Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 40-2019: Biến đổi khí hậu: không phải chuyện của người khác!

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 40-2019: Biến đổi khí hậu: không phải chuyện của người khác!

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Chúng ta đã nói về tăng trưởng bền vững trong ít nhất 10 năm trở lại đây thì đồng thời chúng ta lại chứng kiến thêm nhiều xì căng đan liên quan đến môi trường.

Trong bài viết tựa đề Không phải chuyện của người khác! xuất hiện trên TBKTSG bản in phát hành vào sáng mai (3-10), tác giả Nguyễn Khắc Giang nhận định ở nước ta, biến đổi khí hậu dường như vẫn là vấn đề xa lạ. Miếng cơm hàng ngày vẫn quan trọng hơn cơn bão ở xa trong khi thực tế thì “bão” không còn ở quá xa nữa!

Chuyên mục Sự kiện & vấn đề kỳ này với chủ đề “Sandbox và đổi mới sáng tạo” gồm các bài viết:

Khởi nghiệp mảng công nghệ bắt đầu bứt phá (Bạch Đông): Vai trò của các doanh nghiệp lớn và sự xuất hiện quỹ đầu tư mạo hiểm công ty (Corporate Ventures Capital) đã góp phần bùng lên ngọn lửa đầu tư khởi nghiệp công nghệ. Nếu năm 2017, Việt Nam đứng chót trong khu vực Đông Nam Á thì nay đã vươn lên vị trí thứ 3, chỉ sau Singapore và Indonesia.

Thách thức và tiềm năng đổi mới sáng tạo Việt Nam (trích báo cáo “Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019” do Cơ quan Thương mại và Đầu tư Úc vừa công bố): Những vấn đề mà hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam cần giải quyết bao gồm: phát triển kỹ năng lãnh đạo, nuôi dưỡng tư duy kinh doanh, dỡ bỏ rào cản ngôn ngữ, mài giũa kỹ năng mềm…

Để cơ chế sandbox phát huy hiệu quả (Lương Văn Lý – Trần Thanh Tùng): Cơ chế sandbox là một đặc sản của nền kinh tế 4.0. Hiển nhiên nó có nhiều lợi ích. Nhưng nó cũng thể hiện sự ngập ngừng của cơ quan quản lý. Vậy những khuyến nghị nào để cơ chế này phát huy hiệu quả?

Các chủ đề theo dòng thời sự khác trên cùng số báo:

Lỗ hổng trong quyền sử dụng đất (mục Ý kiến): Hiện có những vụ người Trung Quốc vào Việt Nam tổ chức sản xuất ma túy, phim sex, đánh bạc… Cần siết lại các quy định liên quan đến quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn nước ngoài, đừng để xảy ra các lãnh địa khép kín mà trong đó, người nước ngoài làm gì trái phép ta cũng không biết để xử lý.

Những kịch bản của ngân hàng Đông Á (Hải Lý): Cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường của Ngân hàng Đông Á sẽ diễn ra vào ngày 12-10 để thông qua phương án chào bán riêng lẻ 500 triệu cổ phần trị giá 5.000 tỉ đồng, tính theo mệnh giá. Trong sự quan tâm của một số người, có ý kiến băn khoăn rằng liệu có nên đem ngân hàng ra đấu giá như một thử nghiệm tái cơ cấu tổ chức tín dụng?

Thặng dư thương mại nhiều chưa hẳn đã tốt (Đông Hà): Nhiều khả năng mức xuất siêu năm nay của Việt Nam sẽ vượt con số 6,8 tỉ đô la Mỹ của năm 2018. Tuy vậy, sự sụt giảm sức cầu về nhập khẩu đồng nghĩa với sụt giảm dòng vốn đầu tư và có tác động tiêu cực đến công ăn việc làm của người dân cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế trong trung và dài hạn.

Kinh doanh đa cấp: Ranh giới mong manh giữa hợp pháp và lừa đảo (TS. Võ Duy Nghi): Điều kiện đặt ra cho mô hình kinh doanh đa cấp là khá nghiêm ngặt. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào các điều kiện này cũng được tuân thủ. Làm sao quản lý được loại hình này còn là câu chuyện dài.

Cách nước Mỹ xử lý giao dịch đầu tư ảnh hưởng an ninh quốc gia (LS. Trương Hữu Ngữ): Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20-8-2019 của Bộ Chính trị có chỉ đạo “xây dựng cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”. Nghiên cứu cách Mỹ giải quyết vấn đề này sẽ cung cấp những gợi ý, kinh nghiệm hữu ích cho nhà làm luật Việt Nam.

Từ Thomas Cook, nhớ về Hanjin (Đặng Dương): Sự sụp đổ của hãng lữ hành Thomas Cook mang một số nét tương đồng với hãng tàu container Hanjin (HJS) – giống từ chặng đường đến ngày phá sản.

AI, muốn chạy, phải làm đường (Kỳ Thư): Sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhanh chóng giải quyết các vấn đề xã hội là một giấc mơ đẹp. Thế nhưng mơ màng là chuyện của các nhà văn. Các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư các dạng AI đều phải khổ cực xây dựng nền móng cho nó trước khi yêu cầu nó phục vụ cho mình.

Thấy gì từ tăng trưởng tín dụng 9 tháng? (Thụy Lê): Tăng trưởng tín dụng chín tháng đầu năm nay thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ của các năm trước, thậm chí còn thấp hơn cả tốc độ tăng trưởng vốn huy động và tổng phương tiện thanh toán. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn than thiếu vốn. Vì sao nguồn tín dụng ngân hàng lại ì ạch?

Trái phiếu chính phủ vẫn “đắt hàng” (Linh Trang): Trái ngược với diễn biến thuận lợi trong khâu phát hành trái phiếu chính phủ, việc sử dụng nguồn vốn này sao cho hiệu quả đang đặt ra không ít câu hỏi.

Nhật ký trader: Khi chiến tranh thương mại là nguồn cơn của sóng vàng (Trọng Nghĩa): Các mô hình phân tích kỹ thuật tỏ ra khập khiễng khi áp dụng để dự đoán giá vàng. Tin tức đang hoàn toàn chi phối giá vàng. Đó là điểm quan trọng dịch chuyển việc kinh doanh dài hạn sang ngắn hạn.

Những người muôn năm cũ (Hải Lý): Sự giằng co trong quan điểm đầu tư chứng khoán giữa hai trường phái cũ và mới, già và trẻ, kết quả, sự trải nghiện dẫn đến thành công thuộc về những người cũ, ít nhất là cho đến bây giờ.

VN-Index trước ngưỡng cản tâm lý 1.000 điểm (Bình An): VN-Index tuần trước đã có những nỗ lực tăng điểm và đóng cửa ở mức 997,8 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng khởi sắc. Các blue-chips như FPT, REE, VNM, VCB, MWG… đồng loạt hồi phục…

Cần định vị lại sứ mệnh của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước (Phan Minh Ngọc): Điều không ổn với mô hình quản lý của SCIC trước đây và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hiện nay, đó là nhân sự vẫn là những công chức ngồi bàn giấy, rất ít hoặc không am tường về lĩnh vực hoạt động của DNNN mà họ quản lý. Mặt khác, việc quản lý, điều hành doanh nghiệp phải trông chờ sự “chủ động phối hợp” của một ai đó, cơ quan nào đó.

Lơ lửng nguy cơ bị truy thu vì Nghị định 20 (Minh Tâm): Nghị định 20/2017/NĐ-CP về giao dịch liên kết vẫn đang gây khó cho doanh nghiệp với những nguy cơ vi phạm treo lơ lửng trên đầu. Cơ quan thuế đã ghi nhận vấn đề nhưng việc sửa đổi vẫn ở… thì tương lai.

Đằng sau những đánh giá, xếp hạng… (Nguyễn Văn Hùng): Cung cấp thông tin không đầy đủ, không đa chiều hoặc chậm trễ có thể dẫn đến ngộ nhận, hiểu sai, hình thành tư tưởng chủ quan, tự mãn, ỷ lại, thậm chí là ảo tưởng cho những người tiếp nhận thông tin.

Đã đến lúc tính lại Quy hoạch điện VII điều chỉnh (Trung Chánh): Sự dịch chuyển từ nhiệt điện than sang năng lượng tái tạo đặt ra vấn đề nên tính toán lại cơ cấu nguồn điện trong tổng sơ đồ điện.

“Làm mới” du lịch miền sông nước (Đào Loan): Du lịch ĐBSCL đã trở nên đơn điệu bởi sự trùng lắp sản phẩm giữa các địa phương trong vùng. Áp lực thay đổi đang hướng sự chú ý vào đặc thù sinh thái từng vùng và khai thác dựa vào lợi thế tự nhiên.

Người làm cà phê tự tìm lối thoát (Nguyễn Quang Bình): Cứ loanh quanh được mùa/mất mùa, một vụ cà phê thất bát vừa khép lại. Người làm cà phê tự hỏi liệu niên vụ mới (bắt đầu từ 1-10) có hết “xúi quẩy” để họ còn có thể sống vui với nghề?

Tìm năng lực chính mình (Thanh Phương phỏng vấn thạc sĩ Lương Ngọc Tiên về tiếp cận “khoa học tìm trong chính mình” từ chương trình đào tạo tên gọi Search Inside Yourself – SIY của Google): Dựa trên khoa học não bộ (neuroscience) và thực hành tỉnh thức (mindfulness meditation), SIY đem đến các ứng dụng và công cụ phát triển trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence – EI) – điều mà nhiều cá nhân và tổ chức đang muốn tìm kiếm.

Câu thần chú của Alibaba (Quỳnh Thư): Quan trọng hơn chuyện khen thưởng lực lượng thi hành pháp luật khi họ lập thành tích trong các vụ án lớn là việc cần làm sáng tỏ những câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền, các lực lượng bảo vệ pháp luật có liên quan đằng sau vụ án.

Từ Dụ Thái hậu: Những suy tư về đất nước và dân tộc (Nguyễn Thị Thanh Xuân): Sự xuất hiện của Trần Thùy Mai cùng cuốn tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ Thái hậu (Nxb Phụ Nữ, 2019) làm xôn xao dư luận. Bởi bà trở lại với thể loại hoàn toàn mới, và bởi tác phẩm quá bề thế.

Trường và đại học… (Lê Hữu Huy): Đứng ở góc độ ngôn ngữ học, danh từ hay một cái tên nào đó chỉ mang tính ngoại diên và võ đoán, trong lúc cái con người quan tâm nhiều hơn là nội hàm hay bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng.

Chuyện cái phòng khách (Hoàng My): Phòng khách trong nhà bây giờ dường như không phải chuyên dành tiếp khách nữa. Bạn có bao giờ tự hỏi đã bao lâu rồi chúng ta không còn đến làm khách nhà nhau nữa?

Trang Kinh tế thế giới có các bài:

Thuế mới với các “ông lớn” công nghệ khó về đích (Khánh Lan): Những nỗ lực thiết lập quy định chung về thuế dịch vụ kỹ thuật số dưới sự điều phối của Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế (OECD) đang vấp phải sự phản đối của Mỹ và nhiều nước nhận được “miếng bánh thuế” lớn hơn nhờ thu hút các “ông lớn” công nghệ đến đặt trụ sở.

Nhà đầu tư đang làm hỏng các startup (Thư Kỳ): Các nhà đầu tư đang phá hỏng môi trường kinh doanh bình thường như thế nào khi rót thật nhiều tiền vào các startup dù phần lớn các startup nổi tiếng lỗ triền miên?

“Ván bài” tốt của Thủ tướng Nhật (Minh Đức): Thủ tướng Nhật được cho là đã chơi một “ván bài tốt” trước Tổng thống Mỹ khi hai ông vừa ký kết thỏa thuận thương mại sơ bộ hồi tuần trước.

Taxi Indonesia cạnh tranh với Grab (Nguyễn Vũ): Làm sao cạnh tranh với Grab khi họ có sự hậu thuẫn của các nhà tài phiệt lớn và sẵn sàng chịu lỗ dài ngày là câu hỏi cho nhiều hãng taxi ở Đông Nam Á.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới