Thứ Ba, 3/10/2023, 07:51
26 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


TBKTSG số 42-2012, ngày 11-10-2012

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 42-2012, ngày 11-10-2012

Chánh Khải

TBKTSG số 42-2012, ngày 11-10-2012
 

Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 42-2012 phát hành ngày thứ Năm 11-10 có những nội dung chính:

Hạn chót 25-11-2012 đã gần kề khi ngân hàng không còn được huy động vàng trong dân. Lúc đó lượng vàng người dân đang nắm giữ cũng như vàng các ngân hàng đã huy động sẽ như thế nào? Trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn “bình chân như vại”, TBKTSG giới thiệu ý kiến của một số chuyên gia trong bàn tròn về vàng với những đề xuất cụ thể.

Ngoài ra, hai bài về vàng khác (Nước cờ vàng của Hải Lý và Thị trường vàng – độc quyền và bất ổn của Lê Duy Khánh) sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin cập nhật về lượng vàng mà các ngân hàng đang nắm giữ và lý do vì sao chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế có lúc trồi, lúc sụt.

Bài toán an sinh xã hội trong chuyên mục Sự kiện & Vấn đề cung cấp cái nhìn khá toàn diện về thực trạng cuộc sống xã hội hiện nay khi kinh tế khủng hoảng, vật giá leo thang… đã tác động thế nào đến những người lao động nghèo, thu nhập thấp, người cao tuổi, người về hưu… Bài Đói nghèo còn trĩu nặng của Tư Giang cho thấy mức lương tối thiểu “chỉ đáp ứng 37,5% nhu cầu tối thiểu” và “chỉ có 6,4% người về hưu cho rằng mức lương hưu hiện nay là đủ sống”. Tác giả Trần Hữu Quang đưa ra một cái nhìn toàn diện về An sinh xã hội nhìn dưới góc độ quyền xã hội, theo đó, mỗi người phải “được hưởng một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm của mình”. Thế nhưng những quyền có nhà ở, được học hành, được chăm sóc sức khỏe… thì lại đưa đến câu hỏi Tiền đâu ra? và tác giả Nguyễn Vạn Phú nhận định “không ai tin rằng đi cùng với tăng thu ngân sách…” là “tăng chi cho an sinh xã hội” trừ phi “việc chi tiêu ngân sách nhà nước phải minh bạch, công khai một cách thực chất” và khi ấy “việc tăng chi cho chúng (ASXH) sẽ là động lực thu hút sự ủng hộ đông đảo của người dân”.

Trong khi đó chuyên mục Doanh nhân – Doanh nghiệp có bài dự báo xu hướng Lương vẫn sẽ tăng hơn lạm phát nhưng trong năm 2013 chỉ tăng ở mức 12,7%, thấp hơn so với mức tăng 13% của năm nay. Không khí thị trường cũng sinh động hơn với  thông tin Khi McDonald’s và Starbucks đến của các tác giả Phi Tuấn và Quốc Hùng hay Hàng hiệu quốc tế kiên nhẫn chờ thời của Minh Tâm, Sắc màu của thị trường sơn của Đình Dũng và một thực tế khác cũng đáng lưu ý là Nhu cầu chuyển phát nhanh đang giảm được tác giả Anh Quân phản ảnh.

Quy hoạch và quản lý quy hoạch lâu nay vẫn là câu chuyện dài trên các phương tiện truyền thông. Từ việc “khu trung tâm TPHCM đã từng bị mất đi nhiều công trình kiến trúc giá trị” để nay phải Gắng giữ diện mạo Sài Gòn (tác giả Quang Chung) đã cho thấy “lỗ hổng lớn nhất nằm ở năng lực của người làm quy hoạch đô thị” trong bài viết Năng lực quy họach có vấn đề của cùng tác giả. Liên quan đến quy hoạch còn là đề nghị Xóa quy hoạch “treo” từ luật của tác giả Lê Văn Tứ và ghi nhận của Tấn Đức về Ngành xi măng chết vì quy hoạch.

Một vấn đề thời sự khác là bạo lực gia đình và chống bạo lực gia đình cũng được đề cập qua góc nhìn của truyền thông của tác giả Thanh Hương và Bùi Dũng nói đến trong bài Bạo hành gia đình: Đưa tin để làm gì và vì ai? và Chống bạo lực gia đình bằng truyền thông tương tác.

Các vấn đề khác như hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước (Chấn chỉnh doanh nghiệp nhà nước bằng luật mới – Ngọc Lan), tái cấu trúc nền kinh tế (Sốt ruột – Tư Giang) cũng đầy tính thời sự trong bối cảnh hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương Đảng đang họp và thảo luận về Đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Chuyên mục Kinh tế thế giới số này nhận định tình hình tranh chấp lãnh thổ giữa Hàn Quốc – Trung Quốc và Nhật Bản – Trung Quốc có khả năng trở thành “nguy cơ cho kinh tế khu vực và toàn cầu” trong Xung đột lãnh thổ xói mòn hợp tác kinh tế của Huỳnh Hoa. Một vấn đề thời sự khác là từ đề nghị “cấm cửa” hai công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc là Huawei và ZTE của Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ đã đặt ra câu hỏi Liệu xung đột kinh tế Trung – Mỹ có xảy ra và được tác giả Thái Bình trả lời qua phân tích những phản ứng cũng như cách ứng xử từ cả hai phía Mỹ-Trung…

Kính mời bạn đọc đón xem.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới