TBKTSG số 31: Công nghệ thông tin phục vụ xã hội: tại anh hay tại ả
Tòa soạn TBKTSG
(TBKTSG Online) – Ở nước ta, có một thực tế là cứ mỗi lần công nghệ thông tin (CNTT) được đưa vào để phục vụ một nhu cầu lớn nào đó của xã hội thì một loạt vấn đề lại xảy ra, dẫn đến những kết quả không mong muốn. Vì sao lại như vậy? Xin mời đọc chuyên mục Sự kiện và Vấn đề của TBKTSG số 31: Công nghệ thông tin phục vụ xã hội: tại anh hay tại ả.
Bài viết ‘Để những danh sách nợ thuế sai không tái diễn” của Minh Tâm phân tích sự cố công bố thông tin doanh nghiệp nợ thuế không chính xác mà Cục Thuế TPHCM đang phải xử lý. Chung quy là tại phần mềm hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) có vấn đề. Nhưng để tránh tái diễn, điều quan trọng không phải là khắc phục lỗi kỹ thuật hay quy trình… mà là thay đổi lối tư duy của cơ quan thuế với doanh nghiệp.
Bài “Công nghệ phục vụ số đông” của Vũ Thái Hà đi từ tình huống nghẽn mạng tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT vừa qua để nói về cách thức để CNTT có thể phục vụ số đông nói chung: người ta sẽ không mua một chiếc xe tải hạng nặng chỉ vì một món hàng quá khổ duy nhất!
Bài “Góc nhìn của kẻ “ngoại đạo” (Nguyễn Vũ) cho rằng cơ sở hạ tầng CNTT hiện nay không còn tính theo biên giới địa lý nữa vì thế không thể nói nền CNTT không đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Vấn đề là biết cách dùng nó cho hợp lý. Vậy như thế nào là hợp lý?
Những bài viết theo dòng thời sự khác trên TBKTSG số ra ngày 30-7-2015, xin giới thiệu với bạn đọc:
Mối lo mang tên quy hoạch! (Mục ý kiến): Hơn 19.000 bản quy hoạch sẽ không là quá nhiều và gần 8.000 tỉ đồng phải chi ra để xây dựng nên những bản quy hoạch này sẽ không phải là quá đắt nếu như chúng đóng góp tích cực cho sự phát triển các ngành, địa phương…Nhưng thực tế lại không phải vậy!
Vinamilk: cổ đông nước ngoài cử ai? (Hải Lý): Yêu cầu của các cổ đông nước ngoài ở Vinamilk đối với chủ tịch là gì? Chủ tịch chỉ điều hành hội đồng quản trị, không điều hành công ty, không can thiệp vào hoạt động của ban giám đốc.
Thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới: ba cách giải quyết bế tắc (Luật sư Trần Văn Trí): Một lần đổi mới được coi như một bước ngoặt. Song, nếu ngoặt hình xoắn ốc thì mới tiến lên được, còn chỉ là một vòng cung thì trở thành hình tròn.
Bất cập luật cũ, luật mới với nhà đầu tư nước ngoài (Nguyễn Thanh Thùy Linh): Những kiểu hướng dẫn “không đầu không đuôi”, mang tính “chữa cháy” như hiện nay tất yếu kèm theo những hệ lụy.
“Người nước ngoài nói Việt Nam hơi liều” (Tư Giang): Phỏng vấn ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trước những cảnh báo về nợ công, nợ xấu mà Ngân hàng Thế giới đưa ra gần đây.
Không dễ thu hồi dự án chậm triển khai! (Quốc Hùng): Lượng vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký nhưng chưa giải ngân lên tới hơn 100 tỉ đô la Mỹ, kéo theo đó là hàng ngàn dự án chậm triển khai, khiến lãng phí đất đai, phá vỡ quy hoạch, thiếu hụt sản phẩm, việc làm…
Tìm cách đẩy nhanh dự án metro (Lê Anh): Phó Thủ tướng hoàng Trung Hải đồng ý cho phép TPHCM được phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật một số gói thầu còn lại của tuyến metro số 1 Bến Thành- Suối Tiên sau khi có sự ủy quyền bằng văn bản của các bộ.
Đầu tư nông nghiệp: kẻ ra đi người ở lại (Hải Lý): Trải nghiệm của Hoàng Anh Gia Lai trong mảng nông nghiệp cho thấy làm nông nghiệp chuyên nghiệp trên quy mô lớn không hề đơn giản như nhiều người lầm tưởng.
Phấp phỏng với nhập khẩu gạo của Trung Quốc (Nguyễn Đình Bích): Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc rất khó lường như hiện nay, việc tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào thị trường này sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn.
Vì là khách VIP (Hồ Hùng): Vì sao từ năm 2008-2012, Công ty Phương Nam thu lỗ 996 tỉ đồng, tổng tài sản thế chấp chỉ 640 tỉ đồng, nhưng vẫn vay được hơn ngàn tỉ đồng?
Cuộc hôn nhân Đông-Tây của báo chí (Thanh Hương): Tuần qua, thương vụ tập đoàn Nikkei mua lại tờ báo Financial Times của Pearson với giá 844 triệu bảng Anh (1,32 tỉ đô la Mỹ) gây ngạc nhiên giới truyền thông cũng như tài chính.
Thế chấp tương lai cho Trung Quốc (Minh Đức): Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần từ năm 2005 đến 2013, đặc biệt là chú trọng vào các nước có nguy cơ chính trị và kinh tế, nhằm thiết lập các liên minh và xây dựng ảnh hưởng quyền lực, thâu tóm tài nguyên, bất chấp mọi giá trị và chuẩn mực phát triển.
Miếng thịt bò ở Pháp (Quang Dũng): Câu chuyện ầm ĩ mấy tuần qua về giá của một ký thịt bò ở Pháp là một minh họa sinh động về cách thức mà nông nghiệp truyền thống cần phải thay đổi để đối mặt với các thách thức toàn cầu.
Cổ đông thiểu số bảo vệ quyền lợi được không? (Châu Huy Quang, Trịnh Minh Đức): Họ có quyền yêu cầu tòa hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với lãnh đạo của công ty.
Mở cửa bầu trời ASEAN, tăng áp lực cho hàng không Việt (Lê Anh): Cạnh ranh sẽ ngày càng quyết liệt hơn…
Khi nhà mạng bị phá sóng: phải tự vấn và tự cứu (Vân Ly): Nhiều mạng di động bị nhiễu sóng do nhiều người sử dụng các thiết bị để kích sóng cho mạnh hơn bởi sóng di động nơi họ đang sống quá yếu.
Từ giao nhận đến tiếp thị và hậu mãi (Chí Thịnh): Bắt đầu xu hướng cung cấp dịch vụ trọn gói trong các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến.
Du lịch: từ thuê bao đến mở đường bay (Đào Loan): Trước chỉ những công ty lữ hành nước ngoài mới dám thuê bao máy bay đưa khách đến Việt Nam du lịch. Nay nhiều công ty trong nước cũng làm việc này cho cả thị trường trong nước và quốc tế. Có công ty còn mạnh dạn đầu tư mở đường bay để phát triển du lịch.
Liệu nước tăng lực có hại cho sức khỏe trẻ em? (Quỳnh Thư): Chưa thể có câu trả lời xác đáng nhưng nhiều trường phổ thông ở Mỹ đã cấm cửa cả nước ngọt lẫn nước tăng lực trong khuôn viên của mình.
Lãi suất không chịu giảm (Phan Minh Ngọc): Khả năng tiếp tục phá giá VND là không thể loại trừ nên mặt bằng lãi suất khó có cơ hội điều chỉnh giảm.
Áp lực từ bội chi ngân sách (Linh Trang): Bội chi ngân sách trong sáu tháng đầu năm tương đương 5,56% GDP tính theo giá hiện hành, đã vượt chỉ tiêu Quốc hội cho phép (5,3%GDP).
Chính sách tài khóa tình thế khiến nợ công tăng lên (Tư Giang): Phỏng vấn ông Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) xung quanh vấn đề nợ công mà WB đặc biệt nhấn mạnh trong báo cáo gần đây.
Sắt Thạch Khê: chưa có lối thoát (Lan Nhi): Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê là chủ đầu tư mỏ quặng sắt có quy mô lớn nhất Đông Nam Á đang ở tình trạng không có lối thoát khi giá mặt hàng này rớt thê thảm.
Không nên dừng lại ở quốc thể (Quỳnh Yên): Từ giáo dục trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội, cần đề cao tính thật thà, trung thực, không tham lam, không xâm phạm của công, không lấy của người khác làm của mình… để ngăn chặn từ gốc nạn ăn cắp.
Có thể sửa hơn 90% lỗi nói ngọng qua một khóa học (Giáp Văn Dương): TS Giáp Văn Dương trao đổi về lớp học đặc biệt này của ông.
Chạm lại vào đời sống (Nguyễn Vinh): Thoạt đầu, nhiều người nghĩ rằng viết Facebook là sẽ được khoây khỏa trước cuộc sống quá nặng nề. Nhưng cứ nhìn vào bức tranh “tin tức” trên Facebook mà xem…
Cần thêm những nguồn cảm hứng nghề nghiệp (Thanh Hương): Cái chúng ta có thể làm là cung cấp thông tin nhiều hơn, thế hệ đi trước chia sẻ nhiều hơn với các em về những trăn trở, vấp váp trên con đường lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Ngẩng đầu và nhìn lên (Huế Dương): Để tưởng tượng, ước muốn và khơi dậy niềm đam mê khám phá tiềm tàng, để viết lên những câu chuyện mới mẻ của nhân loại và vũ trụ…