Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 43-2017: Động lực cho tăng trưởng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 43-2017: Động lực cho tăng trưởng

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Có thông tin tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Công ty Samsung. Việc dựa vào doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển kinh tế là phù hợp, nhưng “bỏ trứng cùng một giỏ” hay thổi phồng vai trò của FDI chắc chắc hàm chứa nhiều rủi ro. Hơn thế nữa, cơ cấu kinh tế của Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển dựa trên nội lực nếu tháo gỡ được những nút thắt hiện nay. Chuyên mục Sự kiện và Vấn đề của TBKTSG tuần này bàn về các động lực cho tăng trưởng.

Các bài viết trong chuyên mục này gồm:

Tăng trưởng có bền vững khi không dựa vào nội lực? (Võ Đình Trí): Với thị trường dân số gần 100 triệu người, tỷ trọng ngành dịch vụ khoảng 40%, thì chú trọng phát triển thị trường nội địa là hướng đi để đảm bảo tăng trưởng chất lượng và bền vững, tránh phụ thuộc nhiều vào các yếu tố hay cú sốc bên ngoài.

Xử lý nợ xấu vẫn sẽ gian nan! (Phan Minh Ngọc): Bộ Tài chính vừa ký Quyết định 2071 về ban hành kế hoạch hành động triển khai Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020". Theo đó, Bộ này có trách nhiệm bố trí nguồn (lực) xử lý các khoản nợ xấu thuộc trách nhiệm của Chính phủ. Điều này liệu có mâu thuẫn với Nghị quyết 42 của Quốc hội là không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu?

Thâm hụt ngân sách giảm nhưng mừng ít hơn lo (Đông Hà): Theo số liệu do Bộ Tài chính công bố mới đây thì thâm hụt ngân sách nhà nước trong chín tháng đầu năm 2017 chỉ ở mức 61,5 ngàn tỉ đồng, bằng 34,5% so với dự toán của cả năm 2017 và chỉ bằng 40,5% so với mức thâm hụt của cùng kỳ năm 2016. Thế nhưng, mừng ít hơn lo và phải làm sao với điều đó?

Các bài viết khác trên TBKTSG số ra ngày 26-10-2017:

Chừng nào Nhà nước mới chấm dứt làm kinh tế (Mục Ý kiến): Nhằm tránh việc Nhà nước phải dùng tiền thuế của dân để cứu hoặc bù lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước, giải pháp căn bản vẫn là Nhà nước không làm kinh tế nữa.

Cạn kiệt không gian tài khóa và hệ lụy vĩ mô (TS. Vũ Thành Tự Anh): Sự cạn kiệt về không gian tài khóa hiện nay sẽ dẫn tới tăng nợ công và làm tình trạng thâm hụt tài khóa trở nên nghiêm trọng hơn.

Định hướng và mô hình nào cho khu chế xuất? (Phan Chánh Dưỡng): Sự ra đời khu chế xuất của chúng ta trước đây chỉ là đối sách nhất thời, không gắn với một chiến lược nào cả, nên ta chưa phát huy hết công năng của mô hình. Nay cần được bổ sung kinh nghiệm của các nước như Thâm Quyến của Trung Quốc hay Singapore.

Lỗ, lãi của DNNN nhìn từ Tổng công ty Đường sắt (Lan Nhi): Nếu cứ tiếp tục kiểu hạch toán nửa vời như hiện nay, sẽ tạo ra một bức tranh không thống nhất, không chính xác về sức khỏe doanh nghiệp, lỗ thật hay lãi giả nếu tính đúng, tính đủ phần Nhà nước đầu tư và bù đắp không đưa vào chi phí.

Dè chừng nhập siêu từ Thái Lan (Nguyễn Duy Nghĩa): Các mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan thuộc nhóm hàng ta cần nhập khẩu để phục vụ sản xuất, đặc biệt là làm hàng xuất khẩu. Nếu ngừng hoặc giảm nhập các các mặt hàng này, dòng chảy sản xuất nội địa, xuất khẩu của ta cũng… lững lờ theo.

Chính sách khuyến khích nhập xe nguyên chiếc hơn lắp ráp (Quốc Hùng): Các doanh nghiệp cho rằng nếu tiếp tục duy trì chính sách thuế nhập khẩu linh kiện như hiện nay thì nó sẽ trở thành chính sách thuế hỗ trợ, khuyến khích xe nhập khẩu nguyên chiếc.

Hợp long và hợp lực đồng bằng (Lê Minh Hoan): Từ kết nối những nhịp cầu phải đến kết nối sức mạnh giữa Nhà nước – thị trường – xã hội, coi chừng có khi mình quên sức mạnh của sự kết nối này.

Loay hoay xử lý tro xỉ nhiệt điện than (Trung Chánh): Lượng tro xỉ tồn đọng từ các nhà máy nhiệt điện than đã lên đến hàng chục triệu tấn và hàng năm phát sinh thêm cả chục triệu tấn nữa, thậm chí lên đến hàng trăm triệu tấn sau năm 2030 như lộ trình của Quy hoạch điện 7 điều chỉnh. Thế nhưng, câu chuyện xử lý tro xỉ hiện vẫn cứ mãi loay hoay, chưa có lời giải.

Vì sao doanh nghiệp chần chừ đóng Quỹ Phòng, chống thiên tai? (Phan Thị Ngọc Thắng): Doanh nghiệp không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai không phải là họ không muốn tuân thủ quy định pháp luật nhưng họ cần biết tại sao phải đóng Quỹ, Quỹ được sử dụng như thế nào.

Ngành bán lẻ đỏ mắt tìm nhân sự (Minh Tâm): Thị trường bán lẻ với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và sự xuất hiện của các hãng “thời trang nhanh” khiến cho tình hình nhân sự tại các doanh nghiệp bán lẻ vốn đã đã khó lại càng thêm khó.

Mở thị trường ở Myanmar (Trần Tâm): Người dân Myanmar thích ăn ngọt nên bánh kẹo là một mặt hàng có thể xem xét; bên cạnh đó, các sản phẩm đồ gia dụng, đồ điện cũng có thị trường rất lớn.

Myanmar: một thị trường khó nhưng nhiều cơ hội (Vân Oanh): Khó khăn về chính sách, pháp luật. Chất lượng nguồn nhân lực yếu và chi phí đắt đỏ…

Đầu tư khách sạn: kẻ ăn không hết, người lần không ra (Đào Loan): Không phải cứ bỏ vốn đầu tư khách sạn là có thể kiếm lời. Nhiều chủ đầu tư đang phải vất vả tìm khách.

Tiếp thị bệnh viện: mảng trống còn bỏ ngõ (Hoàng Nhung): Với việc Nhà nước đẩy mạnh xã hội hóa y tế và dần đưa các bệnh viện công theo mô hình tự chủ tài chính, sự cạnh tranh thu hút khách hàng giữa các bệnh viện có chiều hướng gia tăng. Theo đó, dịch vụ tiếp thị y tế – bệnh viện được quan tâm nhiều hơn, nhưng cũng mới ở mức sơ khai.

Tổ chức công việc hiệu quả: vận hành và lập kế hoạch (Hồ Trọng Lai): Để tổ chức công việc sao cho hiệu quả, có ba phần chính. Phần đầu tiên là “thiết kế, tổ chức bộ máy” đã được trình bày trong số báo trước, số báo này trình bày phần tổ chức hoạt động cho bộ máy và lập kế hoạch hành động.

Bán tài sản thế chấp, khó trăm đường (Hải Lý): Nghị quyết 42 của Quốc hội đã cho phép VAMC thu giữ tài sản, bán đấu giá công khai theo giá thị trường và thu hồi nợ. Thực tế chứng minh quyền thì có, nhưng thực hiện được không và thực hiện như thế nào thì không dễ.

Chưa phải công ty đại chúng cũng phải lên sàn UpCom? (Đăng Linh): Bộ Tài chính cho biết sẽ có giải pháp bắt buộc các doanh nghiệp cổ phần hóa lên sàn UpCom, kể cả những doanh nghiệp chưa phải là công ty đại chúng.

Ngân hàng đã “mỉm cười” (Thụy Lê): Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/tổng lợi nhuận trước trích lập đã giảm từ mức 53% trong chín tháng năm 2016 xuống còn 49% trong chín tháng đầu năm nay.

VN-Index sẽ tiếp tục đi lên trong phân hóa! (Linh Trang): Định hướng chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cùng với những chuyển biến tích cực về mặt vĩ mô vẫn đang ủng hộ xu hướng đi lên của Vn-Index trong trung hạn.

Gió không thể thổi bay… lời nói (Nguyễn Thanh Lâm): Quan chức bây giờ không phải là “quan chi phụ mẫu”, và cho dù chẳng còn mấy ai nhớ và hiểu việc “làm đầy tớ nhân dân” thì việc hành xử theo luật là một yêu cầu bức thiết…

"Chuyện nhỏ" và quy trình (Đoàn Khắc Xuyên): Trong quản lý xã hội, nhất là trong việc chống tham nhũng, không có chuyện gì là “chuyện nhỏ”. Chấp nhận, xuê xoa chuyện nhỏ ắt sẽ dẫn tới tai họa lớn hơn.

Miếng ngon nhớ lâu! (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Cái hay của các cuốn sách, các chương trình giới thiệu ẩm thực là đọc xong, xem xong, người ta muốn đi tìm ăn mấy món đó. Quảng bá du lịch qua ẩm thực luôn là việc làm hiệu quả.

Không đâu ngộ như Sài Gòn! (Trần Huy Minh Phương): Chao ôi! Cuộc đời này cũng như bàn tay. Nếu chịu xòe ra thì hoa nở năm cánh yêu thương…

Đọc từ bản nháp (Bình Vương): Chẳng dễ nhận ra được vết tích sự nháp như những ngày xưa, có khi lại cảm thấy buồn! Giống như mãi dùng quen những món ẩm thực thành phẩm của công nghệ rồi, chợt thèm những món nấu cổ truyền thủ công vậy.

Định hình kinh tế Trung Quốc sau Đại hội 19 (TS. Phạm Sỹ Thành): Toàn bộ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của Trung Quốc được xác định là một quá trình: (i) giảm dư thừa sản lượng, (ii) giảm tồn kho, (iii) giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính, (iv) bù đắp cho các khu vực khó khăn, (v) giảm chi phí vốn.

Cộng đồng môi trường ASEAN: những thách thức ở tuổi 50 (Trần Thắng):  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đối mặt với nhiều lựa chọn liên quan đến tương lai phát triển năng lượng của mình.

Chuyến "leo núi" của Thủ tướng Abe (Minh Đức): Thủ tướng Nhật đã so sánh những nỗ lực của mình để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giống như việc các tay leo núi phải vượt qua 10 trạm nghỉ để lên tới đỉnh Phú Sĩ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới