Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 32-2020: Theo dấu hàng Việt

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 32-2020: Theo dấu hàng Việt

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Trong bối cảnh các báo cáo gần đây nhận định khá nhức nhối về tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng “đội lốt” hàng Việt, Bộ Công thương vừa khởi động chương trình nhận diện hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”.

Nhận thấy việc hoàn thiện chính sách nhận diện hàng Việt không chỉ bảo vệ nền sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng mà còn phòng ngừa sự trừng phạt ttrong thương mại quốc tế, TBKTSG số phát hành vào sáng mai (6-8) đã tổ chức một chuyên đề nội dung mang chủ đề “Theo dấu hàng Việt” với các bài viết:

Câu hỏi cho hàng Việt (Hữu Phan): 5 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập hơn 113 triệu đô la Mỹ hàng rau quả từ Trung Quốc. Không phải hàng Trung Quốc nào cũng kém chất lượng và độc hại, nhưng đã có nhiều vụ việc hàng Trung Quốc gây hại cho người tiêu dùng bị phanh phui.

Từ nhận diện đến ưa chuộng: vai trò của sở hữu trí tuệ (Lê Thị Thiên Hương): Con đường từ hỗ trợ người tiêu dùng nhận diện cho đến hướng họ tới ưa chuộng hàng Việt còn khá gập ghềnh. Trong đó, việc quan tâm thích đáng tới bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp để người tiêu dùng gắn bó lâu dài với sản phẩm của doanh nghiệp.

Bị lợi dụng nguồn gốc xuất xứ, đề phòng ra sao? (TS. Võ Đình Trí): Cần chủ động theo dõi danh mục nhập – xuất các mặt hàng mà Việt Nam đang được ưu đãi thuế còn Trung Quốc thì không. Cũng cần để ý những doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong nước từ trước ở những lĩnh vực có nhiều khả năng tráo đổi nguồn gốc xuất xứ, vì nếu không có những “cơ sở nằm vùng” thì cũng không dễ thực hiện hành vi này.

Các đề tài khác trên cùng số báo:

Trả giá đắt cho sự mất cảnh giác (mục Ý kiến): Tinh thần cảnh giác nguy cơ dịch bệnh quay trở lại đã không được chấp hành nghiêm túc ngay tại những cơ quan được xem là tuyến đầu phòng chống dịch như các khu vực biên giới và cơ sở y tế.

Kinh tế phục hồi chông chênh (Linh Trang): Với dịch Covid đã quay trở lại, sự phục hồi của doanh số bán lẻ trong tháng 8 nhiều khả năng sẽ chững lại; tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo có thể tiếp tục tăng…

Đầu tư công chỉ vừa mới tăng tốc, khó khăn đã lại ập đến (Triêu Dương): Đợt bùng phát mới của dịch Covid có thể làm cho mục tiêu giải ngân đầu tư công năm 2020 vốn đã khó đạt lại càng khó hơn.

Nợ của doanh nghiệp Việt Nam trước tình trạng suy thoái trầm trọng vì Covid-19 (Vũ Quang Việt): Nếu Covid-19 khiến cho nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, giải pháp sẽ là gì?

Chống dịch và nguy cơ đục nước béo cò (Khánh Bình): Không chỉ có tham nhũng, ngân sách còn bị đe dọa bởi sự trục lợi của doanh nghiệp.

Kinh tế ban đêm và tầm nhìn quy hoạch (Trịnh Hoàng): Để nền kinh tế ban đêm đa dạng, hài hòa và phát triển, chính quyền địa phương cần đóng vai trò định hướng, quy hoạch đồng bộ không gian và hệ thống tiện ích công cộng; các bên còn lại sẽ tham gia hình thành các hoạt động văn hóa nghệ thuật, ẩm thực hướng đến du khách.

Duy trì sức sống cho kinh tế về đêm (Nguyễn Minh Hòa): Đã qua rồi thời không quản được thì cấm. Cứ để dân làm. Chính quyền địa phương đứng sau hậu thuẫn, đừng can thiệp quá sâu, đừng cấm đoán nhiều quá.

Mô hình… công ty phát triển địa phương (Huỳnh Thế Du): Một số giải pháp sáng tạo ở địa phương khi mang lại kết quả thì lại vướng vào những sai phạm quan hệ thân hữu, lợi ích nhóm… Một số nơi “chết” vì thành công và đa phần liên quan đến đất đai.

Dòng tiền lưỡng lự (Thành Nam): Nếu trên sàn chứng khoán quanh đi quẩn lại vẫn là những gương mặt cổ phiếu cũ thì dòng tiền F0 (dòng tiền của nhà đầu tư mới) chưa biết chừng sẽ lưỡng lự – sự lưỡng lự rất đáng suy ngẫm.

Đợt suy giảm lần này có gì khác với tháng 3? (Hồ Lê): Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chịu áp lực trước nỗi lo dịch bệnh bùng phát trở lại. Liệu lần này có tránh được đà lao dốc không phanh từng diễn ra trong tháng 3?

Bảo hiểm tiền gửi – không phải ai cũng biết (Thụy Lê): Chính phủ có kế hoạch tăng mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tối đa lên 125 triệu đồng. Những ai được bảo hiểm và vì sao là mức này, không phải ai cũng hiểu.

Người gửi tiền vẫn chưa thể an tâm (Phan Minh Ngọc): Mức chi trả bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam, kể cả sau khi được điều chỉnh lên 125 triệu đồng, vẫn rất thấp so với các nước có mức thu nhập thuộc nhóm trung bình thấp trong khu vực như Myanmar, Ấn Độ, Indonesia, Philippines.

Chứng khoán tuần qua: Phải chăng Nhà đầu tư dần quen “sống chung’” với dịch bệnh? (Thanh Thủy).

Giải mã giá vàng trong nửa cuối năm (Nhật Minh): Giá vàng cần một nhịp điều chỉnh trong tháng 8 sau khi đã tăng quá nóng vào tháng 7, nhưng khó có viễn cảnh giảm sâu trong tình hình kinh tế thế giới vẫn tồi tệ.

Cẩn thận với giá vàng! (Nguyễn Quang Bình): Những ngày này, cả thế giới đổ xô gom vàng. Nếu giá trị đô la Mỹ vững dần cho đến tháng 11, giá vàng sẽ có lúc giảm nhanh và mạnh.

Hoàn thiện chuỗi giá trị từ nhà trường đến thực tiễn (Huỳnh Kim lược ghi ý kiến chuyên gia tại hội thảo chủ đề “Phát triển mô hình doanh nghiệp trong trường đại học”): Mô hình này giúp sinh viên nâng cao tay nghề và kỹ năng thực hành ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thế nhưng chưa có nhiều trường áp dụng.

Khi lối đi không ở dưới chân mình (Đào Loan): Cơ hội hồi phục một phần hoạt động kinh doanh ngành du lịch đang dần khép lại.

Các vấn đề xoay quanh việc cấm “đòi nợ thuê” (Phạm Thị Thoa): Luật Đầu tư 2020 quy định “kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ” là một trong các ngành nghề bị cấm. Vấn đề là làm sao để cấm khi bản chất của sự việc là do làm trái luật.

Chống dịch cùng tăng trưởng dương (Đỗ Long): Để vừa chống dịch thành công vừa đảm bảo tăng trưởng dương, các cơ quan chức năng nên giúp các doanh nghiệp thêm một loại “khẩu trang an toàn” như tiếp tục hoãn, giảm, giãn các khoản thuế, phí…

Thế giới đang dõi nhìn… (Quỳnh Thư): Thành bại chống dịch còn có ý nghĩa quyết định cho nhiều toan tính đưa Việt Nam trở thành điểm đến kế tiếp cho các công ty đa quốc gia trong bàn cờ địa chính trị đang diễn ra.

Tìm hiểu về làng mạc châu thổ sông Hồng (Thanh Phương): Cuốn sách tựa đề “Làng mạc ở châu thổ sông Hồng” của Nguyễn Tùng và Nelly Krowolski (NXB Tri Thức, 2020) trình bày khá chi tiết về các vấn đề tổ chức không gian, chính trị – xã hội, bản sắc văn hóa cùng những biến đổi kinh tế của mô hình làng xã Việt Nam xưa và nay.

Về vấn đề “làng cổ Đường Lâm” (Nguyễn Tùng): Không thể dùng từ “làng” để gọi xã Đường Lâm hiện nay, và xã Đường Lâm hiện nay không phải là một “làng cổ”, theo tác giả cuốn sách “Làng mạc ở châu thổ sông Hồng”.

Về hay ở – muôn nẻo mịt mờ (Đại Lộ): Người nhập cư học tập, làm việc nếu ở lại thành phố trong thời dịch bệnh là phải đương đầu với những khó khăn gấp bội so với người tại chỗ.

Tối nay có xiếc (Vũ Thị Huyền Trang): Khi niềm vui của trẻ thơ đang ngày ít dần đi, tôi thấy mừng vì còn có gánh xiếc để các con tha thiết.

Ngân hàng thay cha mẹ quyết định tên con dài – ngắn (Pha Lập): Do khuôn khổ của thẻ ATM, phần lớn ngân hàng quy định khi khai tên làm thẻ thì không quá 26 ký tự kể cả khoảng trắng. Tiện ích của thẻ ATM đã rõ, cha mẹ nỡ lòng nào đặt tên con thiệt dài để sau này nó khổ!

Trang Kinh tế thế giới có các bài:

Liệu đô la Mỹ có sụp đổ? (Nguyễn Vũ): Giá vàng tăng vọt như tên lửa phần lớn là do đô la Mỹ suy yếu, rất có thể là khởi đầu của quá trình sụp đổ một đồng tiền dùng trong giao thương quốc tế và dự trữ ngoại hối.

Đài Loan: Điểm nóng cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung mới (Lạc Diệp): Sau cú vấp ngã của Intel, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu ngày càng phụ thuộc vào TSMC – một công ty Đài Loan. Nhưng tập đoàn này cũng đang phải cố gắng ứng phó với những mối đe dọa từ cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ – Trung.

Được và mất với đại công nghiệp gia công hàng đầu của Đài Loan (Phan Đình Mạnh): “Trường hợp Đài Loan” đặt ra câu hỏi cho việc nên lựa chọn trở thành nhà gia công hay làm nhà phát triển thương hiệu riêng.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới