Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 37-2011: Đầu tư giáo dục lời hay lỗ?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 37-2011: Đầu tư giáo dục lời hay lỗ?

Xuân Trí

TBKTSG số 37-2011: Đầu tư giáo dục lời hay lỗ?Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 37-2011 ra ngày thứ Năm 8-9 có những nội dung chính:

Ngày 5-8 vừa qua, lãnh đạo các đại học ngoài công lập đã họp tại Hà Nội với tiếng kêu khẩn thiết: “Đại học ngoài công lập đứng trước nguy cơ tan rã”! Trong khi đó, chỉ hơn một tuần nữa là thời hạn nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 và 3 vào các trường đại học và cao đẳng sẽ kết thúc. Các trường ngoài công lập như đang ngồi trên lửa và họ đang xoay đủ cách để tuyển sinh. Sự kiện & Vấn đề tuần này phản ánh thực trạng nền giáo dục đại học nước ta và nguy cơ đóng cửa của một số trường.

Trong mục Ghi nhận, bài Thông điệp chính sách của phóng viên Tư Giang phản ánh nội dung cuộc thảo luận với các đối tác phát triển về tình hình kinh tế vĩ mô tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư hôm 6-9. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ vẫn tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết 11, không chạy theo tốc độ tăng trưởng.

Trong phiên họp thường kỳ tháng 8-2011 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu tạm ngưng cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Bài Quyết định đúng, nhưng hơi muộn của phóng viên Tấn Đức phản ánh thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản phát triển quá tầm kiểm soát và ngày càng lộ rõ nhiều bất cập ở Việt Nam.

Trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ, chống lạm phát, lãi suất cho vay tăng cao đã ảnh hưởng lên hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội. Bài Sứ mệnh nào cho lãi suất? của tác giả Tâm Dân và bài Giảm lãi suất phải từ chính sách tài khóa của tác giả Đỗ Thiên Anh Tuấn trong mục Ghi nhận phản ánh những vấn đề của lãi suất trong nền kinh tế.

Trong mục Tài chính – Chứng khoán, đáng chú ý là bài Bốn năm cho ký quỹ và dài hơn nữa cho T+2 của tác giả Lưu Hảo phản ánh bất cập trong việc ban hành những công cụ giúp thị trường chứng khoán phát triển. Thị trường mất bốn năm để có được quy chế giao dịch ký quỹ. Còn quy định giao dịch T+2 được kỳ vọng vẫn còn xa.

Bài Tiếp thị chính sách của tác giả Lưu Hảo phản ánh những thay đổi trong việc điều hành của cơ quan quản lý đối với các tổ chức tín dụng. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc cho phép các ngân hàng tham gia rộng rãi vào quá trình xây dựng chính sách sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của chính họ trong việc thực thi chính sách.

Bài Tài khóa và tiền tệ thiếu sự phối hợp của tác giả Lê Trang phản ánh nguyên nhân dẫn đến việc phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong nỗ lực kiềm chế lạm phát ở Việt Nam những năm qua chưa thực sự chặt chẽ.

Những vụ án đau lòng xảy ra gần đây như vụ thảm sát tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang, vụ nhân viên bảo vệ nông trường ở Trảng Bom bị giết… khiến nhiều người không khỏi rùng mình, khi kẻ thủ ác đều là những thiếu niên. Bài Đối diện với sự thật của tác giả Đoàn Khắc Xuyên trong mục Văn hóa Xã hội bàn về việc xây dựng lại nền tảng tinh thần của xã hội. Theo tác giả, đó phải là một sự thức tỉnh trên bình diện xã hội chứ không chỉ ở bình diện cá nhân.

Ngành nông nghiệp như một con đê vững chắc chống lại cơn bão lũ khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua. Bài Phát triển nông nghiệp: bắt đầu từ đâu? của phóng viên Sơn Nghĩa trong mục Nông thôn – Nông nghiệp ghi nhận nội dung cuộc hội thảo về tái cấu trúc nền kinh tế vừa được Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức.

Trong mục Du lịch, bài Tăng trưởng trong lo âu của phóng viên Đào Loan và bài Du lịch Việt Nam: đôi điều trăn trở của tác giả Nguyễn Văn Mỹ phản ánh những cản trở đối với sự phát triển của ngành du lịch.

Trong mục Diễn đàn, tác giả Lê Văn Tứ có bài Khái niệm sở hữu đất toàn dân thời kinh tế thị trường, bàn về việc sửa đổi, hoàn thiện Luật Đất đai. Theo tác giả, khi cơ sở hạ tầng của xã hội đã là nền kinh tế thị trường thì pháp luật phải phù hợp với nó, chứ không phải ngược lại.

Ngân hàng quốc gia Thụy Sỹ hôm 6-9 đã gây sốc cho các thị trường ngoại tệ khi ấn định tỷ giá tối thiểu 1,2 franc Thụy Sỹ ăn 1 euro. Bài Thụy Sỹ can thiệp thị trường tiền tệ của tác giả Thái Bình trong mục Kinh tế thế giới phản ánh những diễn biến quanh vấn đề trên.

Kính mời bạn đọc đón xem.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới