Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 35-2010: Quản lý công sản

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 35-2010: Quản lý công sản

Vũ Phong

(TBKTSG Online) – Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 35-2010 ra ngày mai (thứ Năm 269-8) gồm những nội dung chính:

Khái niệm quản lý công sản không nên hiểu chỉ là quản lý những gì Nhà nước đang có trong tay mà còn bao gồm trách nhiệm về quá trình mua sắm, bảo quản và cả thanh lý công sản. Vì lẽ đó, việc quản lý tài sản nhà nước không chỉ cần ban hành một thể chế đầy đủ, phù hợp thực tiễn mà còn cần có những chủ trương đồng bộ, triệt để. Sự kiện & Vấn đề tuần này sẽ phân tích những bất cập trong chính sách hiện nay khiến việc quản lý và khai thác công sản thiếu hiệu quả, thậm chí dẫn đến tiêu cực.

Tiếp theo các số báo trước, trong mục Cải cách doanh nghiệp nhà nước tuần này, bài “Tái cơ cấu Vinashin: những vấn đề cụ thể” của tác giả Huỳnh Thế Du chỉ ra điểm mấu chốt trong việc tái cơ cấu Vinashin là khả năng tự cân đối tài chính của doanh nghiệp sau khi cơ cấu và sự tập trung vào các hoạt động nòng cốt mà không phải mất thời gian giải quyết các vấn đề hiện hữu.

Trong mục Trên đường phát triển, bài “Cái bẫy đang chờ ở phía trước” của phóng viên Tấn Đức phản ánh những vấn đề mà Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt trong những năm tới và làm thế nào để thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình và đuổi kịp các nền kinh tế phát triển. Còn bài “ Kinh nghiệm giảm nhập siêu… ‘từ hàng xóm’” của tác giả Nguyễn Đình Bích sẽ chỉ ra những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo từ các nước láng giềng khu vực ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Philippines để giải bài toán nhập siêu đã kéo dài hàng chục năm qua, đặc biệt là tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc.

Việc giáo sư Ngô Bảo Châu được trao giải toán học Fields đã trở thành một sự kiện lớn trong suốt những ngày qua. Bài “Vì sao ‘Bổ đề cơ bản’?” của tác giả Nguyễn Vạn Phú phần nào cho thấy tầm quan trọng của công trình nghiên cứu của giáo sư Ngô Bảo Châu; còn bài “Hiệu ứng Ngô Bảo Châu” của Hồ Quốc Tuấn là những băn khoăn của tác giả: làm sao để từ sự kiện giáo sư Ngô bảo Châu được trao giải Fields có thể xây dựng được những chương trình khoa học thực chất và có định hướng rõ ràng trong tất cả các lĩnh vực để góp phần vào sự phát triển của đất nước?

Trong mục Tài Chính – Chứng khoán, đáng chú ý là các bài “Ẩn số luồng tiền vay, ủy thác” của phóng viên Hải Lý về những vấn đề đặt ra đằng sau quyết định điều chỉnh tỷ giá ngày 17-8 vừa qua của Ngân hàng Nhà nước.

Bài “Khách hại chủ!” của phóng viên Hồ Hùng phản ánh việc các chính sách thu hút đầu tư quá nhiệt tình của một số tỉnh, thành vùng ĐBSCL đang bị doanh nghiệp lợi dụng gây ra không ít lãng phí.

Bài “Ngành da giày còn tăng được mấy năm nữa?” của phóng viên Tấn Đức đặt vấn đề liệu ngành da giày sẽ duy trì được nhịp độ tăng trưởng 10-12%/năm trong bao lâu nữa, khi mà việc xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào gia công và tăng trưởng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào phát triển theo chiều rộng?

Trong mục Kinh tế thế giới, đáng chú ý là những thông tin về quan điểm của “Singapore với vấn đề biển Đông và khu vực” của nhà báo Hữu Chương và “Nhật Bản chật vật thúc đẩy kinh tế” của Thái Bình. Bên cạnh đó, tác giả Huỳnh Hoa đặt vấn đề: “Tiền có mua được thiện cảm?” và thử đi tìm câu trả lời trước việc Trung Quốc đã tiến hành những chương trình hoành tráng để đánh bóng hình ảnh của mình và tranh thủ tình cảm của nhân dân thế giới trong suốt ba thập niên vừa qua nhưng kết quả thu lại hầu như không đáng kể.

Kính mời bạn đọc đón xem.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới