Thứ Sáu, 26/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 34-2010: Đi tìm giải pháp tạm trữ lúa

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 34-2010: Đi tìm giải pháp tạm trữ lúa

Vũ Phong

(TBKTSG Online) – Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 34-2010 ra ngày mai (thứ Năm 19-8) gồm những nội dung chính:

TBKTSG số ra ngày 12-8 đã đăng bài “Còn lúa đâu mà mừng!” phản ánh nghịch cảnh của người nông dân bị thua thiệt khi giá lúa tăng nhưng không còn lúa dự trữ để bán mặc dù Chính phủ đã có chủ trương mua lúa tạm trữ. Sự kiện & Vấn đề tuần này sẽ chỉ ra những bất cập và kẽ hở trong chủ trương của Chính phủ khiến các doanh nghiệp thực thi có thể lợi dụng. Bên cạnh đó là những thông tin về tình hình mua tạm trữ nông sản trong năm 2010.

Bài ghi nhận “Dự thảo của sự giằng xé” của tác giả Trần Thanh Tùng tổng hợp, phân tích một số ý kiến góp ý về dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấn kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, hiện đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Bài “Từ tái cấu trúc kinh tế đến đầu tư công” của TS. Phạm Đỗ Chí nêu lên những vấn đề nổi cộm về tái cấu trúc nền kinh tế và tài chính công mà Việt Nam cần quan tâm, nhất là khi Chính phủ đang chuẩn bị các chương trình kinh tế – xã hội cho 5-10 năm tới.

Trong chuyên mục Tài chính – Chứng khoán, đáng chú ý là bài “Tạm ‘dừng chân’ trước trái phiếu” của phóng viên Hải Lý, phản ánh việc trái phiếu Chính phủ kém kém hấp dẫn người mua do lãi suất trái phiếu giảm và có nhiều công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn ngắn với lãi suất cạnh tranh. Trong khi đó, bài “Khi chứng khoán bị ngoảnh mặt”, cũng của phóng viên Hải Lý, thử đi tìm nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây và những ảnh hưởng của việc chứng khoán sụt giảm đối với công tác cổ phần hóa và công cuộc cải cách nhà nước.

Chưa hết lo âu về biến đổi khí hậu, ĐBSCL lại đang thấp thỏm về hệ quả của 12 dự án thủy điện đang được khởi động trên dòng chính sông Mekong. Khu vực này có thể cùng lúc sẽ gánh chịu hai tác động mà hậu quả chưa thể lường hết được. Đó là nội dung chính trong bài “Đập thủy điện Mekong và nỗi lo tác động kép” của phóng viên Phi Tuấn.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga tăng trong bảy tháng đầu năm nhưng không như kế hoạch đề ra. Phóng viên Sơn Nghĩa đã phỏng vấn ông Dương Ngọc Minh, Trưởng ban Điều hành xuất khẩu vào thị trường Nga, và ông Minh đã đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp: “Cần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất sang Nga”.

Mục Kinh tế thế giới là những thông tin về việc “Kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc đổi ngôi” và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Có khủng hoảng lương thực hay không?” trước hàng loạt thảm họa thiên nhiên đang diễn ra trên khắp thế giới, đẩy giá lương thực lên cao và khiến nhiều người lo ngại cuộc khủng hoảng lương thực cách đây hai năm có thể tái diễn.

Kính mời bạn đọc đón xem.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới