Thứ Năm, 18/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 4-2021: Thương Hiệu Vàng TPHCM 2020

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 4-2021: Thương Hiệu Vàng TPHCM 2020

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Xoay quanh Giải thưởng Thương Hiệu Vàng TPHCM 2020 lần đầu tiên được tổ chức, trên số báo phát hành vào sáng mai (21-1), TBKTSG tiếp tục chuyển tải một số quan điểm và giá trị về thương hiệu của doanh nghiệp, về sự vững mạnh của một cộng đồng doanh nghiệp sẽ góp phần tạo lực đẩy cho sự phát triển kinh tế của một thành phố, một quốc gia.

Theo ông Phạm Phú Ngọc Trai, nhà sáng lập GIBC, Thành viên Hội đồng bình chọn Giải thưởng Thương Hiệu Vàng TPHCM 2020, giá trị của thương hiệu không chỉ đo đếm bằng những con số tài chính mà sản phẩm phải đi cùng với sự phát triển mang tính bền vững của doanh nghiệp (bài Tìm giá trị bền vững hơn là định giá tài chính của thương hiệu).

Trong khi đó, theo tiến sĩ Võ Trí Thành – một thành viên khác trong Hội đồng bình chọn, trong bài tựa đề Biểu trưng cho sự đồng hành của TPHCM với doanh nghiệp do Việt Dũng ghi, Thương Hiệu Vàng TPHCM không đơn thuần là một giải thưởng, nó còn biểu trưng cho sự đồng hành của chính quyền địa phương với doanh nghiệp bằng những giá trị tích cực, chẳng hạn một chiến lược tổng thể, một kế hoạch bài bản để xây dựng thương hiệu TPHCM, ở đó, thương hiệu và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là giá trị cốt lõi.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, tác giả bài viết Tạo lực đẩy cho kinh tế TPHCM tăng tốc cho rằng kinh nghiệm vượt “bão Covid” cùng thực lực của một trung tâm kinh tế lớn nhất nước sẽ là động lực để kinh tế TPHCM tăng tốc trong thời gian tới.

Những Câu chuyện xây dựng và phát triển thương hiệu của một số doanh nghiệp được Nam Bình kể lại, trong khi qua việc Công ty cổ phần tập đoàn bia Sài Gòn Việt Nam bị truy tố về tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”, chuyên gia Lê Thị Thiên Hương cho rằng việc xử hình sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là Chuyện chỉ hiếm ở xứ ta!

Số báo cũng cho xuất hiện một hồ sơ chủ đề “Điều gì sẽ xảy ra trên thị trường chứng khoán?” với các bài viết:

Bong bóng tài sản và câu chuyện đoán đỉnh thị trường (Triêu Dương): Tính từ cuối tháng 10-2020, VN-Index đã tăng đến 29% và HNX-Index tăng đến 71%. Song đối với những nhà giao dịch thực chiến, với sự điên rồ của con người và khả năng tồn tại sự phi lý của thị trường, việc đoán đỉnh thị trường dường như là điều vô nghĩa.

Nhà đầu tư FO sẽ thiệt hại nhiều nhất khi thị trường “xì hơi” (Đông Hà): Thị trường chứng khoán chỉ phát triển bền vững khi dòng tiền tăng lên cùng với sự tăng tỷ trọng nhà đầu tư chuyên nghiệp lên mức đa số.

Phận mỏng cánh chuồn nhà đầu tư cá nhân (TS. Võ Đình Trí): Hệ thống hạ tầng và quy định pháp luật hiện nay ở Việt Nam đang đặt nhà đầu tư cá nhân vào tình thế “phận mỏng cánh chuồn”.

Những đề tài kinh tế – xã hội theo dòng thời sự khác:

Thử tìm hiểu tiếp về cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ (Lương Tuấn Anh): Không có đủ cơ sở để khẳng định tiền đồng bị đánh giá thấp một cách bất hợp lý để tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng Việt Nam. Vậy các tiêu chí mà Bộ Tài chính Mỹ đưa ra liệu có hợp lý?

Tạm thời “thở phào” sau báo cáo của USTR (Thanh Thủy): Đại diện Văn phòng Thương mại Mỹ (USTR) trong chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là có quan điểm cởi mở hơn so với người tiền nhiệm. Đây là điểm thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình thương lượng và giải quyết những hệ quả liên quan cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ.

Rắc rối giao dịch ngoại hối (LS. Trương Thanh Đức): Trên thực tế có nhiều hình thức giao dịch ngoại hối nên không dễ xác định trường hợp nào vi phạm, thậm chí có vi phạm hay không.

Cổ phiếu chứng khoán: “Nước lên thuyền lên” (Linh Trang): So với đáy tháng 3-2020, giá các cổ phiếu niêm yết đã tăng từ 60% đến hơn 100%, riêng SHS có mức tăng trưởng mạnh nhất – gấp 6 lần.

Đi tìm các chỉ số mới (mục Ý kiến): Cần đi tìm các chỉ số mới có thể phản ánh sức khỏe tài chính, mức sống, an sinh xã hội của người dân bình thường nhằm giúp điều chỉnh các chính sách vĩ mô một cách chính xác hơn.

Bài toán khó trong quản lý thương mại điện tử (Trịnh Hoàng): Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013 đang được xem là bước lùi cho sự phát triển của thương mại điện tử khi đặt quá nhiều gánh nặng lên vai trò của sàn thương mại điện tử bằng những quy định khó có thể triển khai trên thực tế.

Độ “vênh” của phương án quản lý thương mại điện tử mới (Trương Trọng Hiểu): Dự thảo một mặt chào mời các công ty công nghệ hùng mạnh, mặt khác lại lo sợ công ty bên ngoài chi phối doanh nghiệp trong nước.

Điện khí LNG – tương lai cho Việt Nam (Trần Thắng): Năng lượng sạch đang trỗi dậy ở Việt Nam. Sự phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam một phần nhờ có nguồn năng lượng điện ổn định giúp mọi ngành phát triển đúng kế hoạch.

Sát thủ thầm lặng (Tô Văn Trường): Ô nhiễm rác thải, nước thải, bụi, tiếng ồn đang bủa vây cuộc sống hàng ngày của người dân.

Luật Doanh nghiệp 2020 – những thay đổi đáng lưu ý (LS.Đinh Quang Long – Cao Duy Khôi): Một số thay đổi đáng lưu ý trong Luật Doanh nghiệp 2020 như thêm thời gian thực hiện thủ tục chuyển đổi sở hữu tài sản góp vốn; bãi bỏ quy định báo cáo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp; công ty trách nhiệm hữu hạn được phép phát hành trái phiếu…

Tăng lợi thế nhờ thay đổi cơ cấu gạo xuất khẩu (Trung Chánh): Sự dịch chuyển phân khúc gạo xuất khẩu từ cấp thấp sang cấp trung và cao đã giúp ngành lúa gạo đạt kết quả tích cực trong năm 2020.

Đã đến lúc cá nhân hóa trải nghiệm cho du khách (Trung Châu): Dịch Covid-19 là cơ hội khai thác công nghệ cho các doanh nghiệp trong và ngoài ngành du lịch để nhanh chóng hiểu và nhận diện khách hàng, từ đó đưa ra những trải nghiệm mới, đáp ứng yêu cầu của du khách.

Bất thường và bình thường (Nguyễn Quang Bình): Khi bất thường liên tục xuất hiện thì thành chuyện bình thường. Khi thấy được cảm giác bình thường tức là đã tìm được cách sống chung với nghịch cảnh.

Đặt niềm tin và hy vọng vào 2021 (Anh Vũ): Năm 2020 đi qua để lại ít nhất ba bài học: đối phó với khủng hoảng niềm tin; nhận thức sự bất cập của quy trình phát triển nội tại; tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua chuyển đổi số.

Giữ việc cho người giúp việc (Mỹ Huyền trò chuyện với ông Phan Hồng Minh, người sáng lập công ty tạo nền tảng công nghệ JupViec): Chúng tôi kết nối việc làm cho người giúp việc nhưng cũng đào tạo cho họ những kỹ năng giúp họ an toàn trong môi trường làm việc, các kỹ năng làm việc khoa học hơn, hiệu quả hơn với các dụng cụ làm việc hiện đại.

Vì sao các công ty công nghệ lại ủng hộ một tổng thống sẽ đánh thuế họ nặng hơn? (Hồ Quốc Tuấn): Các ông chủ công ty công nghệ chọn phe dân chủ vì họ chia sẻ nhiều giá trị và quan điểm chính trị hơn.

Phân phối vaccin ngừa SARS-CoV-2 dưới góc độ kinh tế học (Trần Hùng Sơn): Theo Michael Cannon, Giám đốc nghiên cứu chính sách sức khỏe của viện Cato, trong một thế giới tồn tại sự đánh đổi, nên cố gắng giảm thiểu chi phí chung của đại dịch chứ không chỉ giảm nguy cơ tử vong cao nhất cho các cá nhân.

Công nghệ và điều tra hình sự (Nguyễn Vũ): Các ứng dụng trên điện thoại có tầm ảnh hưởng lớn lao. Nhờ công nghệ mà cảnh sát có thêm một kênh phá án hữu hiệu.

Biden với kế hoạch giải cứu nước Mỹ (Lạc Diệp): Gói kích thích kinh tế mới trị giá 1.900 tỉ đô la Mỹ do Tổng thống Joe Biden đề xuất được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều thay đổi đối với nền kinh tế Mỹ đang gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19.

Làm gì để có một phần ngàn Bill Gates (Sơn Tùng): Hãy tạo dựng một không gian cởi mở nơi sức sáng tạo tự do được mặc sức bay bổng.

Cô gái Thái nằm thêu (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Sầm Thị Giang là một nghệ nhân đặc biệt của cộng đồng người Thái đỏ. Bị dị tật bẩm sinh nhưng cô thêu rất đẹp, tinh xảo và độc đáo cho các sản phẩm của dân tộc mình.

Có Tết rồi! (Lưu Thị Lương): Cứ hội hoa xuân được mở ra là có thể nuôi được bao người trong cái Tết. Vậy đó, không hóng sao được!

Các tản văn Hà Nội yêu thương (Vũ Thị Huyền Trang), Thương những dụm dành (Phong Dương).

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới