Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 44-2017: Cho phép phá sản ngân hàng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 44-2017: Cho phép phá sản ngân hàng

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Sau những buổi thảo luận và những giải trình chi tiết từng điểm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng về dự thảo bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các đại biểu Quốc hội đứng trước việc thông qua hay không một trong những vấn đề lớn của quốc gia: luật cho phép ngân hàng phá sản. Chuyên mục Sự kiện và Vấn đề của TBKTSG tuần này bàn về chuyện phá sản ngân hàng.

Trong chuyên mục này, bài viết “Cho phép phá sản ngân hàng” của tác giả Hải Lý cho rằng việc Thống đốc NHNN đề xuất Quốc hội xem xét để mức chi trả tiền gửi cho khách hàng cao hơn 75 triệu đồng/người (tổ chức) như quy định của bảo hiểm tiền gửi có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy trong tương lai dần dần NHNN sẽ không “chống lưng” tuyệt đối cho mọi ngân hàng như hiện tại. Người gửi tiền sẽ phải chọn lựa tổ chức tín dụng (TCTD) nào đáng tin cậy để gửi gắm tài sản của mình, chứ không phải ngân hàng nào có lãi suất tiết kiệm cao nhất.

Còn tác giả Phan Minh Ngọc, trong bài viết “Nên dứt khoát với việc cho phá sản ngân hàng”, cho rằng phương án cho phá sản TCTD nên là một trong những phương án cần được xem xét song song với các phương án tái cơ cấu khác, thay vì là biện pháp cuối cùng.

Những bài viết khác trên TBKTSG số ra ngày 2-11-2017, xin giới thiệu bạn đọc:

Đằng sau “đỉnh tăng trưởng” là gì? (Mục Ý kiến): Tăng trưởng cao là điều tốt nhưng tốt hơn vẫn là chất lượng để có tăng trưởng bền vững.

Bộ máy và “biên chế” – ba điều lưu ý (Nguyễn Quang Đồng): Cải cách bộ máy luôn là công việc phức tạp và hàm chứa nhiều rào cản và thách thức từ trong nội bộ. Quyết tâm chính trị cần đi kèm với chiến lược thực thi một cách khoa học, thận trọng và phù hợp hơn.

Lỗ hổng BT (Tư Giang): Việc giao đất để trả cho nhà đầu tư hạ tầng trước khi hoàn thành công trình hạ tầng là không phù hợp vì cơ chế Nhà nước quy hoạch hạ tầng, đấu giá khu đất để trả cho nhà đầu tư lấy tiền xây dựng hạ tầng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Nên sớm có luật về PPP (Luật sư Nguyễn Tiến Lập): Đáng mừng là định hướng xây dựng một đạo luật riêng về PPP đã được Nghị quyết 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra. Còn trước mắt, ít nhất, nghị quyết này có tác dụng hãm phanh cái làn sóng BOT và BT trong thời gian qua.

Vận động theo… FinTech (Dương Nguyễn): Trước sự biến đổi của FinTech, các bên liên quan như các ngân hàng, các cơ quan chức năng… cũng buộc phải vận động liên tục, phải thay đổi sâu sắc đến từng “tế bào” mới có thể không bị bỏ lại phía sau. Liệu ADN của ngân hàng sẽ thay đổi? Và một thế hệ ngân hàng mới sẽ ra đời?

FinTech và ngân hàng qua góc nhìn từ người trong cuộc (Đức Tâm): FinTech không phải là mối đe dọa với ngân hàng mà sẽ là tác nhân cần thiết giúp ngân hàng phát triển tốt hơn.

Thị trường xăng dầu cạnh tranh đúng nghĩa vẫn còn xa (Minh Tâm): Nếu nhìn dưới góc độ giá vẫn do Nhà nước quản lý và nhất là việc gần 50% thị phần trên thị trường xăng dầu vẫn nằm trong tay một doanh nghiệp (Petrolimex) thì vẫn chưa thể có cạnh tranh… đúng nghĩa.

Khi các đặc khu đã khởi động trên đường băng (Tư Hoàng): Phải mất rất nhiều thời gian, công sức và cả nhận thức, dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt mới được hoàn chỉnh để trình ra Quốc hội…

Còn thiếu nhiều yếu tố để có đặc khu “đặc biệt” (Lê Thị Thiên Hương): Xây dựng luật về đặc khu là cơ hội để đưa ra các giải pháp phát triển toàn diện, lâu dài, táo bạo chứ không chỉ là nâng cao ưu đãi, hỗ trợ, mở cửa thị trường rộng hơn để thu hút đầu tư không có định hướng.

Điều tiết giá hồ tiêu thế giới: đừng để nông dân tự lo (Nguyễn Đình Bích): Nắm bắt được xu thế diễn biến của thị trường, nông dân nước ta sẽ có “bảo bối” trong tay để điều tiết thị trường hồ tiêu thế giới đúng hướng.

Phát triển cảng nước sâu: góc nhìn từ UNCTAD (Đặng Dương): Cạnh tranh trong thị trường trung chuyển quốc tế, một thị trường rất khắc nghiệt, mà cái bánh không lớn thêm hoặc thậm chí còn nhỏ lại, là một lựa chọn đầy rủi ro.

Sự lừa dối hào nhoáng trong kinh doanh (Thổ Ngọa): Xin hãy đừng quên, lý thuyết gia về chiến lược cạnh tranh Michael Porter đã từng nói “Mọi doanh nghiệp trên thế giới đều chỉ làm ra một thứ, mà không có thứ đó thì doanh nghiệp ấy phá sản, đó là khách hàng”.

Hàng giả xuất xứ: Nhà nước không vô can (Bùi Tâm An): Suy cho cùng, trong câu chuyện “bán mình” của không ít doanh nghiệp,  Nhà nước không hề vô can. Thậm chí, doanh nghiệp lỗi một thì Nhà nước lỗi mười.

“Made in Vietnam” trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Lương Hà): Độ “yêu nước” trong tiêu dùng của người Việt Nam lớn tới đâu? Người tiêu dùng chọn “xuất xứ” hay “thương hiệu”? Thế nào là tự hào đúng về khái niệm “hàng Việt Nam”?

Nhập ô tô vì ai? (Nam Đức): Một bước tiến của độc quyền kinh doanh, dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả khi nhà làm chính sách nói họ không cố ý, sẽ kèm theo một bước lùi về quyền lợi người tiêu dùng.

Khóm Tắc Cậu, gốm Bàu Trúc và chuyện sản phẩm bản địa (Đức Tâm): Điều may mắn là ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm về các sản phẩm bản địa và thổi vào đó những làn gió mới…

Tìm hướng đi cho dược liệu bản địa (Nguyễn Lan): Lý Tà Giàng người dân tộc Dao. Anh đại diện Công ty cổ phần Thảo dược Cao Nguyên Đá tham dự cuộc thi Khởi nghiệp nông nghiệp 2017 với dự án “Chuỗi giá trị dược liệu và nông sản Quản Bạ”.

Bảo hiểm tiền gửi bao nhiêu thì vừa? (Hồ Quốc Tuấn): Mức bảo hiểm tiền gửi cụ thể ra sao không quan trọng bằng việc nó phải cao để đủ tạo lòng tin vì nó là vấn đề kinh tế học hành vi rồi, không phải là chuyện tối ưu hóa bằng toán cổ điển nữa.

Bitcoin – cần có các khu vực thử nghiệm (Võ Đình Trí): Cần nhanh chóng có một số khu vực thử nghiệm để thí điểm và lựa chọn các mô hình, các nhân tố thành công, chuẩn bị là hình mẫu khi tiền mật mã được chấp thuận rộng rãi và phổ biến.

Chính sách tiền tệ: nới lỏng nhưng cần thận trọng (Linh Trang): Triển vọng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm nay đã khả thi hơn rất nhiều. Do đó, NHNN cũng không nhất thiết phải thúc đẩy hệ thống ngân hàng hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 21% bằng mọi giá nếu như xuất hiện những tín hiệu sớm về khả năng lạm phát sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát.

“Tỉnh giấc” với nợ xấu – ngân hàng vội vã tái cấu trúc nguồn thu (Hồ Lê): Các ngân hàng không chỉ cần tăng cường phát triển các dịch vụ thanh toán áp dụng công nghệ số mà nên sớm mở rộng xây dựng thêm các dịch vụ quản lý tài sản, giữ hộ và tư vấn tài chính.

Ưu tiên thêm cho xe buýt? (Quỳnh Thư): Nói chuyện xe buýt vàng ở Mỹ để nêu bật ý rằng muốn thuyết phục người dân đi xe buýt thì sự an toàn và tiện lợi là những tiêu chí hàng đầu phải thực hiện cho bằng được.

Rào cản chuyện sinh thêm con (Hoàng Nhung): Lần đầu tiên sau hơn 50 năm, Việt Nam thay đổi chính sách dân số, từ sinh đẻ có kế hoạch sang “nới lỏng” mức sinh. Tuy nhiên, không phải ai muốn sinh thêm con cũng là chuyện dễ dàng…

Singapore: một mô hình cho Đông Dương? (Lê Hữu Huy): Ước mơ Sài Gòn (Hà Nội hay Đà Nẵng) sẽ có những thứ tương tự, thậm chí tốt hơn Singapore, là một thực tế day dứt với nhiều người Việt Nam.

Quê ngoại (Đặng Quỳnh Giang): Quê ngoại trong tôi, là bức tranh sinh động, đầy sức sống trong “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ; là cái êm đềm, xa vắng, quạnh hiu trong “Hai chị em” của Thạch Lam…

“Cuộc đại tu toàn diện” của Ảrập  Saudi (Minh Đức): Ảrập Saudi đang thực hiện một chiến lược quyết liệt để tăng cường tự do hóa xã hội, đa dạng hóa nền kinh tế, trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh khiến ngân sách bị thu hẹp.

Trung Quốc nỗ lực làm sạch môi trường và giảm sản lượng công nghiệp (Thái Bình):  Ở nhiều trung tâm công nghiệp của Trung Quốc, nỗ lực làm sạch môi trường và giảm sản lượng công nghiệp dư thừa đã bắt đầu có tác động: các lò cao đã nguội, đèn đuốc đã tắt và công nhân nhập cư đang bắt đầu quay trở lại cố hương.

APEC tạo động lực mới cho doanh nghiệp (Minh Đức): Chương trình nghị sự của Hội nghị APEC năm nay sẽ gắn liền với việc cụ thể hóa chủ đề “Cùng tạo động lực mới, vun đắp tương lai chung”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới