Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 36-2010: “Lên đời” đô thị

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 36-2010: “Lên đời” đô thị

(TBKTSG Online) – Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 36-2010 ra ngày thứ Năm (2-9) gồm những nội dung chính:

Mục Sự kiện & Vấn đề tuần này phản ảnh việc phân loại đô thị kèm với chính sách hỗ trợ tài chính như hiện nay đã tạo ra một cuộc chạy đua nâng cấp đô thị giữa các địa phương. Phải chăng đây là cách thức để thúc đẩy phát triển các đô thị?

Bài “Đầu tàu kinh tế và cơ chế” của phóng viên Nguyên Tấn ghi nhận cuộc hội thảo về chủ đề tái cấu trúc kinh tế TPHCM do Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM tổ chức hôm 31-8. Trong đó, một số ý kiến cho rằng thành phố không thể tái cơ cấu kinh tế một khi tình trạng kẹt xe, đào đường, ngập lụt… vẫn chưa được giải quyết.

Vài ngày gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục sau một thời gian giảm sâu. Tuy nhiên, bài “Cái bếp lại có thể nguội lạnh” của phóng viên Hải Lý lại cho thấy dấu hỏi về dòng tiền vào thị trường vẫn chưa rõ ràng nếu doanh nghiệp nhà nước lại thoái vốn để rút tiền ra ở thời điểm hiện nay.

Bài “2% hay 25%?” của luật sư Nguyễn Hữu Phước chỉ ra nhưng bất cập trong các thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 100/2008 của Chính phủ khiến cho việc áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán bất động sản gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong khi đó, bài “Lúng túng với giảm nhập siêu” của tác giả Lê Hà chỉ ra một trong những nguyên nhân gây ra nhập siêu trong thời gian qua là do nhu cầu nhập khẩu thiết bị, máy móc phục vụ các dự án ngày một tăng cao, dù Chính phủ đã có những chương trình ưu đãi cho các sản phẩm trong nước.

Phòng vệ thương mại là công cụ gần như duy nhất được WTO cho phép áp dụng để bảo vệ sản xuất nội địa trước hàng hóa nhập khẩu nhưng công cụ này hiện nay vẫn còn xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Phóng viên Nguyên Tấn đã ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp và đề xuất: “Muốn phòng vệ, cần hợp lực!”.

Mỗi năm đều có đôi ba lần báo chí bàn sôi nổi về tình trạng giá lúa sụt giảm mạnh gây thiệt hại lớn cho nông dân hoặc giá lúa tăng đột ngột nhưng nông dân không được hưởng lợi do đã bán hết. Bài “Câu chuyện lúa gạo” của tác giả Võ Hùng Dũng phân tích quá trình vận hành chuỗi giá trị lúa gạo nhằm tìm ra giải pháp chiến lược cho vấn đề này. Bên cạnh đó, bài “Xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ mới” của TS. Vũ Trọng Bình, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, chỉ ra rằng với những thành tựu của nền kinh tế, của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời gian qua cùng sự thay đổi bối cảnh quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải có một chiến lược phát triển nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong mục Kinh tế thế giới, những thông tin về “General Motors hồi sinh từ tro tàn” gợi mở những suy nghĩ về cách vực dậy các tập đoàn bị phá sản, tác giả Huỳnh Hoa đã thử đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Vì sao công ty Trung Quốc khó vào Mỹ?”.

Kính mời bạn đọc đón xem.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới