Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 46: Giá dầu và nền kinh tế

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 46: Giá dầu và nền kinh tế

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Đầu tuần này, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách năm 2015. Theo đó, giá dầu thô dự toán vào khoảng 100 đô la Mỹ/thùng dù giá dầu thô đã giảm mạnh từ cuối tháng 8 đến nay. Chuyên mục Sự kiện và vấn đề của TBKTSG số 46 đề cập đến chuyện giá dầu và nền kinh tế.

Bài viết “Dầu ngày càng nhẹ hơn” của Ngọc Lan phân tích bức tranh ngân sách năm nay, nhìn từ biến số giá dầu, với nhận định “sẽ an toàn” vì  mới qua chín tháng mà  tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã  gần chạm đích kế hoạch khai thác, xuất khẩu, nộp ngân sách cả năm và dự toán khoản thu từ dầu thô luôn thấp hơn nhiều so với thực tế. Vấn đề là Quốc hội đã chuẩn bị những giải pháp bổ sung gì cho việc cân đối ngân sách trước xu hướng giá dầu vẫn tiếp tục giảm trong năm tới.

Bài viết khác, “Dầu thô và ngân sách” của Hải Lý, đi tìm lời giải cho câu hỏi: trong ngắn hạn, nguồn thu nào sẽ bù đắp cho số hụt thu từ dầu khí nếu giá dầu quốc tế còn rơi. Theo đó, phương thức khả dĩ mà Bộ Tài chính không thể không tính tới là  nâng thuế suất nhập khẩu xăng dầu.

Cũng nằm trong chuyên đề này, “Cú sốc giá dầu?” là trao đổi của Mỹ Lệ với các chuyên gia kinh tế- TS Lê Hồng Giang và TS Phạm Thế Anh- về tác động của việc giá dầu giảm đến tổng thể nền kinh tế nói chung và ngân sách nói riêng và giải pháp phòng vệ.

Ngoài ra, còn có nội dung nghiên cứu của nhóm nghiên cứu dầu khí Houston về tác động hai mặt của việc giá dầu giảm.

TBKTSG số ra ngày thứ Năm, 13-11-2014 còn có nhiều tin, bài thời sự khác, mời các bạn đón đọc:

Muốn tăng lương, hãy tinh giản biên chế – Mục Ý kiến: Một giải pháp khả thi cho vấn đề này đã được bàn đi bàn lại không biết bao nhiêu lần, lại không được thực hiện đến nơi đến chốn.

Ngân sách vẫn là bầu sữa cho sự lạm dụng – Tư Giang: Không quy được trách nhiệm cá nhân, không tạo sức ép cho trách nhiệm giải trình, không đảm bảo công khai minh bạch, ngân sách nhà nước sẽ tiếp tục là bầu sữa cho sự lạm dụng.

Để tăng lương phải giảm bớt người – Thùy Dung:  Với phương án tăng lương như hiện nay thì tiền lương ngày càng trở thành trợ cấp chứ không phải tiền lương theo đúng nghĩa của nó. Để có nguồn tăng lương, cần phải cắt giảm những người làm việc không hiệu quả.

Hai điều chưa nói về nợ công – Nguyễn Vạn Phú: Điều thứ nhất: Tỷ lệ nợ công trên GDP được “điều chỉnh” giảm mạnh. Thứ hai: Bộ Tài chính đã lỡ hẹn trong nhiệm vụ công khai số liệu về nợ công.

Tư duy ‘chọn-bỏ” – Nguyên Lê: Môi trường đầu tư nói chung cần nhiều những tư duy và hành động “chọn-bỏ” hơn nữa, bên cạnh  tư duy “chọn-bỏ” đối với việc cấp phép các ngành nghề kinh doanh thể hiện trong dự thảo Luật Đầu tư.

Bệnh nghiện mua sắm thiết bị của ngành y tế – Hoàng Nhung: Một thực tế lãng phí, chưa ai tính hiệu quả đầu tư và câu hỏi về tình trạng chi hoa hồng, hối lộ…

Cân đối quỹ bảo hiểm xã hội từ góc nhìn lương hưu – Trần Đình Duy: Cần xem lại cách tính lương hưu, nên ở mức tối đa là 60% thay vì 75% lương trước khi nghỉ – Một ý kiến trên một Diễn đàn, để bạn đọc tham khảo và phản biện.

Dự án sân bay Long Thành: vấn đề đạo đức và phương pháp tính – Trần Ngọc Thơ: Dù tính toán bằng phương pháp nào thì vấn đề đạo đức vẫn là điều mang tính quyết định khi diễn dịch số liệu và kết quả.

Bế tắc của một bộ luật hay bế tắc của tư duy? – Tư Giang: Dự thảo Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ giúp chấn chỉnh lại những trường hợp đau đớn như ở Vinashin, Vinalines nhưng thật đáng tiếc, hầu hết các vấn đề then chốt lại chưa được xử lý.

Doanh nghiệp chưa dám “mơ”, nông dân chưa thể cất cánh – Thùy Dung: Tỷ trọng vốn đầu tư của cả xã hội vào nền nông nghiệp đang có xu hướng giảm, cả khu vực trong và ngoài nước. Theo nhiều chuyên gia, để nông nghiệp có thể ‘cất cánh”, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp phải mạnh dạn và dám ‘mơ”.

Hụt hơi trên đường đua – Đình Dũng: Rốt cuộc, những doanh nghiệp đang làm các dự án nhà ở xã hội lại là những người phải lo lắng nhiều hơn khi chính sách dành cho phân khúc nhà ở này đang được nới lỏng theo hướng có lợi cho các dự án nhà ở thương mại.

TPP lại bị kéo dài – Tiểu Minh: Ở APEC Bắc Kinh tháng 11, các bộ trưởng gặp nhau, rồi các nguyên thủ gặp nhau mà chẳng có một tuyên bố nào được đưa ra.

Đốt cháy giai đoạn bằng… margin! – Lưu Hảo: Sự tăng trưởng bất ngờ của margin đang làm thay đổi bản chất kênh huy động vốn của chứng khoán.

“Quyết liệt” trên giấy thôi không đủ – Phan Minh Ngọc: Bộ Tài chính lại thêm một lần nữa thừa nhận rằng quá trình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm hơn so với yêu cầu đặt ra. Lại những lý do cũ.

Gỡ sở hữu chồng chéo ngân hàng – Hồng Phúc: Điều quan trọng không phải là bỏ sở hữu chéo về mặt hình thức bằng cách ghép các ngân hàng lại với nhau hay thay tên ông chủ trên giấy tờ nhưng bản chất vẫn thế.

Yêu cầu cao, dễ thành cản trở! – LS Trương Thanh Đức: Vai trò của luật là tạo ra mặt bằng và luật chơi tối thiểu chứ không phải là lo thay cho thị trường bằng cách đặt ra những điều luật trói buộc quyền tự quyết của doanh nghiệp.

Bài học giải quyết khủng hoảng – Đinh Hồng Kỳ: Chắc chắn là nếu chúng ta không tự giải quyết các câu chuyện như vào bệnh viện phải đưa phong bì, cảnh sát giao thông đòi mãi lộ… thì những công bố của BusinessInsider, Việt Nam là 1 trong 20 nước được đánh giá là đáng sống nhất với các nhà đầu tư nước ngoài chỉ mang lại sự khôi hài mà thôi.

Tìm đường vươn ra thế giới – Quốc Hùng: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn ra khỏi biên giới nhưng con đường khai phá thị trường của họ nhiều gian nan và mang tính tự phát.

Bài toán giữ giá tour – Đào Loan: Hàng loạt nguyên nhân như một số đồng ngoại tệ mất giá, giá dịch vụ trong nước tăng cao… khiến việc giữ giá tour cho khách quốc tế đến Việt Nam càng khó hơn bao giờ hết.

Đổi mới lãnh đạo là điều kiện tiên quyết – Nguyễn Thiện: Đổi mới người đứng đầu để họ không bị vướng bận gì với những quan hệ chằng chịt trong bộ máy doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để có thể cải cách triệt để doanh nghiệp nhà nước.

3 ưu điểm của “CEO kỹ thuật” – Duy Khánh: Họ nắm vững phương pháp giải quyết vấn đề mang tính hệ thống.

“Bạo lực miệng” với trẻ nhỏ – BS Kiều Thanh Hà: Nuôi con nên vóc nên hình đã khó, chăm lo sức khỏe tinh thần cho con cái còn khó hơn nhiều.

Các công ty nước ngoài sa lầy ở Nga – Minh Đức: Những căng thẳng địa chính trị âm ỉ của cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang khiến cho việc làm ăn của các công ty phương Tây ở Nga trở nên bất ổn.

Apec 2014 và ‘vị thế mới” của Trung Quốc – Huỳnh Hoa: “Trung Quốc muốn sống hài hòa với tất cả các nước láng giềng”, ông Tập Cận Bình tuyên bố. Nhưng thông điệp của ông có được đón nhận hay không còn tùy thuộc vào hành động của Bắc Kinh chứ không chỉ dựa vào lời nói.

Lux Leaks- Cuộc chơi bí mật của các đại gia – Quang Dũng: Có điểm gì chung giữa Apple, Amazon, Pepsi…và khoảng hơn 300 tập đoàn đa quốc gia khác? Tất cả đều có ít nhất một chi nhánh ở Luxemburg và đều chia sẻ sự căm ghét đối với thuế khóa!

Xin đừng là chuyện lạ! – Bùi Tâm An: Ước gì ngày càng có nhiều câu chuyện “như trong tiểu thuyết” mà bạn tôi đã gặp, ước gì ở đâu tôi cũng phục vụ như ở bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM. Những việc bình thường, xin đừng là chuyện lạ!

Truyền và thông! – Nguyễn Thị Hậu: Quyền lực của cơ quan truyền thông là ở quyền có thông tin và đưa thông tin nhanh chóng, chính xác, khách quan ra xã hội. Xã hội cần có nhiều phương tiện thông tin chia sẻ quyền lực này.

Muốn phát triển, phải đánh đổi? – Nguyễn Hữu Thiện: Muốn phát triển thì phải đánh đổi, không thể khư khư giữ môi trường mãi được. Thủy điện Mê kông không ảnh hưởng nghiêm trọng đến Đồng bằng sông Cửu Long? Không, đó là những… ngộ nhận!

Xe đạp-quen mà lạ – Công Thắng: Không biết có bao nhiêu người còn “nhớ thương hoài chẳng nguôi” chiếc xe đạp cũ với mối tình nghèo nhưng lãng mạn ngày xưa. Có điều chắc chắn là rất nhiều người trong số đó cần đạp xe hàng ngày (hoặc đi bộ) để tập cho cái bụng gọn lại, đôi chân dẻo dai và để cảm nhận mọi thứ qua con mắt của người đạp xe trên đường phố xô bồ.

Mắt đèn dầu – Lê Minh Nhựt: Nhớ đèn dầu không phải là nhớ cái ánh sách tù mù, đỏ quạnh của nó mà là nhớ thứ không gian chậm rãi, ấm cúng, đậm mùi người.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới