Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 46-2020: Đi tìm cơ cấu nguồn điện bền vững

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 46-2020: Đi tìm cơ cấu nguồn điện bền vững

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Từ lâu, thế giới đã chứng kiến sự lên ngôi của điện mặt trời và điện gió. Còn dự thảo quy hoạch điện 8 của Việt Nam thì chưa tận dụng xứng đáng tiềm năng của năng lượng tái tạo, và vẫn đề xuất tiếp tục xây thêm nhiệt điện than cùng thủy điện sau năm 2020.

Trong bài viết tựa đề Việt Nam vẫn “mê” nhiệt điện than? của Nguyễn Đăng Anh Thi trên TBKTSG sáng mai, 12-11, tác giả đề xuất cơ cấu nguồn điện bền vững cho Việt Nam dựa trên ba định hướng: (i) không xây mới các dự án nhiệt điện than cũng như thủy điện để không xâm hại thêm đất rừng; (ii) phát triển nhiệt điện khí để củng cố phụ tải nền và tăng độ linh hoạt cho hệ thống; (iii) phát triển điện mặt trời và điện gió ở mức không tạo ra thách thức kỹ thuật quá lớn cho lưới điện.

Về hậu bầu cử Tổng thống Mỹ, số báo tuần này có các bài viết:

Kinh tế Mỹ dưới thời ông Biden (Nguyễn Vũ): Ông Joe Biden được cho là sẽ trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46. Dựa vào các phát biểu trong quá trình tranh cử, người ta có thể dự báo ông sẽ không tìm cách đảo ngược xu hướng bảo hộ mới của Mỹ trong những năm gần đây. Với Trung Quốc, ông có thể lịch sự hơn ông Trump nhưng vẫn cứng rắn và sẽ huy động các nước đồng minh đối phó Trung Quốc, sẽ không vội rút các sắc thuế đánh lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, vẫn cấm cửa Huawei và cảnh giác trước công nghệ Trung Quốc.

Ẩn số Covid-19 và gói hỗ trợ kinh tế (Hồ Quốc Tuấn): Hãng tin Bloomberg cho rằng chẳng phải ông Trump hay ông Biden mà thị trường cổ phiếu Mỹ hậu bầu cử mới là người thắng cuộc. Dù vậy, vẫn còn những ẩn số của thị trường trong thời gian tới gắn với các vấn đề: diễn biến dịch Covid-19, sự xuất hiện vaccine phòng bệnh, các chính sách tăng thuế và hỗ trợ kinh tế dưới thời ông Biden.

Truyền thông Mỹ có thiên vị? (Nguyễn Bảo Quốc): Quan sát thông tin bầu cử Tổng thống Mỹ, nhiều người dễ nhận ra báo, đài nước này cũng khá thiên vị. Ở Mỹ, đó là quyền tự do chính kiến.


TBKTSG số 46-2020: Đi tìm cơ cấu nguồn điện bền vững

Các đề tài thời sự khác:

Không phải rừng nào cũng… là rừng (mục Ý kiến): Chức năng quan trọng nhất của rừng không phải ở diện tích phủ xanh, điều mà các vườn cà phê hay cao su… cũng đáp ứng được, mà ở khả năng điều tiết nước, làm giàu cho đất, chống xói mòn – sạt lở và đa dạng sinh học.

Hạn chế mặt trái của bancassurance (TS. Võ Đình Trí): Để người đi vay không bị ép mua bảo hiểm nhân thọ không phù hợp với khoản vay, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm có quy định cho việc này.

Mobile money – bài học từ các nước (Lưu Minh Sang): Tiền di động được kỳ vọng trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh tài chính, tuy nhiên, cũng có một số quan ngại liệu đã thực sự phù hợp triển khai trong bối cảnh của Việt Nam.

Đừng quên, thị trường trong nước mới là bệ phóng để vươn ra thế giới (Dương Văn Học): Thị trường tiêu dùng trong nước lớn mạnh, gây dựng niềm tin vững chắc sẽ giúp chúng ta chống chọi những cam kết mở cửa thị trường ngày càng khắt khe.

“Lòng tham” ở UpCom (Triêu Dương): Sàn UpCom trở thành chốn nương thân của khá nhiều doanh nghiệp không đáp ứng sự minh bạch thông tin cũng như kết quả kinh doanh. Nhưng cũng vì thế nó trở thành một mảnh đất “màu mỡ” cho người chuyên làm giá cổ phiếu, đầu cơ lướt sóng…

Doanh nghiệp thép khởi sắc trong quí 3 (Linh Trang): Ngành thép không có doanh nghiệp báo lỗ trong quí 3-2020 nhờ sản lượng xuất khẩu tăng cao.

Ngân hàng chạy nước rút tăng vốn điều lệ (Thụy Lê): Gần đây, hàng loạt ngân hàng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu, chia thưởng, chia cổ tức bằng cổ phiếu. Khi mọi thứ còn ít nhiều thuận lợi, càng về cuối năm, các ngân hàng càng ra sức chạy đua hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ để tăng sức cạnh tranh.

Làn sóng xanh của lớp nhà đầu tư mới (Thành Nam): Chứng khoán bây giờ là kênh đầu tư thời thượng với sự tham gia của 2,8% dân số Việt Nam. Và chứng khoán vẫn còn dư địa đi lên trong dài hạn.

Chứng khoán tuần qua: VN-Index hồi phục, số tài khoản mới tăng kỷ lục (Thanh Thủy).

Nền kinh tế số và thách thức thu thuế (Trang Phạm): Khủng hoảng y tế, giãn cách xã hội, người tiêu dùng hướng tới sử dụng giao dịch thương mại điện tử, dịch vụ số. Nhưng nếu cơ quan thuế không thu được thuế trên nền tảng này thì sẽ thất thu thuế.

Để “không bỏ ai lại phía sau” (TS. Trịnh Tiến Dũng): Đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu nặng nề… làm gia tăng tình trạng nghèo đói của hàng triệu người thuộc các đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương. Trên bản đồ thế giới về xếp hạng mức độ sẵn sàng không bỏ sót ai, hiện Việt Nam mới ở mức “sẵn sàng một phần”, liệu chúng ta có thể làm gì để cải thiện?

Liên kết để vận hành du lịch an toàn (Huỳnh Kim): Trong khuôn khổ chuỗi hội thảo “Đi tìm diện mạo du lịch an toàn” do TBKTSG khởi xướng, thông điệp từ cuộc hội thảo diễn ra hôm 6-11 tại Cần Thơ là sự cần thiết phải xây dựng bản đồ du lịch an toàn cùng các đề xuất xây dựng liên minh du lịch an toàn để thực hiện đồng bộ các tiêu chí du lịch an toàn.

Nhà quê, nhưng khách mê! (Nguyễn Văn Mỹ):“Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa” – cái nét quê mùa vô giá vẫn còn hiển hiện ở ấp Cồn Chim (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) khiến du khách phải… “mê mệt”.

Hai góc nhìn về tách bạch chủ tịch hội đồng quản trị và CEO (LS. Thân Trọng Lý – Nguyễn Minh Anh): Theo Nghị định 71/2017, kể từ ngày 1-8-2020, chủ tịch hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh tổng giám đốc (hoặc giám đốc) của cùng một công ty đại chúng. Tuy nhiên, vẫn có những người theo quan điểm ủng hộ việc kiêm nhiệm.

Tài sản doanh nghiệp, nhìn từ sức khỏe cá nhân (Lê Hữu Huy): “Sức khỏe là vàng”, câu ngạn ngữ không xa lạ với nhiều người, nhưng với những nhà đầu tư có “con mắt tinh đời”, có một sự tương đồng khá thú vị giữa sức khỏe cá nhân và tài sản doanh nghiệp.

Ưu tiên thắt chặt hệ thống quản lý rủi ro (Hải Lý phỏng vấn ông Jeremy Chen, quyền Tổng giám đốc SCB): “Tôi có niềm tin mãnh liệt vào tiềm năng của thị trường tài chính (Việt Nam)… (Ở SCB), tôi tập trung xử lý các vấn đề tài chính nhằm mang lại sức khỏe tài chính cho ngân hàng…”.

Cột mốc khó quên ở tuổi 45 (Đào Loan gặp gỡ ông Nguyễn Hữu Y Yên, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist): “Khó khăn còn kéo dài bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng công ty đã chuẩn bị vượt “bão” với nguồn nhân lực được bảo toàn và sức mạnh thương hiệu”.

Nhìn thấy gì từ vụ đình chỉ IPO của Ant Group? (Lạc Diệp): Thương vụ IPO kỷ lục của Ant Group tại các sàn chứng khoán Thượng Hải và Hồng Kông phải tạm hoãn trước sức ép từ Bắc Kinh. Đây là ví dụ mới nhất về những mâu thuẫn tài chính ngày càng gia tăng trong bối cảnh các công ty công nghệ tài chính mới nổi xâm nhập vào các lĩnh vực vốn dĩ hoàn toàn thuộc về ngân hàng trung ương và các ngân hàng truyền thống.

Vì sao người ta sợ AI đến thế? (Thư Kỳ): Một hệ thống thông minh thật sự sẽ làm loài người mất cảnh giác, không hề hay biết nó đang hủy hoại chúng ta.

Mặt trăng và sa mạc (Sơn Tùng): Không chỉ một lần, Thủ tướng đã đề cập nguy cơ “sa mạc hóa” Tây Nguyên. Và những gì thực sự diễn ra đang cho thấy nguy cơ đó.

Manneken Pis ở Bruxelles – tượng nhỏ, tầm vóc lớn (Ngọc Trân): Tượng đồng thằng bé đứng tè – Manneken Pis là di sản văn hóa có tầm vóc vượt ra ngoài biên giới nước Bỉ.

Bầy vượn đen và nỗi lo tuyệt chủng (Đào Quang Minh): Cuộc nghiên cứu về vượn đen má trắng siki ở Trường Sơn năm nay ghi nhận con số giảm nhiều so với khoảng 1.000 cá thể thuộc 347 đàn (số liệu khảo sát giai đoạn 2016-2019).

Các tản văn Ầu ơ con nước lớn rồi (Nghiêm Quốc Thanh); Đôi khi định mệnh thử thách ta (Hoàng My).

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới