Thứ Ba, 23/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 30-2012: Giải quyết nợ xấu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 30-2012: Giải quyết nợ xấu

Thanh Hương

Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 30-2012 phát hành ngày thứ Năm 19-7 có những nội dung chính:

Trong khi số liệu của Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông điệp có vẻ tích cực về nợ xấu ngân hàng, những góc khuất của dữ liệu lại không đáng vui mừng như thế. Không có sự hồi sinh nào mà không phải đánh đổi, nợ xấu đang đứng trước câu hỏi quyết định, là để giải quyết nó, ngân hàng và các doanh nghiệp có chấp nhận hy sinh, mất mát hay không, được phản ảnh trong Sự kiện&Vấn đề Giải quyết nợ xấu.

Bức tranh thật sự về nợ xấu giữa doanh nghiệp và ngân hàng vẫn chưa được vẽ ra đầy đủ rõ ràng, chỗ bị bôi đen, chỗ tô hồng, dù vậy phần bi đát nhất vẫn là doanh nghiệp tư nhân, trong bài ghi nhận Một nửa của sự thật của tác giả Hoàng Phi.

Còn lãnh đạo các ngân hàng nói gì về nợ xấu, được ghi nhận trong bài Ngân hàng xử lý nợ xấu như thế nào? trong mục Tài chính-Chứng khoán, do nhóm phóng viên thực hiện.

Chứng khoán “chờ thời” và ở giai đoạn này, những phán đoán về thị trường như thế nào, là nội dung ghi nhận từ cuộc trao đổi giữa TBKTSG và ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI).

Việc thành lập tràn lan các khu kinh tế đã được đánh giá là không hiệu quả, cần hạn chế, thế nhưng đụng chạm đến lợi ích các địa phương có dễ không, phản ảnh trong bài “Lái” chỉ tiêu khu kinh tế của phóng viên Ngọc Lan.

Việc tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước khó từ chuyện hạn chế các khu kinh tế, đến bao nhiêu thói quen chi tiêu công lãng phí khác, như trong bài “Vung tay”… trúng iPad của tác giả Thiên Di trong mục Nghĩ dọc đường.

Tiến tới sửa đổi Hiến pháp, tác giả Bùi Ngọc Sơn có bài Chủ quyền nhân dân góp ý thay đổi một số văn thức của Hiến pháp có liên quan đến bản chất của chủ quyền nhân dân và cách thức thực hiện chủ quyền nhân dân để phù hợp hơn với công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Diện tích rừng đặc dụng và hệ thống đa dạng sinh học trên cả nước đang suy giảm nghiêm trọng, nguyên nhân từ đâu, được phản ảnh trong hồ sơ Tranh chấp đất rừng.

Giá xăng dầu thế giới biến động liên tục, trong khi đó cách tính giá xăng dầu trong nước đã khoa học và minh bạch chưa, tại công thức tính, tại quỹ bình ổn, hay tại cơ chế cạnh tranh? được phản ảnh trong bài Vẫn chưa minh bạch của phóng viên Minh Tâm.

Doanh nghiệp trong nước đang chuyển mình trong việc học hỏi các thị trường đi trước. Ở xứ chuối ngon và rẻ, mà lại mua chuối “mác” ngoại giá cao, “cú thua” ngay trên sân nhà này cũng là lúc các doanh nghiệp Việt Nam học tập và bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu và chuỗi sản xuất đến tiêu thụ nông sản, trong bài Học từ chuối Dole của phóng viên Minh Tâm.

Các quỹ đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài nhận ra đã đến thời điểm khai phá và phát triển thị trường thương mại điện tử, công nghệ tìm kiếm, ứng dụng di động… tại Việt Nam, và đã có một số công ty trong nước cũng nhanh nhạy không kém khi hợp tác và học hỏi các mô hình giao dịch, mua bán, quảng cáo, vận chuyển… trực tuyến nước ngoài, trong bài Dịch vụ internet hút đầu tư của phóng viên Thu Hiền.

Các thị trường đi trước trong lãnh vực thanh toán điện tử không phải luôn là những mô hình hoàn chỉnh, cần tham khảo cả những vấn đề và liên tục cập nhật môi trường pháp lý, như vụ các nhà bán lẻ kiện Visa và Master Card về việc thu phí cà thẻ hai công ty này, trong bài Visa và MasterCard chấp nhận bồi thường của tác giả Thái Bình trong mục Kinh tế thế giới.

Kính mời bạn đọc đón xem.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới