân hay ngôi vị xuất khẩu? của tác giả Trung Chánh đưa ra câu chuyện so sánh giữa sự chọn lựa hỗ trợ nông dân của Thái Lan dù phải từ bỏ ngôi vị hàng đầu trong xuất khẩu gạo, trong khi Việt Nam tìm mọi cách đưa khối lượng gạo xuất khẩu lên cao bất chấp thu nhập của nông dân ngày một giảm xuống.

Chọn lựa giữa người dân hay ngôi vị, hay phát triển kinh tế không dễ dàng, nhưng là một chỉ dấu cho một chính quyền vì dân và được dân ủng hộ, như trong bài Myanmar đình chỉ đập thủy điện Myitsone: lấy lại lòng dân của TS. Lê Anh Tuấn.

Có lẽ đó cũng là một bài học để chúng ta xem xét lại quy hoạch phát triển thủy điện của Việt Nam, được phản ảnh trong bài Dọn dẹp quy hoạch thủy điện của phóng viên Tấn Đức.

Với tranh chấp trên biển Đông, Trung Quốc không những dùng vũ lực-quân sự, mà còn dùng lý lẽ. Bài Những mâu thuẫn trong lý lẽ của Trung Quốc của tác giả Nghĩa Huỳnh phản ảnh những điểm bất hợp lý của những “lý lẽ” này.

Không phải ngẫu nhiên mà tuần qua tờ Economist đã đưa tít “Banksters” (ngân hàng tặc), để chỉ vụ việc gian lận dàn xếp lãi suất Libor của ngân hàng Barclays và nhiều ngân hàng có tên tuổi khác vừa được phanh phui, cho thấy các ngân hàng đã làm liều như thế nào trong khủng hoảng tài chính hiện nay, trong bài Thao túng Libor của tác giả Vân Cầm.

Kính mời bạn đọc đón xem.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới