Thứ Bảy, 23/09/2023, 10:36
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


TBKTSG số 41-2017: Hướng dịch chuyển lao động phi chính thức

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 41-2017: Hướng dịch chuyển lao động phi chính thức

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Hiện cả nước có khoảng 18 triệu lao động phi chính thức, chiếm khoảng 57,2% lực lượng lao động (nếu tính thêm hơn 20 triệu lao động phi chính thức trong khu vực nông nghiệp thì tỷ lệ này tới trên 70%). Họ không chỉ đang đối mặt với nhiều bất an, thiệt thòi mà còn báo động rằng vai trò quan trọng của “kinh tế xám – grey economy” chưa được coi trọng đúng mức. Chuyên mục Sự kiện và Vấn đề "Gam màu lao động phi chính thức" tuần này của TBKTSG bàn về hướng dịch chuyển lao động phi chính thức.

Trong chuyên mục này, bài viết Hướng dịch chuyển cho lao động phi chính thức của tác giả Võ Đình Trí cho rằng cần nâng cao năng lực và kỹ năng của người lao động, ngoài chuyên môn chính còn cần có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của nhiều loại công việc. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc đăng ký, khai báo công việc thông qua thủ tục hành chính đơn giản, tiện lợi, ứng dụng công nghệ, sẽ dịch chuyển dần lao động phi chính thức sang chính thức.

Còn theo bài viết Tìm lời giải chính sách cho khu vực lao động phi chính thức của Nguyễn Quang Đồng, hiện nay ba bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo; Lao động, Thương binh và Xã hội; Khoa học và Công nghệ có những trùng lắp và giẫm chân lên nhau trong chức năng phát triển nguồn nhân lực cho thị trường lao động. Chồng chéo không chỉ là lãng phí về ngân sách (biên chế), mà quan trọng hơn là tình trạng “phân mảnh” về quyền lực. Những nỗ lực thay đổi đến nay vẫn còn là quá ít và thiếu tính hệ thống.

Các bài viết khác trên TBKTSG số ra ngày 12-10-2017, xin giới thiệu bạn đọc:

Cuộc chiến taxi và giấc mơ 4.0 (Mục Ý kiến): Sự tồn vong của doanh nghiệp, thậm chí là của một ngành nào đó, hãy để cho người tiêu dùng, cho thị trường quyết định.

Việc nào ra việc nấy (Nguyên Lê): Về việc cơ quan đăng kiểm “từ chối” kiểm định đối với các phương tiện nằm trong danh sách cơ quan cảnh sát giao thông thông báo về vi phạm hành chính giao thông đường bộ, tư duy quản lý phải việc nào ra việc nấy, không chỉ để tránh gây oan sai mà còn để mỗi cơ quan thực hiện đúng và tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Tách đặc quyền sử dụng đất vàng khỏi DNNN cổ phần hóa (Hồ Quốc Tuấn): Nếu đã không thể tính đúng và đủ quyền sử dụng đất vàng vào giá trị doanh nghiệp thì hãy tách cái đặc quyền đó ra hẳn khỏi tay DNNN để coi thị trường có chịu mua cổ phần các công ty đó không. Nếu không thì nên chọn cách khai tử luôn các công ty xác chết sống bám vào đất vàng đó.

Để ngành y tế Việt Nam phát triển: Bốn vấn đề cần bàn (Bác sĩ Võ Xuân Sơn): Y khoa của chúng ta (cả y tế dự phòng và y học điều trị) đều có hệ thống phân tuyến từ trung ương đến địa phương, mang nặng tính hành chính và bộc lộ nhiều yếu kém. Y học điều trị cần được phân cấp theo chuyên môn: y tế gia đình chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu và hệ thống bệnh viện chữa bệnh nội trú.

Thương mại Việt Nam: Sự lên ngôi của Hàn Quốc (Phan Minh Ngọc): Sự lên ngôi của Hàn Quốc và đi kèm là sự thoái vị của Trung Quốc với tư cách là nước gây nhập siêu lớn cho Việt Nam không phải là điềm xấu, ít nhất là xét đến thời điểm hiện tại, nhưng cũng không nhất thiết là điểm tốt nếu nhìn từ góc độ Việt Nam từng mong muốn “thoát sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc”

Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam: 10 năm nhìn lại (Nguyễn Chí Hiếu): Nhà nước nên đẩy mạnh khắc phục các điểm yếu liên quan đến các yếu tố mà Nhà nước có vai trò chủ động lớn, gắn với tinh thần Chính phủ kiến tạo phát triển, như: kiểm soát tình trạng hối lộ – tham nhũng (hạng 130), thâm hụt ngân sách (117), bảo vệ sở hữu trí tuệ (99), tình trạng nợ công (92), quyền sở hữu tài sản (90)…

Hệ quả từ can thiệp thị trường (Khánh Như): Quyết định 3863 đã can thiệp vào thị trường khai thác cảng tại khu vực TPHCM và Cái Mép-Thị Vải, làm cho các cảng khác bị mất công cụ chính sách giá để thu hút hãng tàu, trực tiếp tạo ra hiện tượng dịch chuyển hàng hóa ngược và dẫn đến tình trạng giao thông căng thẳng tại khu vực cảng Cát Lái như hiện nay.

Cuộc đua cảng quốc tế ở khu vực phía Nam: Cạnh tranh hay hợp tác? (Bùi Trương): Để cạnh tranh trong tương lai gần, cụm cảng Cái Mép-Thị Vải phải tìm ra giải pháp hợp tác để cải thiện sức cạnh tranh. Cần tái định hướng lại ngành kinh doanh cảng biển, tạo ra một liên minh điểm dừng, lập một kế hoạch tổng thể, cải thiện sự kết nối mạng lưới và thúc đẩy thu hút nhà đầu tư.

Hướng đi nào cho KCX-KCN TPHCM? (Quốc Hùng): Hai khu chế xuất (KCX) tại TPHCM có vai trò tiên phong đột phá cho nền kinh tế. Nhưng sự chuyển đổi công năng phù hợp với vai trò tiên phong thì chậm và chưa đủ tầm.

Vấn đề nông dân – di cư là… cơ hội của ĐBSCL (Dương Văn Ni): Tập trung người dân quá đông trên một vùng đất dễ bị tổn thương sẽ đặt nơi đây vào hoàn cảnh luôn luôn bị đe dọa.

Chênh lệch lãi suất giữa thị trường 1 và 2: ai được hưởng lợi? (Hoàng Ngọc Khanh): Trong khi lãi suất huy động của các ngân hàng từ dân cư và tổ chức kinh tế (thị trường 1) đang có xu hướng tăng lên thì lãi suất vay mượn vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng (thị trường 2) lại tiếp tục có xu hướng giảm.

Nhà đầu tư cá nhân lên ngôi (Thành Nam): Sự đi lên của SSI và VNDirect đã và đang chứng tỏ vai trò đặc biệt quan trọng của các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Họ mới là đối tượng chính làm thay đổi và quyết định màu sắc của bản đồ môi giới chứng khoán.

Tiền gửi ngoại tệ có dấu hiệu tăng trở lại (Thụy Lê): Tiền gửi ngoại tệ đang có dấu hiệu tăng trở lại trong quí 3 năm nay, dù trần lãi suất huy động ngoại tệ vẫn đang được áp dụng ở mức 0%. Diễn biến này gây lo ngại có thể ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối trong thời gian tới.

Tâm điểm cổ phần hóa doanh nghiệp dầu khí! (Đăng Linh): Một trong những điểm tạo nên tính hấp dẫn của ba đợt IPO ngành dầu khí sắp tới chính là ở tỷ lệ chào bán. Theo đó, tại BSR, PV Oil, PV Power, Chính phủ đều định hướng thoái vốn xuống dưới tỷ lệ chi phối và dự kiến nhanh chóng niêm yết sau cổ phần hóa.

Chuyện không của riêng Vinasun (Minh Tâm): Cuộc khủng hoảng truyền thông của Vinasun vừa rồi suy cho cùng chỉ là một biểu hiện rất nhỏ trong một câu chuyện lớn: ứng xử với những cái mới…

Thị trường cà phê thay đổi nhiều (Nguyễn Quang Bình): Cứ tưởng cây cà phê đang bão hòa, an phận. Chưa chắc!

Người Việt ở châu Phi (Võ Tòng Xuân): Người Việt sang châu Phi lập nghiệp, xuất khẩu kỹ thuật nuôi cá rô phi…

Dệt may hồi sinh và những rào cản mới (Quốc Hùng): Các dự án sợi, dệt, nhuộm đã được khởi động lại sau khi bị đình hoãn hoặc tạm thoái lui từ “cú sốc” Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, ngành dệt may vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn.

Thiếu hướng dẫn viên du lịch: Không khó giải quyết? (Đào Loan): Có ý kiến cho rằng có thể bắt đầu từ việc phân loại hướng dẫn viên và tăng giá tour đủ để thuê người phục vụ.

Kể kinh nghiệm bán hàng tại siêu thị (Đức Tâm): Chất lượng là yếu tố bắt buộc phải có để sản phẩm tồn tại, chứ không phải là yếu tố cạnh tranh. Khi khách hàng đi vào kênh mua sắm hiện đại, họ lựa chọn sản phẩm dựa trên cảm quan và cảm xúc.

Để tre già măng mọc đứng! (Danh Đức): Tổ chức Đoàn chuẩn bị gì để “phòng, chống lây nhiễm” tham nhũng cho giới trẻ chính là bài toán đích thực cần sớm đưa ra lời giải bởi điều đó rất hữu ích cho đội ngũ thường được “cơ cấu” làm người kế thừa!

Lại phải bàn về giao thông! (Thiên Di): Nếu TPHCM định thu phí vào khu trung tâm, xin hãy chỉ ra xem người dân các quận Bình Chánh, Nhà Bè muốn đi tới Phú Nhuận hay Gò Vấp có đường nào khác để đi. Không thể thu phí trên những con đường độc đạo!

Đi chơi Hang Én (Hoàng Anh): Lên quốc lộ là có sóng điện thoại và 4G, sức ép gia đình và công việc quay trở lại tức thì nhưng tôi chưa muốn kết nối với e-mail từ hai ngày trước. Vẫn thèm ngây ngô đúng kiểu người rừng!

Chuyện cô Thảo làm sách (Minh Tâm):  Thành công của Anbooks chứng minh suy nghĩ của “bà chủ” Ngô Phương Thảo: “sách sẽ trở lại, văn hóa đọc không chết”.

Ao ước một màu xanh (Hoàng My): Chưa khi nào mà người ta ao ước một màu xanh đến vậy. Lẽ nào vì cuộc sống ngày càng khô khan, cằn cỗi quá, mỏi mệt bon chen quá, nên chỉ muốn về bầu bạn cùng cỏ cây?

Mặt trái của kinh tế tự do (Minh Đức): Nhiều công ty công nghệ hoạt động trong nền kinh tế tự do đang vấp phải sự phản đối gay gắt từ người lao động vì điều kiện làm việc ngặt nghèo và thiếu quyền lợi cơ bản. Điều này khiến chính phủ nhiều nước phải nhìn nhận kỹ hơn về mô hình này.

Nhân giải Nobel Kinh tế 2017: Đọc tác phẩm Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính (Vũ Tiến Phúc): Richard H.Thaler, nhà kinh tế học Mỹ, chuyên gia hàng đầu ngành kinh tế học hành vi, vừa được trao giải Nobel Kinh tế năm 2017. Nhân dịp này, TBKTSG xin giới thiệu bài viết của dịch giả Vũ Tiến Phúc, tóm tắt nội dung cuốn sách “Misbehaving: The making of Behavioral Economics” của Richard H.Thaler xuất bản ở Mỹ năm 2015.

Quan hệ Trung – Hàn sa sút vì đâu? (Huỳnh Hoa): Cạnh tranh thị trường, cộng với yếu tố Triều Tiên, đang làm thay đổi mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Hàn Quốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới