TBKTSG số 33-2015: Điều nhắc lại của tỷ giá
Tòa soạn TBKTSG
(TBKTSG Online) – Trung Quốc đã gây cú sốc trên thị trường tài chính toàn cầu khi phá giá đồng nhân dân tệ sau khi giữ ổn định giá trị suốt hai thập kỷ và ngay trước thềm cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ vào tháng 9-2015 để quyết định liệu có nâng lãi suất đồng bạc xanh.
Ngay lập tức Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng biên độ tỷ giá từ +/-1% lên +/-2% và mức trần cho tỷ giá hối đoái áp dụng từ ngày 12-8 là 22.106 đồng/đô la Mỹ.
Về vấn đề này, TBKTSG có bài viết tựa đề Điều nhắc lại của tỷ giá của tác giả Hải Lý mở đầu cho số báo tuần này. Liệu tỷ giá có điều chỉnh thêm và mức độ đến đâu? Điều này giờ đây phụ thuộc nhiều vào điều kiện bên ngoài mà chúng ta không thể chi phối.
Chuyện mục Sự kiện & vấn đề tuần này với chủ đề “Rủi ro BOT giao thông” với các bài viết:
Vốn ồ ạt đổ vào BOT giao thông – Anh Quân: Việc phát triển quá nhanh các dự án BOT trong hạ tầng giao thông có thể rơi vào tình trạng bong bóng như bất động sản.
Vốn cho BOT giao thông nhìn từ ngân hàng – Hồng Phúc: Nếu không hãm phanh kịp thì “kỳ tích” của ngành giao thông không khéo sẽ là “phế tích” của ngành ngân hàng.
Sự bùng nổ và nguy cơ nổ bùng các dự án BOT – Đỗ Thiên Anh Tuấn: Trong điều kiện ngân sách eo hẹp, dường như các dự án BOT được Chính phủ xem là cứu cánh, trong khi lại dễ bỏ qua các rủi ro lớn lên ngân sách và hệ thống ngân hàng.
Nhiều bài viết khác trong số báo phát hành ngày 13-8 đề cập những vấn đề kinh tế – xã hội đang nóng:
Do cơ chế bao cấp ngân sách! – Võ Trí Hảo: “Điều tiết ngân sách”, “đảm bảo sự hài hòa” giữa các địa phương là lý do để duy trì cơ chế thu nhiều nộp nhiều, thu ít trợ cấp nhiều, dẫn đến xin – cho, tiêu xài hoang phí. Cùng mục tiêu, luật ngân sách của các quốc gia tiên tiến có lựa chọn khác: họ đối xử với các địa phương không theo kiểu “hợp tác xã bậc cao” mà như các công ty.
Chi tiêu của chính quyền địa phương, ai quyết? – Lan Nhi: Những vấn đề đặt ra từ các dự án khổng lồ ở địa phương cho thấy đã đến lúc cần minh bạch một bức tranh chi tiêu và vay nợ ở các địa phương.
Ngân sách eo hẹp và bài toán vốn cho phát triển – Hồ Quốc Tuấn: Tình trạng thâm hụt ngân sách vượt dự toán và việc Bộ Tài chính tìm nhiều cách vay tiền Ngân hàng Nhà nước chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, và phần chìm thì đang dần lộ ra…
Chỉ thị 05 khó siết tín dụng vào giao thông – Phan Minh Ngọc: Chỉ thị 05 rất có thể không có tác động giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng cho các dự án giao thông như mong muốn, do còn khá mơ hồ về mục tiêu và giải pháp triển khai.
Trò chơi trốn tìm của thanh khoản – Hải Lý: Thanh khoản sụt giảm khiến thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.
Cần lập hội đồng thẩm định số liệu thống kê – Nguyễn Quang Đông: Sai sót số liệu là trách nhiệm của Tổng cục Thống kê nhưng chưa bao giờ lãnh đạo cơ quan này hay chủ quản của họ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải chịu trách nhiệm.
EU mở cửa cho nhiều hàng hóa Việt Nam, nhưng… – Thu Nguyệt: Theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, EU mở cửa cho nhiều hàng hóa Việt Nam, nhưng nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam lại là mặt hàng nhạy cảm mà EU muốn bảo hộ.
Làm được sản phẩm chưa chắc đã được chọn! – Quốc Hùng: Việc các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam không sử dụng linh phụ kiện sản xuất trong nước không hoàn toàn do sản phẩm trong nước không đạt chất lượng.
Lao đao vì phôi thép Trung Quốc – Văn Nam: Phôi thép giá rẻ từ Trung Quốc lại ồ ạt đổ vào Việt Nam, tiếp tục khuấy đảo thị trường trong nước khiến các nhà sản xuất phôi, sản xuất thép sử dụng nguồn phôi nội phải chống đỡ vất vả.
Người Việt ăn thịt gì? – Ngọc Hùng: Món ăn làm từ thịt ngoại nhập ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong bữa cơm của nhiều gia đình.
ASEAN 4, ASEAN 6: đuổi kịp để vượt lên – Nguyễn Thiện: Cách đặt vấn đề “đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN 6, ASEAN 4” tuy muộn nhưng là tư duy tích cực, cần nhân rộng ra nhiều lĩnh vực chứ không chỉ gói gọn trong các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh.
Làm gì sau khi gọi vốn thành công? – Đức Tâm: Nhiều bạn trẻ nghĩ khi khởi nghiệp, gọi được vốn đầu tư là đã thành công. Thật ra, con đường song hành của công ty khởi nghiệp (start-up) và quỹ đầu tư không tự nhiên mà “xuôi chèo mát mái”.
Kinh doanh cửa hàng tiện lợi: cuộc đua đường dài – Quốc Hùng & Tường Vi: Nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản là 7-Eleven vừa công bố năm 2017 sẽ vào thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp đang kinh doanh mô hình này tại Việt Nam cũng cho biết sẽ nhân rộng chuỗi kinh doanh lên hàng trăm, hàng ngàn điểm bán.
Cửa hàng tiện lợi: có tiện để phát triển? – Nguyễn Hữu Long: Ở một góc nhì khác, tác giả cho rằng con số cửa hàng tiện lợi hoạt động nhộn nhịp còn khá khiêm tốn. Có lẽ sẽ còn rất lâu, những cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam mới có đất sống thực sự để đạt mức độ rộng khắp như ở các nước.
Du lịch Nhật thời… Trung Quốc – Hồng Phúc: Các cửa hàng trung tâm ở Nhật chật ních du khách Trung Quốc. Đời sống sinh hoạt đô thị ở Nhật, đặc biệt là ở các điểm du lịch nổi tiếng, đang thay đổi đáng kể.
Bức tranh buồn – Đoàn Khắc Xuyên: Liên tiếp có những cái tin trên báo chí như những nét cọ vẽ nên bức tranh buồn về nông dân và nông thôn hôm nay.
Bảo mật cho du khách – Đào Loan: Không thể lấy tiền của khách, phục vụ họ rồi lại kể về những sơ suất hay chê bai họ. Điều này không chỉ là văn hóa, đạo đức của người làm dịch vụ mà còn liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Chọn nghề đúng hay chọn tâm thế đúng? – Đức Tâm: Trong tời khắc con cái chuẩn bị vào đời, tình yêu thương của cha mẹ lại dẫn đến không ít những cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai bên về việc chọn ngành học cho con. Liệu cái gì là đúng trong một thế giới thay đổi nhanh như hiện nay?
Việt kiều, bạn là ai? – Lê Hữu Huy: Luật Quốc tịch định nghĩa về “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” và “người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Tuy nhiên, “định cư” có thể được hiểu theo nhiếu cách…
McFarland, USA và những giấc mơ đẹp – Thanh Hương: Thể thao rất quan trọng trong nhà trường ở Mỹ, vì đó là con đường rèn luyện ý chí, tìm thấy sức mạnh bản thân, làm xóa nhòa những vấn đề xã hội như phân biệt chủng tộc, bao lực.
Ngày khai trường – Nguyễn Ngọc Tuyết: Chỉ sau gần hai tháng hè ngắn ngủi, lớp lớp học sinh đã phải đến trường. Có bao nhiêu là lý do để tựu trường sớm!
Có tiền thì không phải đi tù? – Quang Chung: Quan hệ giữa quy định chuyển phạt tiền thành phạt tù với quy định về tội không chấp hành án trong dự thảo Bộ Luật Hình sự liệu có mâu thuẫn?
Trang Kinh tế thế giới tuần này có các bài Phá giá NDT: hỗ trợ tăng trưởng hay cải cách của TS. Phạm Sỹ Thành; bài Xuất khẩu mô hình Singapore của Thanh Hương và bài Anh: người nông dân nổi giận của Minh Đức.
Mời bạn đọc đón xem!