Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 38-2016: Thép và môi trường

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 38-2016: Thép và môi trường

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Mọi dự án đầu tư đều ít nhiều mang tính “đánh đổi” mà không thể trông chờ vào sự “cân nhắc” của nhà đầu tư. Đây chính là vai trò và sự sáng suốt của chính quyền. Mời đọc bài xã luận tiêu đề Để giải bài toán “đánh đổi”, mở đầu số TBKTSG sáng mai, 15-9.

Một vấn đề đang là tâm điểm của dư luận – dự án sản xuất thép ở Cà Ná của tập đoàn Hoa Sen, sẽ được đề cập tại chuyên mục Sự kiện & vấn đề chủ đề “Thép và môi trường” trong mối liên quan với mục tiêu phát triển bền vững của Chính phủ mới.

Theo tác giả Nguyễn Quang Đồng (bài Chính phủ “kiến tạo phát triển” và phép thử Hoa Sen), việc nói không với những dự án tỉ đô đầy cám dỗ đồng nghĩa với việc chấp nhập GDP tụt giảm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, người dân và doanh nghiệp đủ sáng suốt để ủng hộ Chính phủ lùi một bước trong cái gọi là “thành tích tăng trưởng” để tiến những bước dài hơn trên con đường phát triển bền vững. Người dân đang nhìn vào cách Chính phủ xử lý “bài toán Hoa Sen” để kiểm chứng việc thực thi các tuyên bố và cam kết cải cách mà Chính phủ đã đưa ra.

Và trong số nhiều câu hỏi đang được đặt ra cho dự án này, tác giả Hải Lý hỏi Ngân hàng nào cho Cà Ná vay? Theo tác giả, Hoa Sen chỉ có 15% vốn tự có cho dự án. Liệu ngân hàng nào chịu rót tiền để nhìn con nợ có khả năng gây ra những cú sốc cho cộng đồng khi chưa có câu trả lời ai có thể ngăn chặn khả năng xảy ra một Formosa thứ hai? Cho dự án Cà Ná vay là đụng chạm đến trách nhiệm xã hội của ngân hàng, liệu ngân hàng nào “dũng cảm” vượt rào làm việc ấy?

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn của TBKTSG (bài Phát triển kinh tế vì ai?, Mỹ Lệ thực hiện), luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng các luật về đầu tư, kinh doanh ở nước ta không tôn trọng các nguyên lý thị trường mà cũng không hướng tới bảo vệ các quyền và lợi ích của người dân. Ở các nước, đối với một dự án đầu tư, người dân trực tiếp và các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng đều có quyền tham gia vào quá trình đánh giá các tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dự án.

Những bài về thép khác:

Thị trường thép thế giới: tương lai không sáng sủa (Huỳnh Hoa): Lần đầu tiên trong lịch sử, biến động của một mặt hàng (thép) lại trở thành đề tài nổi bật tại hội nghị thượng đỉnh G-20. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực thép những năm vừa qua đã dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Sản lượng thép dư thừa của Trung Quốc vào khoảng 300 triệu tấn/năm và một giải pháp mà Trung Quốc đang theo đuổi là tìm cách xuất khẩu nhà máy thép.

Đầu tư vào ngành thép, hấp dẫn vì đâu? (Linh Trang): Chi phí đầu vào sản xuất thép ở Việt Nam hiện khá rẻ, điển hình là giá điện, chưa kể các ưu đãi về nguồn nước, giải phóng mặt bằng, nhân công… cùng với các lỗ hổng về giám sát xả thải.

Cùng các đề tài thời sự đang được quan tâm:

Hai chữ đạo đức trong vụ án “con ruồi”! (Quang Chung): Bản án phúc thẩm “con ruồi trong chai nước ngọt” của Tòa an cấp cao tại TPHCM vừa tuyên không chỉ làm rõ bản chất vụ việc mà còn phơi bày cả yếu tố đạo đức của bị cáo và bị hại.

Chương trình mục tiêu: thắt chỗ nọ, phình chỗ kia (Phan Minh Ngọc): 21 chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 được duyệt chi gần 900.000 tỉ đồng. Điều gì đứng đằng sau quyết định đẩy mạnh chi tiêu vào các chương trình này như vậy?

Thương hiệu không bất biến, mà phải luôn vận động (Tâm Dân): Không thể tồn tại thương hiệu tốt nếu không có một tư duy phát triển quốc gia ngang tầm đi cùng với việc xác lập một môi trường kinh doanh hoàn hảo. Sứ mệnh này trước hết thuộc về vai trò của Chính phủ, chính quyền kiến tạo phát triển.

Chuyện thương hiệu… bia, sữa quốc gia (LS. Trương Hữu Ngữ): Khi thương hiệu có giá trị lớn đối với doanh nghiệp thì người mua không dại gì bỏ thương hiệu đó.

Dạy thêm, học thêm: Ai khổ hơn ai? (Cao Ban): Quy định cấm dạy thêm, học thêm đã có không ít tác động tới ‘thị trường” dạy và học tại TPHCM.

“Mệnh lệnh: của ASEAN về các học sinh thôi học (Danh Đức): Hội nghị thượng đỉnh Vientiane tuần qua đã phát đi một tuyên bố về việc tăng cường giáo dục cho trẻ em và thanh niên bỏ học.

Quan hệ Mỹ – Philippines không thuận lợi (Thái Bình): Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày càng tỏ dấu hiệu muốn đưa quốc gia này thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ.

Ngân hàng có ồ ạt tăng vốn khi sắp hết năm? (Thụy Lê): Sáu tháng đầu năm 2016, 13/17 ngân hàng chưa tăng được đồng vốn nào. Áp lực dồn vào các tháng cuối năm.

Chống trục lợi bảo hiểm: lắm gian nan! (Bạch Thị Nhã Nam): Trục lợi bảo hiểm đang gia tăng với mức độ ngày càng tinh vi.

Cần soát xét khi M&A (TS. Nguyễn Quốc Vinh): Khi M&A, báo cáo soát xét sẽ giúp bên mua hiểu rõ tình trạng tài chính và pháp lý của bên bán.

Tránh thuế qua ngõ Ireland (Phạm Vũ Lửa Hạ): Trong khi Apple và Ireland còn đang phản đối phán quyết của Ủy ban châu Âu buộc Ireland truy thu 13 tỉ euro tiền thuế từ Apple, thì mẹo tránh thuế “double Irish” chẳng còn được các công ty đa quốc gia tận dụng bao lâu nữa.

Để thoát “lời nguyền tài nguyên” (Võ Trí Hảo): Liệu có quy trình nào để vừa khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế địa phương, vừa đảm bảo không xảy ra thảm họa môi trường? Bản chất tham lợi nhuận của nhà đầu tư không thay đổi chừng nào hành vi của cán bộ, công chức chưa thay đổi.

Quy hoạch ngành than: vẫn còn đếm cua trong lỗ (TS. Nguyễn Thành Sơn): Ngành than đang bị dồn vào chân tường: trữ lượng còn lại rất ít, chất lượng ở mức thấp nhất, công nghệ khai thác khó khăn, giá khai thác cao, giá bán thấp.

Siết kinh doanh khoáng sản bằng những điều kiện vô lý (Lan Nhi): Dự thảo nghị định khai thác và kinh doanh khoáng sản có những quy định rộng hơn các luật chuyên ngành, nhiều điều kiện kinh doanh chồng chéo.

Sa thải nhân viên: muôn hình vạn trạng (Hồng Phúc): Cách mà người lãnh đạo cho nhân viên nghỉ việc sẽ cho biết ông ấy là “loại” sếp nào.

Vị ngọt của muối Sa Huỳnh (Bảo Uyên): Về hành trình xây dựng thương hiệu cho hạt muối Sa Huỳnh.

Quảng cáo trên blog du lịch (Đào Loan): Blog du lịch với những trải nghiệm thực thụ từ người viết đang thu hút khách du lịch trẻ tuổi. Các blogger du lịch có sự ảnh hưởng lớn đến xu hướng phát triển ngành du lịch, dịch vụ.

Cách mạng cười – tại sao không? (Nguyễn Văn Mỹ): Khi mỉm cười ai cũng dễ thương hẳn ra. Đã gọi là dịch vụ mà không biết cười thì hỏng toàn tập. Chỉ có mấy cửa hàng mai táng và phục vụ đám tang mới hạn chế cười…

Muốn thành mũi nhọn thì phải tự mài (Đào Loan): Lãnh đạo đầu ngành du lịch cho rằng điểm nghẽn lớn nhất của phát triển du lịch là thiếu cơ chế liên kết ngành này với các bộ ngành khác. Doanh nghiệp du lịch thì cho rằng trước hết tự thân ngành du lịch phải tự liên kết, chủ động, nhạy bén, cần có người cầm chịch kêu gọi, phối hợp các doanh nghiệp với nhau.

Giải pháp trước mắt cho quy hoạch cảng biển ĐBSCL (La Quang Trí): Trong khi vẫn loay hoay chọn vị trí xây dựng cảng nước sâu, trước mắt, cần xây những khu cảng cạn, cảng cho tàu nhỏ nhưng đủ phương tiện làm hàng và giải phóng hàng nhanh.

Ba hoa cái tôi, cái tội và cái tồi (Nguyễn Thanh Lâm): Phát ngôn gây sốc để tự lăng xê, thể hiện quyền lực có chung một cái tôi xấu xí. Nói dại nguy hiểm hơn nói dai, nói dài. Kỹ năng phát ngôn có thể học và thực hành.

Hành khúc mất ngủ (Nguyễn An Sa): Chiến tranh ở lại trong não trạng của người Việt quá lâu. Âm nhạc của cuộc chiến cũng đang đeo đẳng cuộc sống hòa bình một cách ồn ào và bất bình thường.

Chuyện “giày dép còn có số” (Lê Minh Hoan): Trước khi luận bàn “nghèo một chiều”, “nghèo đa chiều” thì hãy làm sao để bà con mình nhận ra cái nghèo đôi khi cũng do chính mình gây ra.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới